Một số lưu ý khi hút mũi cho trẻ sơ sinh
Đặt miệng lọ nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên của bé, bóp nhanh nhưng không quá mạnh để nước muối đi vào trong và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi và rỉ mũi có thể cuốn theo nước muối chảy ra lỗ mũi phía bên kia hoặc qua miệng bé.
- Sau khi xịt hết lọ nước muối, mẹ có thể dùng đèn pin kiểm tra xem còn nhiều dịch/rỉ trong mũi bé không, có thể tiếp tục xịt thêm nước muối nếu dịch/rỉ mũi chưa ra hết.
>>>>>>> Những điều cần biết về Máy trợ thở oxy
- Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi, miệng bé, trấn an con vài phút trước khi quay bé nằm nghiêng sang phía ngược lại để rửa tiếp lỗ mũi bên kia của bé. Cách làm tương tự.
- Nếu dịch mũi quá đặc và "không chịu" trôi ra theo nước, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho con. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi.
>>>>>>> Hướng dẫn cách sử dụng Dụng cụ hút mũi
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách
Những lưu ý quan trọng về cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh:
- Cần rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi tiến hành rửa mũi cho con.
- Kiểm tra đầu lọ nước muối sinh lý, đảm bảo không có bất cứ gờ, cạnh sắc nào có thể gây tổn thương mũi bé.
>>>>>>> Tìm hiểu thông tin về Máy xông mũi họng
- Không xịt nước muối quá mạnh tay, không nên sử dụng xi lanh để rửa mũi vì có thể gây áp lực lớn lên niêm mạc mũi. Hiện nay trên thị trường có bán sẵn dụng cụ rửa mũi với đầu ống được thế kế tròn, mềm an toàn cho bé. Trong trường hợp vẫn phải sử dụng xi lanh, mẹ nên quấn 1 miếng gạc vào đầu xi lanh để đảm bảo an toàn cho con.
- Với những lần rửa mũi đầu, bé có thể không hợp tác nên giãy giụa rất nhiều, mẹ không nên mất bình tĩnh và cố gắng làm đúng theo hướng dẫn để tránh việc bé bị sặc hay xước mũi.
- Nên rửa mũi khi bé trước khi ăn và lúc bé còn đang thức.
- Không lạm dụng xịt quá nhiều lần (chỉ nên rửa 2 - 5 lần/ngày), nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.
Với cách rửa mũi trên, bé sẽ rất dễ chịu ngay sau đó và hiệu quả khỏi bệnh cũng rất tốt. Những lần sau bé quen dần và có bé còn tỏ ra thích thú việc rửa mũi thay vì quấy khóc như lúc đầu. Tuy nhiên, nếu mẹ rửa mũi cho bé trong vòng 3 ngày không thấy đỡ, bé bị ho, ho có đờm thì cần đưa con đến viện để bác sĩ kiểm tra xem bé có bị viêm phế quản, viêm phổi hay không?