BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

Giám đốc ngồi xe lăn tạo việc làm cho 700 lao động

  Ngày: 13/05/2015
Bị khuyết tật do sốt bại liệt từ nhỏ, bà Vũ Thị Kim Hòa (Đà Lạt) chọn nghề đan len để tự nuôi sống bản thân và hiện làm chủ doanh nghiệp với 35 nhân viên và hàng trăm đầu mối gia công.


Giám đốc ngồi xe lăn tạo việc làm cho 700 lao động
Ngồi trên xe lăn nhưng bà Hòa vẫn điều hành doanh nghiệp hoạt động ổn định với 35 công nhân chính quy cùng khoảng 700 lao dộng thời vụ.

Bà Vũ Thị Kim Hòa sinh ra tại Nha Trang, lên 3 tuổi bị sốt bại liệt nên việc đến trường cũng bị chậm mấy năm so với bạn cùng trang lứa.

Lên 5 tuổi, cả gia đình chuyển lên Đà Lạt sinh sống. Học xong lớp 12, bà Hòa xác định cánh cửa đại học không phải là con đường rộng mở và thuận lợi cho những người như mình nên chuyển qua học nghề. Cuối thập niên 80, nghề đan len ở Đà Lạt rất thịnh hành, thu hút khoảng 40% lao động nữ địa phương. Chỉ sau 3 tháng học nghề, bà đã làm thành thạo các mẫu sản phẩm.

Khi đó, vì không có tiền mua len nên mẹ bà phải bỏ vốn giúp ban đầu. Sản phẩm làm ra được đi bỏ mối, ký‎ gửi tại những quầy hàng trong các khu du lịch. Bà nhớ, đợt hàng đầu tiên thu về được 200.000 đồng, tương đương tiền len để đan được vài chục chiếc áo, đã giúp bà có những đồng vốn đầu tiên để tự xoay vòng mua nguyên phụ liệu. Cảm giác của bà lúc đó rất hạnh phúc vì có thể tự làm việc và nuôi sống bản thân.

Cứ thế, nghề đan len tiến triển khá suôn sẻ, tuy thu nhập chỉ ở mức đủ sống nhưng đó là mơ ước của rất nhiều người khuyết tật. Một thời gian sau, để đảm bảo nguồn hàng cung ứng theo mẫu mã được đặt, bà Hòa gọi thêm 5 người cùng cảnh ngộ làm chung, tiền công tính theo sản phẩm, ai làm nhanh, bỏ nhiều thời gian cho công việc thì thu nhập khá hơn. Cố gắng làm hết sức mình, một phần cũng vì bị khuyết tật, ít giao du bạn bè nên bà Hòa không dám nghĩ tới chuyện lập gia đình. Mãi đến năm 36 tuổi, bà mới lên xe hoa với một tài xế của công ty du lịch. Ba năm sau, hai vợ chồng có một bé gái nay đã 14 tuổi.

Năm 2007, thấy mấy chị em cặm cụi làm việc chỉ bằng 2 que đan, thiếu nhiều phương tiện máy móc, các nhà sư ở Thiện viện Vạn Hành Đà Lạt đã vận động và tặng 2 máy đứng dùng để kéo gấu áo, 2 máy dệt kim cùng một chiếc máy trợ thính cho một thành viên bị khiếm thính. Có thêm máy móc, số lượng sản phẩm của nhóm làm ra tăng nhanh. Sau khi tính toán, bà Hòa đứng ra quy tụ thêm một số người khyết tật nữa để thành lập Hợp tác xã đan len Phước Hòa trong căn nhà gỗ rộng 20m2, sản phẩm làm ra cũng vẫn là mang đi bỏ mối cho các quầy hàng và một số được đưa đi các tỉnh. Tuy nhiên giai đoạn này, sức tiêu thụ hàng len không mạnh, mẫu mã lại bị bắt chước, nên hàng làm ra chất đống khó tiêu thụ. Khó khăn nữa là nhiều khách hàng ngại mua sản phẩm của người khuyết tật vì sợ sản phẩm không sắc sảo, hoàn hảo, nên cuộc sống của các chị em gặp khó khăn, một số người bỏ cuộc.

Năm 2010 may mắn bất ngờ đến khi hợp tác xã có được đơn đặt hàng từ thị trường Campuchia trị giá 200 triệu đồng. Từ đơn đặt hàng này, công việc của bà Hòa cùng mọi người phất lên khá nhanh và còn nhận thêm được nhiều đơn hàng mới. Để để lấy pháp nhân làm việc với các đối tác, bà quyết định thành lập công ty mang tên Trúc Quỳnh, nhưng trên thực tế vẫn hoạt động theo mô hình hợp tác xã. Hiện tại hàng len của công ty được xuất đi thị trường các nước Đông Âu, Thái Lan, Nhật…

"Mẫu mã và chủng loại sản phẩm đã đa dạng, đơn cử như thị trường Nhật chuộng đặt những tấm màn cửa, móc chìa khóa, khăn lót dưới bình hoa, đế kê nồi cơm… Mỗi năm, ngoài thị trường trong nước là các siêu thị và chợ thì công ty còn xuất khẩu từ 4 đến 5 container hàng len", bà Hòa cho biết.

Để có nguồn hàng lớn, đòi hỏi đúng thời gian, bà Hòa đã tìm đến những tổ hợp tác, hợp tác xã đan len của người khuyết tật và cả không khuyết tật để đặt hàng gia công theo mẫu. Những hợp tác xã đan len của người khuyết tật tại các huyện như Đức Trọng, Lâm Hà, Đà Lạt, Bảo Lộc đều gia công cho công ty của bà và thêm vài cơ sở nữa ở tỉnh Ninh Thuận.

Bà Hòa cho biết, công ty Trúc Quỳnh còn đặt hàng cho các cá nhân đơn lẻ và thu hút một số lao động nữ bị khuyết tật từ các tỉnh thành khác lên Đà Lạt học nghề đan len, sau đó gia công sản phẩm cho công ty. Ngoài việc tự thiết kế mẫu sản phẩm mới, bà còn phát động những cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm mới cho chị em công nhân, mẫu nào được chọn sản xuất thì tác giả mẫu hàng đó được hưởng phần trăm trên sản phẩm làm ra. Theo bà Hòa, số người đang gia công hàng cho Công ty Trúc Quỳnh hiện lên tới 700 người. Thu nhập từ nghề đan len khá ổn, thợ mới vào nghề cũng có thể làm được trên 2 triệu đồng mỗi tháng, khá tốt cho một người khuyết tật, còn người làm giỏi thu nhập trung bình cũng 5-7 triệu.

Nữ giám đốc tật nguyền này cho biết bà trực tiếp điều hành công ty từ tất cả các khâu như văn phòng, thị trường và giao dịch… với 35 nhân viên chính quy, mà rất ít khi đi ra ngoài do vận động khó khăn.

Quốc Dũng

Nguồn:  VnExpress
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Tỷ phú cá tra còn sót lại - 07/05/2015
Tỷ phú cá tra còn sót lại NEWS21858
Trong khi nhiều tỷ phú cá tra miệt sông nước miền Tây dần trở thành “Chúa Chổm” khi ngành cá tra bắt đầu lao dốc từ năm 2008, thì ông Nguyễn Văn Đời (ấp Tân An, xã Tân Phong, huyện Cai ...
Xem thêm
"Hai Lúa" bỏ hàng chục tỷ mua núi làm du lịch - 06/05/2015
"Hai Lúa" bỏ hàng chục tỷ mua núi làm du lịch NEWS21858
Nặng lòng với nét đẹp nguyên sơ của núi Két - 1 trong 7 ngọn núi của vùng Thất Sơn, An Giang, anh nông dân Sơn Đào đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng để “mua núi” làm du lịch.
Xem thêm
Những nông dân làm giàu nhờ... lên núi - 05/05/2015
Những nông dân làm giàu nhờ... lên núi NEWS21858
Họ bị gọi là "điên", là "khùng" khi bỗng dưng một ngày từ bỏ chốn phồn hoa đô thị - nơi vốn được coi là "mảnh đất màu mỡ" để kiếm tiền... mà đến với những mảnh đất "chó ăn đá gà ăn sỏi" ...
Xem thêm
Bỏ buôn lậu, chí thú ruộng vườn mà thành tỷ phú - 04/05/2015
Bỏ buôn lậu, chí thú ruộng vườn mà thành tỷ phú NEWS21858
Ở huyện biên giới Đức Huệ (Long An), nhiều người từng tham gia buôn lậu, sau một thời gian “trả nợ” pháp luật, họ bỏ nghề và chí thú với ruộng vườn đã trở thành tỷ phú nông dân.
Xem thêm
Vợ chồng nông dân trẻ thu nhập 300 triệu đồng một năm - 03/05/2015
Vợ chồng nông dân trẻ thu nhập 300 triệu đồng một năm NEWS21858
Nhờ vào chăn nuôi gà, từ một hộ nghèo ở địa phương, vợ chồng anh Trí (Phù Mỹ, Bình Định) trở thành nông dân trẻ sản xuất giỏi với thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm.
Xem thêm
Trồng 100m2 rau rừng, thu hơn 40 triệu đồng một năm - 24/04/2015
Trồng 100m2 rau rừng, thu hơn 40 triệu đồng một năm NEWS21858
Ba loại rau rừng là bầu đất, lỗ bình và cần dại đang được thu mua với giá trung bình 30.000 đồng một kg.
Xem thêm
Thủ lĩnh nông dân đi tiên phong bằng vườn cây 300 triệu - 21/04/2015
Thủ lĩnh nông dân đi tiên phong bằng vườn cây 300 triệu NEWS21858
Khi được nhận vai trò “thủ lĩnh”, ông nhận thấy để hội viên nông dân (ND) thoát nghèo, thay đổi tư duy làm ăn, cần phải có người đi tiên phong hiệu quả, ND thấy hay mới học tập, làm theo.
Xem thêm
Bỏ việc nhà nước, nữ kiến trúc sư về bán cây - 20/04/2015
Bỏ việc nhà nước, nữ kiến trúc sư về bán cây NEWS21858
Bỏ việc nhà nước, lập nghiệp với nghề thiết kế cây cảnh trong bình thủy tinh, đến nay sau 6 tháng kinh doanh xưởng cây của Kiều Oanh đã cho doanh thu 40 triệu đồng/tháng.
Xem thêm
Tỷ phú nông dân Việt xuất ngoại... dạy trồng cây - 20/04/2015
Tỷ phú nông dân Việt xuất ngoại... dạy trồng cây NEWS21858
Chỉ sau khoảng 10 năm trồng rừng, không ít bà con nông dân địa phương nhiều tỉnh miền Trung đã trở thành những tỷ phú. Có nông dân giỏi còn được tổ chức quốc tế mời ra nước ngoài để dạy ...
Xem thêm
Kỹ sư xây dựng khởi nghiệp với quán lẩu sinh viên - 18/04/2015
Kỹ sư xây dựng khởi nghiệp với quán lẩu sinh viên NEWS21858
Bỏ công việc Nhà nước với đồng lương ít ỏi, anh Vũ Đình Khánh (Hải Dương) trở thành ông chủ quán lẩu với doanh thu hơn trăm triệu đồng một tháng.
Xem thêm
Những tỉ phú giữa rừng xanh - 15/04/2015
Những tỉ phú giữa rừng xanh NEWS21858
Đổi 20kg sâm Ngọc Linh lấy một chiếc ôtô, bỏ ra 200 triệu đồng để học lấy bằng lái xe, nhưng mọi thứ phải gửi lại miền xuôi rồi leo dốc về làng hơn ba giờ đi bộ.
Xem thêm
Thu nhập hơn trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi bồ câu Pháp - 15/04/2015
Thu nhập hơn trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi bồ câu Pháp NEWS21858
Thất bại với giống bồ câu sẻ, anh Sơn kiên trì tìm tòi thử nghiệm và áp dụng khoa học kỹ thuật để bén duyên với bồ câu Pháp.
Xem thêm
Trồng mộc nhĩ “trúng” hơn buôn gỗ, buôn trâu - 14/04/2015
Trồng mộc nhĩ “trúng” hơn buôn gỗ, buôn trâu NEWS21858
Anh Nguyễn Tuấn Anh (SN 1988), ở thôn Mơ, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa được nhiều người coi là “chuyên gia” mộc nhĩ ở vùng miền núi này.
Xem thêm
Nữ kiến trúc sư lập nghiệp với nghề thiết kế cây cảnh - 14/04/2015
Nữ kiến trúc sư lập nghiệp với nghề thiết kế cây cảnh NEWS21858
Trong khi loay hoay chưa tìm được công việc phù hợp với nghề đã học, Oanh tình cờ bị cuốn hút bởi sản phẩm terrarium (trồng cây xanh trong bình thủy tinh).
Xem thêm
Bỏ nghề điện về chăn nuôi, lãi 200 triệu đồng/năm - 03/04/2015
Bỏ nghề điện về chăn nuôi, lãi 200 triệu đồng/năm NEWS21858
Trước khi trở thành nông dân giỏi với mô hình kinh tế trang trại, anh Nguyễn Văn Phú (xã Hồng Phong, Ninh Giang, Hải Dương) từng học trung cấp nghề điện và là công nhân nhà máy điện ở Hòa
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » Giám đốc ngồi xe lăn tạo việc làm cho 700 lao động
Đang xem » Giám đốc ngồi xe lăn tạo việc làm cho 700 lao động