|
Trợ giúp |
|
|
|
|
Người bắt đất trũng “nhả vàng” |
Ngày: 18/05/2015 |
|
Quyết tâm chinh phục vùng đất mới, anh Khoản bắt tay vào tìm hiểu các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, có thể áp dụng được trên đất đầm lầy, bắt đầu với việc trồng rau và xây chuồng nuôi heo...
|
Từ một đám lau sậy ngập trong bùn lầy, đến nay, anh Trần Văn Khoản đã xây dựng được mô hình vườn ao chuồng cho hiệu quả kinh tế cao. |
|
|
Cuối năm 1992, sau khi rời quân ngũ, anh Trần Văn Khoản cùng vợ con khăn gói vào Nam lập nghiệp ở ấp Trảng Lắm (xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi). Nghèo khó chất chồng, thế mà nay, anh Khoản đã xây dựng được cơ ngơi khá vững chắc. Lúc ngồi nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, anh Khoản còn không dám tin vào những đổi thay đã diễn ra trên vùng đất xám này.
Anh Khoản kể, lúc mới đặt chân vào Nam, không đủ tiền bám trụ ở nội thành, cả gia đình trôi dạt về vùng đất nghèo khó, đầm lầy còn hoàn toàn hoang sơ ở xã Trung Lập Hạ. Gom góp tiền bạc, anh Khoản mua được một mảnh vườn nhỏ để trồng rau, nuôi vài con heo, đắp đổi qua ngày.
“Cứ đêm đến nghe tiếng ếch nhái kêu, tiếng gió thổi xào xạc là mình lại thấy rờn rợn. Cả vùng lúc đó chắc được vài chục nóc nhà, ruộng thì đầm lầy, trồng lúa năng suất chỉ vài tạ/công, không đủ cả nhà ăn cho đến giáp hạt”, anh Khoản nhớ lại.
|
Ngày xưa đói kém vì còn loay hoay với đất lầy, đất trũng chứ giờ hết sợ rồi. Đất kiểu gì cũng làm kinh tế được. Đất trũng ở đây càng dễ cho phát triển vườn - ao - chuồng khép kín.
Anh Trần Văn Khoản
|
Quyết tâm chinh phục vùng đất mới, anh Khoản bắt tay vào tìm hiểu các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao, có thể áp dụng được trên đất đầm lầy, bắt đầu với việc trồng rau và xây chuồng nuôi heo.
Cùng với đó, anh Khoản đầu tư đào 4 ao nuôi cá với diện tích mặt nước trên 7.000m2. Để tận dụng các tầng nước và sử dụng thức ăn cho cá hiệu quả, anh thả nuôi cá tra, cá trê, cá chép, rô phi, rô đồng… Đồng thời, thực hiện đánh tỉa thả bù để tăng năng suất. Nhờ đó, từ 4 ao cá này, mỗi năm anh Khoản thu hoạch hơn 20 tấn cá, doanh thu hơn 400 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí đầu tư, phần nuôi cá mang lại cho gia đình anh khoản lời hơn 230 triệu đồng mỗi năm.
Anh Khoản tại cơ sở sản xuất nấm của mình.
Ngoài ra, anh Khoản còn tận dụng rìa đất quanh ao cá, chuồng heo để trồng gần 200 gốc dừa dứa và hơn 4.000 cây măng tây. Những năm 2010 – 2012, cùng với cá, heo và măng tây, mô hình vườn ao chuồng của anh Khoản mang lại doanh thu khoảng 1,4 tỷ đồng/năm. Sau khi trừ các chi phí đầu tư, anh Khoản lãi ròng hơn 400 triệu đồng.
“Mấy năm nay vườn dừa phát triển, đâm rễ ra xung quanh nên không trồng măng tây được nữa, mình chuyển sang trồng 220.000 bịch nấm bào ngư xám, mỗi ngày thu cũng hơn 2 tạ nấm thành phẩm, tiền lời cũng chừng 2 triệu đồng. Xưa mới vào Nam còn loay hoay với đất lầy, đất trũng chứ giờ mình hết sợ rồi. Đất kiểu gì cũng làm kinh tế được”, anh Khoản hào hứng.
Thuận Hải (Trang Trại Việt)
|
|
|
|
|
|
|
|
Từ chối công việc vào cơ quan Nhà nước được "rải thảm đỏ", Hiếu tìm về quê người yêu, vùng cát trắng xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam mở trang trại nuôi thỏ. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Từ những thùng xốp ban đầu, sau 3 năm, Phong cùng cộng sự đã phát triển mô hình trồng rau trên sân thượng với doanh thu cả trăm triệu mỗi tháng. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Michelle Phan - người được mệnh danh "Phù thủy trang điểm" gốc Việt khiến không ít doanh nhân cũng như các bạn trẻ bất ngờ khi kể về câu chuyện kinh doanh của mình tại chương trình “Under ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Vừa ra trường, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm và mang tật nói lắp, song sau 4 năm, anh Tiến đã trở thành diễn giả, đặt chân qua 30 trường học khác nhau, tổ chức hàng trăm hội |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Bị khuyết tật do sốt bại liệt từ nhỏ, bà Vũ Thị Kim Hòa (Đà Lạt) chọn nghề đan len để tự nuôi sống bản thân và hiện làm chủ doanh nghiệp với 35 nhân viên và hàng trăm đầu mối gia công. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Trong khi nhiều tỷ phú cá tra miệt sông nước miền Tây dần trở thành “Chúa Chổm” khi ngành cá tra bắt đầu lao dốc từ năm 2008, thì ông Nguyễn Văn Đời (ấp Tân An, xã Tân Phong, huyện Cai ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Nặng lòng với nét đẹp nguyên sơ của núi Két - 1 trong 7 ngọn núi của vùng Thất Sơn, An Giang, anh nông dân Sơn Đào đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng để “mua núi” làm du lịch. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Họ bị gọi là "điên", là "khùng" khi bỗng dưng một ngày từ bỏ chốn phồn hoa đô thị - nơi vốn được coi là "mảnh đất màu mỡ" để kiếm tiền... mà đến với những mảnh đất "chó ăn đá gà ăn sỏi" ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Ở huyện biên giới Đức Huệ (Long An), nhiều người từng tham gia buôn lậu, sau một thời gian “trả nợ” pháp luật, họ bỏ nghề và chí thú với ruộng vườn đã trở thành tỷ phú nông dân. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Nhờ vào chăn nuôi gà, từ một hộ nghèo ở địa phương, vợ chồng anh Trí (Phù Mỹ, Bình Định) trở thành nông dân trẻ sản xuất giỏi với thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Ba loại rau rừng là bầu đất, lỗ bình và cần dại đang được thu mua với giá trung bình 30.000 đồng một kg. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Khi được nhận vai trò “thủ lĩnh”, ông nhận thấy để hội viên nông dân (ND) thoát nghèo, thay đổi tư duy làm ăn, cần phải có người đi tiên phong hiệu quả, ND thấy hay mới học tập, làm theo. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Bỏ việc nhà nước, lập nghiệp với nghề thiết kế cây cảnh trong bình thủy tinh, đến nay sau 6 tháng kinh doanh xưởng cây của Kiều Oanh đã cho doanh thu 40 triệu đồng/tháng. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Chỉ sau khoảng 10 năm trồng rừng, không ít bà con nông dân địa phương nhiều tỉnh miền Trung đã trở thành những tỷ phú. Có nông dân giỏi còn được tổ chức quốc tế mời ra nước ngoài để dạy ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Bỏ công việc Nhà nước với đồng lương ít ỏi, anh Vũ Đình Khánh (Hải Dương) trở thành ông chủ quán lẩu với doanh thu hơn trăm triệu đồng một tháng. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|