bệnh cường giáp là một hội chứng thấy ở nhiều bệnh tuyến giáp hay gặp nhất là trong bệnh Bazơđô (Basedow). Bệnh phần lớn kèm theo to tuyến giáp, hay gặp nhất là tuổi trung niên từ 30 - 45 tuổi.
Hỗ trợ điều trị cường giáp bằng thực phẩm
Bệnh nhân thường tính tình dễ nóng nảy, hồi hộp, ra nhiều mồ hôi, mau đói, người gầy, sút cân, ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi… Do quá trình trao đổi chất của người bệnh tăng cao nên ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng nên có chế độ dinh dưỡng thích hợp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cơ thể. Sau đây là 2 món ăn - bài thuốc tốt cho người bệnh cường giáp,
basedow.
Đậu vỏ quế: đậu tương 250g, vỏ quế và hồi hương, bát giác mỗi loại 10g, muối, đường vừa đủ. Rửa sạch đậu tương, sau khi ngâm nước cho vào trong nồi đun đến khi cạn nước. Cho vỏ quế, hồi hương và muối, đường vào trong nồi, cho nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ hầm khoảng 1 tiếng, đợi sau khi nước cạn khô thì có thể ăn. Tác dụng: Lợi tiểu tiêu phù, ích khí rộng trung, thích hợp cho những người bị cường tuyến giáp.
Cháo xuyên bối mẫu rong biển:
xuyên bối mẫu, đan sâm mỗi loại 15g, hạt ý dĩ 30g, bí đao 60g, đường đỏ vừa đủ. Xuyên bối mẫu, đan sâm sau khi nấu nước bỏ bã, sau đó cho những nguyên liệu khác vào nấu cháo ăn. Ăn nóng mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi đói, ăn liền 15 - 20 ngày. Dùng với những bệnh như tuyến giáp trạng sưng to, buồn nôn, táo bón…
Người mắc bệnh cường tuyến giáp trạng khác với bệnh nhân
suy tuyến giáp có thể thường xuyên ăn những thức ăn có tác dụng ức chế tuyến giáp trạng hợp thành như lạc, hạt tía tô. Người nóng có thể ăn những thức ăn có tính mát như dưa hấu, đậu ván, rau cần, kim châm… Người âm suy có thể ăn những thức ăn có tác dụng dưỡng âm, như mộc nhĩ, quả dâu, ba ba, vịt… Người bị tỳ suy có thể ăn những thức ăn kiện tỳ ngừng tả, như củ từ, hạt súng, táo, táo tầu, cải canh… Nên ăn nhiều thức ăn có chứa hàm lượng kali, canxi, phôtpho cao. Người bệnh ngoài kiêng ăn các thức ăn có chứa hàm lượng iốt cao còn kiêng ăn chế