BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Nhà đẹp » Sinh vật cảnh » Cây cảnh- Hoa cảnh- Bonsai » Bonsai » Kỹ thuật Bonsai » Chi tiết tin

Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai

  Ngày: 07/04/2010
Khi làm 1 cây bonsai ai cũng muốn cho mình có được 1 cây bonsai có bộ tàn với xương chi dày đẹp như một cây cổ thụ thiên nhiên. Nhưng để làm được 1 bộ xương chi như vậy không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn, thời gian, chịu khó mà còn đòi hỏi cả những kinh nghiệm và kỹ thuật mới làm được. Một số bạn cũng nuôi chi 2-3 năm nhưng chi vẫn là 1 chi thẳng tuột, hoặc cùng lắm được 1-2 nhánh rẽ ngang gọi là.


Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai

Thực ra kĩ thuật cũng không đòi hỏi phải thực hiện nhiều khó khăn lắm, chỉ cần theo dõi việc phát triển của cây và tác động đúng thời kì là chi có thể ra nhiều xương thứ cấp được.

Trước hết phải xác định ‘như thế nào là 1 bộ xương chi đẹp” :
Một bộ xương chi đẹp là 1 bộ xương có dày, kín nhưng phải thông thoáng, đảm bảo được vấn đề quang hợp sinh lí của cây, đồng thời tạo nên một nét đẹp thẩm mỹ cho cây. Các chi con không bị chồng chéo ăn gian hay làm như cái tổ quđể làm tròn tán ạ. Bộ xương phải tạo được nhiều cấp độ xương thứ cấp (chi con) tối thiếu là chi cấp 3.

A. Cách thức để tạo chi thứ cấp:

1. Cây loại lá to (gân hình mạng)
a. Cây bị rụng lá như mai chiếu thủy lá kim giòn, khế, sam núi....:
Loại cây có lá hay bị vàng lá khi già, tự rụng hay không tự rụng, đối với loại cây có như vậy phải chịu khó theo dõi thời điểm vàng lá và rụng lá của cây, khi lá vàng khoảng 30% diện tích lá cũa cây thì tuốt hết toàn bộ là trên cây, kể cả lá còn xanh. Sau đó đợi đến khi mầm mới mọc ra khoảng 3 ngày thì bón thúc phân hữu cơ đậm đặc cho cây. Các mầm con sẽ mọc dài ra, chọn các mầm thích hợp để tạo chi thứ cấp tiếp theo. Tương tư như vậy làm các chi thứ cấp thấp hơn.

 
Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai
  
Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai

Có lần các bạn cũng hỏi về cách làm chi cho cây sơn liễu, cũng áp dụng cách thức này vì sơn liễu cũng là loại vàng và rụng lá. Một số bạn cho rằng sơn liễu không làm xương chi được nhưng đó là quan niệm sai, bởi vì sơn liễu hay bất kì loại lá nào, đốt lá mọc sát nhau và có khả năng này mầm cao thì là điều kiện lí tưởng để tạo xương nhất. Cụ thể như bộ xương của cây sơn liểu đang ở trong vườn này:
 
Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai
 
Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai
 
Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai

Và việc tạo hoa cho cây sơn liễu thì bón cùng lúc với lúc bón phân hữu cơ thúc lá loại phân dơi hoặc NPK 10-10-30.
 
Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai
 
b. Cây có lá xanh quanh năm như MCT thuộc dòng thanh mai, sanh.....: Đối với những cây thuộc loại này, chỉ cần bấm đọt, lặt lá sát chân cành. Hoặc đối với loại lá to như sanh cắt bỏ nửa 1 lá cũng làm kích thích các mầm con ra nhiều để tạo xương con, hoặc có thể lặt hẳn hết lá khi lá đã thật già đồng bộ cây và cây phải được nuôi dưỡng trong tình trạng khỏe mạnh, phát triển tốt. Bón phân hữu cơ luôn ngay khi bấm đọt:
 
Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai

2. Đối với loại lá kim, lá dài (gân song song) : tuyệt đối không tuốt toàn bộ là vì có thể làm cây yếu hoặc chết hẳn. Để tạo xương, khi thấy lá già đồng bộ, dùng kéo sắc tỉa hết toàn bộ đầu ngọn chi (lá kim phải dùng tay bấm đọt), lặt 1 đoạn lá ở chân cành (nếu có chi thứ cấp cũng phải lặt luôn ở sát chân cành chi thứ cấp 
 
Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai
 
Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai
 
Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai

Các cách thức trên cũng có thể áp dụng đối với cả những cây thân thảo:
 
Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai

B. Cách uốn chi tạo xương:

Khi các mầm con đã đổi màu phải dùng dây nhôm nhỏ uốn ngay để tránh tình trạng chi bị cứng không uốn được, gây chi mọc lộn xộn hay rồi phải cắt bỏ làm lại. Khi uốn 1 bộ chi, thì uốn theo thứ tự chi nào to nhất thì uốn trước, chi nhỏ uốn sau, cứ như vậy uốn từ chi cấp 1 đến cấp 2...3, 4,5....
 
Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai

Lâm Ngọc Vinh

Nguồn:  Internet

Các bài đăng trước cùng danh mục   Kỹ thuật Bonsai
Cách tạo bonsai Tanuki - 01/03/2010
Cách tạo bonsai Tanuki NEWS3590
Giá trị của việc tạo ra một cây bonsai từ hai nguồn vật liệu cây riêng biệt (một trong hai là cây đã chết lâu năm) thường là một vấn đề tranh luận đáng kể trong cộng đồng bonsai phương ...
Xem thêm
Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (P.3) - 01/03/2010
Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (P.3) NEWS3590
Có những cành cây to quá, và rất dễ gãy, chúng ta không thể uốn theo vị trí mong muốn, vì vậy việc trước tiên là phải làm yếu cấu trúc của nó, rồi sau đó dùng dây quấn hay dây chằng để ...
Xem thêm
Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (P.2) - 01/03/2010
Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (P.2) NEWS3590
Những kỹ thuật mà chúng tôi đã nêu ở phần 1 của loạt bài viết này giúp tăng thêm khả năng uốn được những cành cây to, tuy vậy, nếu cành cây quá to hoặc quá giòn thì cũng không thể nắn ...
Xem thêm
Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (P.1) - 01/03/2010
Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (P.1) NEWS3590
Việc uốn cành, tạo dáng cho cây bonsai là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi bonsai nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm bonsai sẽ biết nên chọn ...
Xem thêm
Tạo rễ cho bonsai và cây kiểng - 01/03/2010
Tạo rễ cho bonsai và cây kiểng NEWS3590
Những cây bonsai nói chung, cây Mai nói riêng không phải ngẫu nhiên mà được bộ rễ nổi hoàn hảo để ta bằng lòng. Đa số nhờ bàn tay khéo léo của con người tạo tác thêm, chúng mới trở nên ...
Xem thêm
Khắc và uốn thân cây bonsai già - 01/03/2010
Khắc và uốn thân cây bonsai già NEWS3590
Không thể nào uốn được những cây già đào Ở nơi hoang dã. Chúng cần được khắc, tô điểm nếu chúng thiếu vẻ đẹp. Khi cây già được đem trồng trong mâm, sự tăng trưởng của chúng bị khứng lại, ...
Xem thêm
Cách uốn cành Bonsai - 01/03/2010
Cách uốn cành Bonsai NEWS3590
Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. ...
Xem thêm
Tạo hình và chăm sóc bonsai - 01/03/2010
Tạo hình và chăm sóc bonsai NEWS3590
Các loại kiểng cây như thiên tuế, cau, trúc đùi gà, trúc Nhật, Thiết mộc lan, tùng, Trắc bách diệp... rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đối.
Xem thêm
Chăm sóc bonsai trong nhà - 28/02/2010
Chăm sóc bonsai trong nhà NEWS3590
Nếu bạn là người chơi bonsai không chuyên, khi mua một cây bonsai về nhà trồng và thưởng ngoạn, bạn sẽ lúng túng chưa biết nên đặt cây ở vị trí nào, chăm sóc chúng ra sao cho phù hợp. Dưới ...
Xem thêm
Ký đá cho cây cảnh đã hoàn thiện - 02/02/2010
Ký đá cho cây cảnh đã hoàn thiện NEWS3590
Một cây cảnh nghệ thuật đã hoàn chỉnh nếu được ký đá và thả nước thì giá trị sẽ tăng lên rất nhiều so với trồng trên đất. Mặt khác còn có tác dùng kìm hãm sự phải triển của cây, giảm công ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Nhà đẹp » Sinh vật cảnh » Cây cảnh- Hoa cảnh- Bonsai » Bonsai » Kỹ thuật Bonsai
Tìm liên quan » Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai
Đang xem » Kỹ thuật làm chi ra nhiều xương (chi thứ cấp) cho bonsai