Công ty bảo hộ lao động HanKo xin kính chào quý khách!
Bình cứu hỏa CO2, bình Foam và bình cứu hỏa dạng bột là 3 loại phương tiện cứu hỏa phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa ba thiết bị chữa cháy đó không chỉ nằm ở vật liệu cấu thành mà còn ở tính năng sử dụng. Khi lựa chọn hay dùng một loại bình chữa cháy bất kỳ, cần phải kiểm tra các ký hiệu, thông số kỹ thuật trên thân bình cứu hỏa đó, đặc biệt là bình cứu hỏa bột.
Bình cứu hỏa dạng bột
Thông thường, bình bột có các ký hiệu ABC – 2, ABC – 4, ABC – 8, BC – 2, BC – 4 hay BC – 8. Theo đó, các số 2, 4, 8 là trọng lượng bột tính theo đơn vị kilogam trong mỗi bình. Còn các chữ cái A, B, C biểu thị khả năng chữa cháy của từng bình:
+ A: Nguyên nhân cháy do chất rắn (gỗ, giấy, vải, chất thải, ..)
+ B: Nguyên nhân cháy là chất lỏng (xăng, dầu, rượu, cồn, ..)
+ C: Chất gây cháy ở dạng khí như gas, butan, propan, …
Các ký hiệu trên được căn cứ theo sự phân loại đám cháy cụ thể như sau:
+ Loại A: Nguyên nhân cháy liên quan tới chất rắn (vải, giấy, gỗ, rác thải, …)
+ Loại B: Các chất lỏng như xăng, dầu, ..hay các chất khí như butan, propan, … là nguyên nhân gây cháy. Tuy nhiên, trường hợp B loại trừ chất gây cháy là dầu mỡ trong nấu nướng.
+ Loại C: Có nguyên nhân từ các thiết bị điện
+ Loại D: Đám cháy do các kim loại gây ra như kiềm (kali, natri, magie, …), nhôm, ..
+ Loại K: Dầu mỡ động thực vật trong nấu nướng là nguyên nhân chủ yếu.
Việc phân loại này chủ yếu nhằm phục vụ cho việc sử dụng bình chữa cháy dạng bột. Còn các dạng bình chữa cháy CO2 thì chuyên dùng trong các đám cháy nguyên nhân từ chất lỏng, thiết bị điện, bình chữa cháy Foam đạt hiệu quả cao trong các đám cháy do chất rắn hay chất khí gây ra.
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại bình chữa cháy cơ bản là: bình chứa CO2, bình bọt Foam và bình bột. Theo đó, tùy theo từng loại bình mà có khả năng không giống nhau.
+ Bình cứu hỏa CO2: có tác dụng làm loãng đám cháy. Bình cứu hỏa loại này đạt hiệu quả cao nhất trong các đám cháy có nguyên nhân nhân từ chất lỏng (xăng, dầu, sơn, ..), chất khí (metan, propane, butan, gas, …) hay các thiết bị điện.
Lưu ý, để đảm an toàn, khi dùng bình CO2 là không được dùng trong phòng kín có người ở. Khi dùng, không được cầm vào loa bình hay phun trực tiếp vào cơ thể người bởi dễ gây bỏng lạnh do khí CO2 được phun ra có nhiệt độ khoảng -73 độ C.
Tuy đối không dùng bình cứu hỏa loại này trong các đám cháy do kim loại (kiềm, chất nổ đen, nhôm, ..), nếu không sẽ phản tác dụng (đám cháy sẽ mạnh hơn).
+ Bình cứu hỏa loại bọt Foam: nguyên tắc hoạt động của Foam là ngăn cản sự tiếp xúc của đám cháy với Oxy. Sử dụng bình Foam các đám cháy có nguyên nhân do chất rắn (giấy, vải gỗ, rác thải, …), chất lỏng (xăng, dầu, …), chất khí (metan, propam, butan, …)
Lưu ý: tuyệt đối không dùng bình Foam trong các đám cháy có nguyên nhân từ điện.
+ Bình cứu hỏa dạng bột: Ưu điểm của bình là có khả năng chữa nhiều loại đám cháy nhất, do vật liệu cấu tạo bình có nhiều dạng khác nhau. Căn cứ theo ký hiệu ghi trên thân bình, người dùng có thể thấy được công dụng cụ thể của chúng. Ví dụ như:
Ký hiệu BC sẽ dập được các đám chất có liên quan tới chất lỏng, khí, điện.
Ký hiệu ABC dập được cả ba loại đám cháy do chất rắn, lỏng, khí gây ra.
Tuy nhiên, nhược điểm của bình bột là đám cháy dễ bùng phát trở lại. Sử dụng bình cũng nên chú ý không phun trực tiếp vào các thiết bị điện, điện tử vì thành phần muối trong bình dễ gây hư hại cho thiết bị đó.
Để biết thêm chi tiết quý khách vào xem: bảo hộ lao động