Khi bước vào lứa tuổi dậy thì, từ sinh lý đến tâm lý đều có những biến đổi do những kích thích tố gây ra những xáo trộn và làm cho cậu bé có những lúc không làm chủ được bản thân dẫn đến những hành động , lời nói quá khích. Tuy nhiên, những thái độ và phản ứng đó không phải từ trên trời rơi xuống, mà có sự góp phần quan trọng do môi trường xung quanh.( ảnh hưởng các trò chơi, phim ảnh, bạn bè, cách ứng xử của nhà trường và gia đình )
Việc trẻ ham chơi games dĩ nhiên là có những ảnh hưởng đến tâm tính, nhưng cách giải quyết nếu không hợp lý của cha mẹ cũng tạo ra những phản ứng tiêu cực cho trẻ. Việc cấm đoán, phê phán hay đánh phạt cũng làm cho tình hình xấu đi.Trước hết, bố mẹ cần biết trẻ có sở thích, có năng lực trong lĩnh vực nào để khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động, bên cạnh đó nên xem xét lại các hoạt động trong gia đình, giao cho trẻ một số vụ việc phụ giúp gia đình , dĩ nhiên là với sự làm gương của bố mẹ ( không thể chỉ tay 5 ngón, yêu cầu con làm cái này cái nọ còn mình thì "chỉ đạo" ) nên tạo ra các hoạt động "cùng nhau" ( cùng nhau làm điều này, điều kia trong gia đình )
Chúng ta cũng cần xem xét đến vị trí của trẻ trong gia đình, có thể xảy ra tình trạng con yêu con ghét, việc đối xử thiếu công bình giữa các anh em trong nhà cũng khiến cho trẻ cảm thấy bất bình nếu bị ghét hay trở nên tự phụ khi được cưng chiều!Yếu tố rối nhiễu tâm lý hay rối nhiễu hành vi tuổi thiếu niên thường chỉ phát sinh khi trẻ gặp nhiều sự ức chế, cấm đoán ( trong việc giải trí) hay bị dồn ép ( đặt yêu cầu về việc học quá cao )Điều đó sẽ có khả năng tăng/giảm là tùy thuộc vào các biện pháp can thiệp của bố mẹ, nhận ra đâu là những tác động chính gây khó khăn cho trẻ để có những điều chỉnh kịp thời.
Để có thể hóa giải được phần nào các vấn đề của trẻ chúng ta nên :
- Khi trẻ có những phản ứng tiêu cực hãy khuyến khích trẻ nói ra, bầy tỏ rõ ràng hơn về những cảm xúc của mình ( Con bực mình về điều gì - điều đó làm con khó chịu như thế nào - con chán nản vì cái gì .... ) đó là việc nhận diện cảm xúc, và chúng ta cũng bầy tỏ những cảm xúc của chính mình cho trẻ thấy. ( bố mẹ cũng cảm thấy không hài lòng, thấy bực mình, khó chịu.... )
- Hãy đề nghị trẻ đưa ra những cách để giải quyết cảm xúc ( con có thể làm gì hay mong muốn làm gì ? )
- Tạo những hoạt động để giảm căng thẳng, khuyến khích trẻ tham gia việc sắp xếp tổ chức lại không gian trong nhà, hay làm những việc theo sở thích. Không cấm đoán việc chơi game nhưng đưa ra những hạn chế về thời gian bằng việc tìm ra những trò giải trí khác .
Việc giáo dục thanh thiếu niên trong hoàn cảnh xã hội hiện nay là cực kỳ nan giải, trong nhiều trường hợp, bố mẹ nên trực tiếp đến những nhà tư vấn tâm lý để cùng nhau tìm ra những giải pháp thích hợp cho hoàn cảnh của mình, nếu cần nên khuyến khích trẻ đi cùng để qua đó, có thể "nhận diện" ra vấn đề - cấu trúc lại các mối quan hệ trong gia đình để có những điều chỉnh hành vi kịp thời, không chỉ từ đứa trẻ mà có khi còn cả ở bố mẹ để có thể tìm được một tiếng nói chung.
trung tâm gia sư easylearn
ms Nhung 0989 572 684
đăng kí để được tư vấn và hỗ trợ : easylearn.edu.vn/dang-ki-tim-gia-su