I. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ.
• Khi sử dụng công nghệ vi sinh tự sinh vào xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn chúng ta không cần phải xây dựng các hạng mục khác như: Bể tự hoại, hố ga, hệ thống các đường cống dẫn nước thải chung, các trạm bơm tăng cốt, và đặc biệt không tốn nhiều quỹ đất để xây “Trạm xử lý tập trung”.
Hệ thống có yêu cầu vận hành đơn giản, công tác bảo trì bảo dưỡng hệ thống đã có quy trình chuẩn, dễ thực hiện, vì vậy không có các trục trặc trong quá trình hoạt động.
• Thời điểm đầu tư đồng bộ với tiến độ hoàn thành dự án (sau khi hoàn thiện của mỗi tòa nhà) vì vậy không gây ra sự lãng phí, không làm ô nhiễm môi trường.
• Chi phí vận hành ít tốn kém, hầu như không cần dùng đến hóa chất xử lý mang lại hiệu quả cao cho khu đô thị.
• Tận dụng diện tích đất cho vĩa hè để xây dựng hệ thống (kèm bảng vẽ).
• Lắp đặt phân tán trên toàn dự án, nguồn nước sau khi được xử lý được đổ vào hệ thống cống (mương) thoát nước mặt, tại các điểm thoát cuối của hệ thống thoát nước mặt ta lắp thêm các tấm phai chặn giữ một lượng nước nhất định nào đó trong đường cống (mương) thoát nước mặt để phục vụ công việc cung cấp nước rửa đường, tưới cây, và cứu hỏa hoặc xây dựng., tiết kiệm nguồn tài nguyên nước và giảm thấp công suất bơm cho hệ thống cấp nước sạch.

II. Phương án đề xuất:
Hệ thống xử lý sử dụng công nghệ vi sinh tự sinh, xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm trong nước thải, không gây mùi hôi, hầu như ít dùng đến hóa chất, sử dụng bơm sục khí để xử lý nước thải.
Phương án xử lý nước thải các khu đô thị được lựa chọn với công trình chính là bể lọc kỵ khí và bể lọc sinh học hiếu khí có giá thể bám dính ngập trong nước. Là thiết bị được thiết kế theo kiểu Compact hoàn chỉnh.
Phương án xử lý được đề xuất gồm các công trình đơn vị sau:
1. Song chắn rác
2. Ngăn kỵ khí 1
3. Ngăn kỵ khí 2
4. Ngăn lọc sinh học hiếu khí
5. Ngăn lắng
6. Ngăn khử trùng
III Thuyết minh:
 Nước thải được thu gom bằng hệ thống đường ống. Song chắn rác được đặt trước hố ga dẫn nhằm tách các rác kích thước lớn đồng thời tránh ảnh hưởng đến bơm và các công trình phía sau, nước thải được dẫn qua ngăn kỵ khí 1
 Tại các ngăn kỵ khí 1, các vi sinh vật kỵ khí làm nhiệm vụ phân hủy phần lớn các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có trong nước thải chuyển thành các chất đơn giản dễ phân hủy, một phần vi sinh tham gia vào quá trình nitrat hóa.
 Tại ngăn kỵ khí 2 các vi sinh vật tiếp tục phân hủy các chất vô cơ và hữu cơ đồng thời đóng vai trò lắng một phần các chất lơ lửng trước khi đi vào ngăn sinh học hiếu khí.
 Sau ngăn kỵ khí 2 nước thải tự chảy vào ngăn lọc sinh học hiếu khí. Tại đây nước được phân phối từ trên xuống kết hợp với phân phối khí đi ngược chiều với dòng nước (từ dưới đi lên qua lớp vật liệu lọc). Vật liệu lọc làm giá đỡ cho các vi sinh vật sẽ dính bám lên bề mặt. Một phần nước từ ngăn sinh học hiếu khí sẽ được tuần hoàn lại ngăn kỵ khí 1 để thực hiện quá trình loại Nitơ và photpho.
 Nước thải sau khi xử lý sinh học tự chảy vào bể lắng đứng để tách bùn, sau khi lắng nước thải tiếp tục chảy vào bể khử trùng, nước thải được tiêu diệt các vi khuẩn, virus có hại trước khi thải ra ngoài, nước thải sau xử lý đạt QCVN 14- 2008 mức A.
 Bùn lắng ở bể lắng, các bể kỵ khí, bể hiếu khí được hút định kì, vận chuyển và xử lý 01 – 03 năm/lần.
II.3.3.Quy cách thiết bị:
Mỗi thiết bị (cụm) gồm những thiết bị và phụ kiện như sau:
• Song chắn rác
• Bồn làm bằng vật liệu nhựa.
• Đĩa thổi khí.
• Giá thể vi sinh bằng nhựa.
• Máy sục khí .
• Hệ thống đường ống PVC, ống ionx, ống nối mềm, van, co …