Quảng Bình mang trong mình những bài hùng ca của một thời anh dũng nay bình yên và giản dị với những phong cảnh tuyệt vời và các món ăn ngon đặc sản, khó quên. cùng taxi sân bay khám phá đặc sản Quảng Bình
1. Cháo Hàu
Đất nước ta có hệ thống sông ngòi phong phú, nhiều cửa biển – thế nên hàu không hiếm, nhưng về Quảng Bình khu vực sông Nhật Lệ đoạn Lương Ninh – Quán Hàu, hàu ở đây lại ngon khác biệt đến lạ lùng. Vị của hàu ngọt hơn, thịt hàu béo hơn rất nhiều so với nơi khác, thậm chí khác so với cả những con hàu ở đoạn sông gần đó. Chính vì vậy những món ăn chế biến tàu hàu ở đây cũng ngon hơn hẳn nhất là cháo hàu. Cháo hàu ở các vùng biển đều được chuộng vì nó dễ ăn, lại còn nguyên vị ngon ngọt của hàu. Ở Quán Hàu cũng vậy, thực khách có thưởng thức bao món ngon, cuối cùng vẫn phải tưởng thưởng thêm cho mình một chén cháo hàu thì mới được. Cháo hàu Quảng Bình được chế biến khá đơn giản, người ta nấu cháo gạo trước, phần hào tươi nguyên mới đánh bắt sẽ được lấy thịt, rửa sạch ướp chút gia vị thông thường cho ngấm, khi nào ăn chỉ việc bỏ hàu đã ướp vào cháo vừa tới là thưởng thức ngay. Khi thưởng thức cần cho vào một chút tiêu và một ít hành lá thái nhuyễn. Cháo hàu ở đây thường nấu đặc, khi múc thìa cháo lên hầu như thấy hàu nhiều hơn cháo, khiến thực khách không khỏi ngạc nhiên thích thú và hào hứng thưởng thức.
2. Khoai deo
đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng
Với cái nắng chói chang cùng với hơi nước từ biển thổi vào trên đất Quảng Bình đã cho ra khá nhiều loại khoai ngon tuyệt vời mà một trong những đặc sản được chế biến từ khoai chính là khoai deo. Khoai deo ngon thường được chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt, sau khi luộc xong sẽ cắt thành từng lát và phơi khô khoảng 10 đến 12 nắng, độ dẻo của lát khoai tùy thuộc vào số lần phơi nắng ít hay nhiều. Vì hình dạng giống như củ sâm, lại chứa nhiều dưỡng chất nên khoai deo được người dân Quảng Bình ưu ái đặt cho tên “sâm đất”.
Khoai deo đã trở thành món ăn thú vị của nhiều tầng lớp – từ bình dân lao động đến những cô cậu học trò lén giấu trong cặp sách mang đến lớp và cả những nhân viên văn phòng “ngồi nhai cho đỡ buồn”. Chầm chậm để vị ngọt bùi của lát khoai tan chảy nơi đầu lưỡi, cái cung cách thưởng thức mộc mạc đó phần nào thể hiện tâm hồn người Quảng Bình: từ tốn nhưng có chút chịu đựng, kham khổ.
3. Bánh lọc
Nhung dac san niu chan du khach cua Quang Binh hinh anh 3
Cũng từ bột gạo, tôm… nhưng vị bánh lọc Quảng Bình khác hẳn bánh lọc Huế.
Không phải có quê nhà từ Quảng Bình nhưng bánh lọc nơi đây lại được gia giảm và biến đổi khác đi, khiến cho nó có điểm khác hơn ở xứ Huế. Thứ bột sắn lọc bọc ngoài tôm đồng, mộc nhĩ và các loại gia vị khác lại tạo nên hương vị khó quên cho người dùng.
Nhìn thì đơn giản nhưng quá trình chế biến cũng lắm công phu, bột làm bánh một nửa đem luộc chín vài phần (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng sống. Vớt bột ra để nguội, đem nhồi kỹ trộn phần sống lẫn phần chín.
Sau đó, cho loại tôm nhỏ ở cửa sông, cùng với mộc nhĩ và các gia vị thân thuộc khác rồi gói lá chuối đem hông (giống như đồ xôi). Nếu không, có thể trụng trực tiếp và ăn nóng tại chỗ.
Bánh lọc chấm mới nước mắm chắt và ớt chỉ thiên cay xè mới đúng điệu. Món bánh này vừa rẻ, vừa ngon lại để được khá lâu nên khách du lịch đến đây không chỉ thưởng thức tại chỗ mà còn mua về làm quà.
5. Lẩu cá khoai
đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng
Các quán ở Đồng Hới chuyên món lẩu cá khoai (có nơi gọi cá cháo). Chỉ cần nhìn tô cá đã ướp gia vị mang ra để trên bàn thôi thì nước miếng cũng đã chảy. Từng khúc cá trắng nõn nà, mũm mĩm như thách thức, khêu gợi. Cá được làm sạch, bỏ đầu, ruột, cắt đôi. Ướp cá khoai chỉ cần các loại gia vị bình thường như muối, ớt, bột ngọt nhưng luôn phải có thật nhiều cây nén (thuộc họ hành tỏi) được cắt mịn cả lá và củ nhỏ.
Còn nồi nước lẩu gồm các loại như cà chua, khế, nấm, chua me, măng chua, dưa cải. Kể ra đơn giản nhưng không phải vị chỗ nào cũng ngon mà còn phụ thuộc vào bàn tay người chế biến. Một yếu tố quyết định nữa là cá phải thật tươi.
Vừa nói năm ba câu chuyện, nồi nước đã sôi sùng sục trên ngọn lửa mạnh, lúc này mới gắp cá cho vào. Không nên cho hết cá vào nồi cùng lúc; một người ăn hai khúc một lượt, cứ cộng lại rồi cho vào, hết lượt này đến lượt khác. Không để cá quá chín vì sẽ nát ra và mất hết chất; chỉ cần sôi lên một chút là vớt ra chén. Ăn ngay sau khi bớt nóng, đừng để nguội cá sẽ tanh.