Với mỗi một công việc đều có những đồ bảo hộ lao động riêng và những thứ không thể thiếu được đó là mũ bảo hộ. Vậy khi sử dụng mũ bảo hộ trong lao động chúng ta cần có những lưu ý gì.
Thời gian sử dụng tối đa cho mỗi loại mũ bảo hộ là khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất nhưng không nên qua 5 năm. Tuổi thọ của vỏ mũ có thể giảm đi vì tác động của các yếu tố như:
+ Tác động va chạm hằng ngày (mặc dù lực tác động nhỏ nhưng phần nào cũng ảnh hưởng tới độ bền của mũ)
+ sự lão hóa của vật liệu theo thời gian
+ Tác động của ánh sáng mặt trời
+ Các dung môi, hóa chất keo dán… cũng làm giảm tuổi thọ của mũ
+ Điều chỉnh thay đổi kết cấu
Đai nón nên được thay thế sau một năm sử dụng bởi phần đai nón thường xuyên tiếp xúc với mồ hôi hay việc tiếp xúc với các dung môi hóa chất… cũng có thể gây hư hỏng đai nón.
Cần kiểm tra kỹ càng mũ trước khi sử dụng. Nếu phát hiện có vết cắt nứt, thay đổi màu sắc, vật liệu bị giòn, đường chỉ bị đứt hay có bất kì dấu hiệu bất thường nào trển vỏ nón hoặc đai nón thì không được sử dụng mà phải thay thế ngay.
Giữ gìn sạch sẽ mũ bảo hộ lao động, chỉ nên lau nón bằng nước ấm, sau khi lâu khô nên kiểm tra tình trạng mũ thường xuyên. Bảo quản mũ ở nơi sạch sẽ, thoáng mát tránh xa nhiệt, lạnh, ánh sáng mặt tời trực tiếp chiếu vào.
Đeo quai mũ khi làm việc trên cao hoặc trong khi có gió. Lựa chọn mũ phù hợp với kích thước người sử dụng, điều chỉnh mũ vừa ôm khít đầu.
Khoảng trống giữa vỏ mũ và đai mũ có tác dụng hấp thụ lực tác động vậy nên không được bỏ bất cứ thứ gì ở khoảng trống này.
Phải sử dụng đồng nhất một thương hiệu. Không sử dụng lẫn lộn vỏ mũ, đai và quai mũ của những thương hiệu khác nhau.
Không nên dùng chung mũ.
Mỗi người cần được trang bị một mũ bảo hộ riêng và được hướng dẫn chi tiết cho họ cách sử dụng.