Đau bụng kinh trong quá trình kinh nguyệt là do sự co thắt của tử cung. Mức độ đau khác nhau đối với từng người, có thể chỉ đau nhẹ cho tới những cơn đau dữ dội. Những gợi ý dưới đây giúp bạn phòng tránh gặp phải những cơn đau bụng kinh dữ dội, giúp các bạn gái vẫn duy trì chất lượng cuộc sống tốt trong giai đoạn kinh nguyệt hàng tháng.
Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ
Nguyên nhân đau bụng kinh là gì?
Có 2 dạng đau bụng kinh khác nhau ở nguyên nhân hình thành. dau bung kinh nguyên phát là do sự tiết ra hormon prostaglandin có vai trò thúc đẩy sự co bóp tử cung. Thông thườnng dạng này gặp ở các bạn gái tuổi dậy thì và giảm nhẹ đi sau khi các bạn gái sinh nở.
Đau bụng kinh thứ phát có thể xuất hiện cơn đau bụng bất kỳ lúc nào, trước-sau hay trong kỳ kinh và thường gặp ở các chị em sau tuổi dậy thì, khoảng 30-40 tuổi. Nguyên nhân là do rối loạn cấu trúc tử cung như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.
Chế độ dinh dưỡng khi bị đau bụng kinh
Thực đơn nên giàu omega-3 . Omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá ngừ và quả óc chó. Omega 3 một chất kháng viêm tự nhiên nên an toàn, giảm nhẹ sự co bóp cơ trơn tử cung trong thời kỳ hành kinh. Hãy ghi nhớ điều này để áp dụng bất cứ lúc nào.
Hạn chế tinh bột và chất béo có nhiều trong các món ăn vặt chế biến sẵn. Tránh dùng sữa và thịt đỏ giúp hạn chế cơn đau bụng kinh nhờ giảm lượng acid arachidonic sẽ hạn chế cơn đau. Hãy nhớ áp dụng những lưu ý ăn uống trên khoảng 2 tuần trước kỳ kinh sẽ giúp bạn trải qua kỳ kinh ít đau đớn.
Hàng ngày, bổ sung đa sinh tố bao gồm vitamin C, B6 và E. Magie là khoáng chất cũng cần lưu ý vì magie giúp giãn cơ trơn từ cung. 300mg magie/ngày trong thời gian hành kinh là đủ. Dùng bổ sung quá nhiều magie có thể gây tác dụng phụ tiêu chảy.
Vai trò của kẽm chưa được chứng minh đầy đủ nhưng lý thuyết cho rằng kẽm tác động lên tác dụng của prostaglandin nên làm dịu nhẹ cơn đau. Liều lượng 30mg kẽm hàng ngày trong thời kỳ hành kinh. Hạt mè, rau bina, nấm và hải sản là những món ăn giàu kẽm.
Lượng kali máu thấp sẽ kích thích cơ trơn co bóp, do đó cần bổ sung kali. Lượng kali 500mg hàng ngày. Cần lưu ý quá nhiều kali sẽ gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan tới tim mạch, bệnh nhân tim mạch cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung kali hàng ngày. Kali có nhiều trong chuối, nho khô, nước cam.
Canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ, do đó canxi đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơn đau bụng kinh. Dùng 500 -1000mg canxi /ngày và nên dùng dạng canxi citrate để cơ thể dễ hấp thu. Các món sữa, da-ua, phômai, đậu hũ đều rất giàu canxi.