BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Dương lịch - Âm lịch » Liên quan Dương lịch - Âm lịch » Chi tiết tin

Phong tục ngày Tết: 23 tháng chạp đưa tiễn Táo quân

  Ngày: 16/01/2012
Đây là "hoạt động" đầu tiên trong những ngày cuối năm báo hiệu một cái Tết sắp đến. Theo dân gian, Ông Táo là người canh giữ bếp và nắm mọi hoạt động trong nhà. Ngày 23 tháng Chạp là ngày Ông Táo về trời để báo cáo hoạt động một năm qua của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng Đế.


Phong tục ngày Tết: 23 tháng chạp đưa tiễn Táo quân
Ngày Ông Táo về trời

Để ông Táo "đi" được nhanh chóng và báo cáo tốt thì buổi tiễn phải long trọng với đầy đủ lễ vật,gồm có: nhang (hương), nến, hoa quả, mũ đàn ông, đàn bà và giấy tiền đều bằng vàng mã, cá chép sống bơi trong chậu nước. Cá chép sẽ giúp Ông Táo vượt Vũ môn để lên trời gặp Thượng đế. Ngày nay, đôi khi cá chép sống cũng được thay bằng vàng mã. Tiễn Ông Táo đi, người ta cũng không quên đón Ông Táo về vào chiều ngày 30 (hoặc 28,29 nếu là tháng thiếu), trước Giao thừa.

Theo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ, "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.

Vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng đế (hay ông Trời).

Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.

Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo công.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép hãy còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì giản dị hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn táo Công.

T.H
(Tổng hợp)

Nguồn:  DoThi.net
Các bài đăng trước cùng danh mục   Liên quan Dương lịch - Âm lịch
Tìm hiểu cội nguồn của thước đo thời gian - 15/07/2010
Tìm hiểu cội nguồn của thước đo thời gian NEWS9829
Thời gian là một khái niệm mà theo cách nào đó, ngày nay chúng ta vẫn xem là điều hiển nhiên. Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao 1 năm lại có 12 tháng, hay tại sao tháng 9 lại có 30 ngày? Tại ...
Xem thêm
Danh sách các ngày Lễ hàng năm tại Việt Nam - 28/12/2009
Danh sách liệt kê các ngày Lễ lớn được nghỉ hàng năm tại Việt nam như Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán, Giỗ Tổ Hùng Vương...và các ngày Lễ khác hàng năm tại Việt nam.
Xem thêm
Ngày Hoàng đạo là gì? - 18/12/2009
Ngày xưa các nhà thiên văn tưởng tượng vùng trời trong vũ trụ có một vòng tròn lớn gọi là vòng Hoàng đạo. Họ đem chia vòng này thành 360 độ, hai bên gọi là miền Hoàng đạo, dùng bốn quẻ ...
Xem thêm
Âm lịch là gì? - 18/12/2009
Âm lịch là gì? NEWS9829
Âm lịch là loại lịch dựa trên các chu kỳ của tuần trăng. Loại lịch duy nhất trên thực tế chỉ thuần túy sử dụng âm lịch là lịch Hồi giáo, trong đó mỗi năm chỉ chứa đúng 12 tháng Mặt Trăng. ...
Xem thêm
Giờ hoàng đạo là gì? Cách chọn giờ hoàng đạo - 18/02/2009
Theo phong tục cổ truyền, khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Dương lịch - Âm lịch » Liên quan Dương lịch - Âm lịch
Tìm liên quan » Phong tục ngày Tết: 23 tháng chạp đưa tiễn Táo quân
Đang xem » Phong tục ngày Tết: 23 tháng chạp đưa tiễn Táo quân