Nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài: Điều kiện nhận cha, mẹ, con
Trong điều kiện hội nhập toàn cầu hoặc chiến tranh...việc, Cha mẹ con thất lạc không tìm được nhau là chuyện rất phổ biến. Pháp luật Việt Nam đã kịp thời có chế định điều chỉnh mối quan hệ này rất kịp thời và đề ra những qui định rất cụ thể:
a. Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau theo quy định của Nghị định 68 và Nghị định 69, chỉ được tiến hành, nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp đơn yêu cầu, tự nguyện và không có tranh chấp.
b. Trong trường hợp con chưa thành niên thì mẹ hoặc cha làm thủ tục nhận cha hoặc mẹ cho con. Nếu con chưa thành niên nhưng đã từ đủ chín tuổi trở lên thì việc xin nhận cha hoặc mẹ cho con còn phải có sự đồng ý của bản thân người con đó.
c. Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha người đó. Nếu người được nhận là con chưa thành niên nhưng đã từ đủ chín tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của bản thân người đó.
d. Con đã thành niên xin nhận cha, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha.
Chi tiết liên hệ:
Luật sư: Lê huy Quang – Giám đốc công ty luật hợp danh Danzko – Đoàn luật sư Hà Nội. DĐ: 0904230023/0912519823. ĐT:043.7931223/ Fax: 043.7931224. Email: huyquang12001@yahoo.com. Http: www.tuvanphapluat.mobi. www.thutuclyhon.vn
[url=http://tuvanphapluat.mobi%5...NHẬN CHA MẸ CON CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI [/url]]
2. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con (Điều 29 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
a. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con công nhận và đăng ký việc người nước ngoài xin nhận công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là cha, mẹ, con; việc công dân Việt Nam xin nhận người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là cha, mẹ, con.
b. Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước tiếp nhận nơi cư trú của bên công dân Việt Nam công nhận và đăng ký việc người nước ngoài xin nhận công dân Việt Nam cư trú tại nước đó là cha, mẹ, con.
3. Hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con (Điều 30 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài )
a. Hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:
- Đơn xin nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con;
- Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
- Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con;
- Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.
b. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 01 bộ hồ sơ và nộp tại Sở Tư pháp, nếu thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh; nộp tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam, nếu thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con thuộc Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam.
4. Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con (Điều 30 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con là 45 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp hoặc Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cần xác minh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 hoặc điểm b khoản 1 Điều 33 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm 20 ngày.
5. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Việt Nam (Điều 32 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
a. Trong thời hạn 35 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:
- Niêm yết việc xin nhận cha, mẹ, con trong 15 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp, đồng thời có công văn đề nghị ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết việc xin nhận cha, mẹ, con đó. ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc xin nhận cha, mẹ, con trong 15 ngày liên tục tại trụ sở ủy ban. Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc xin nhận cha, mẹ, con thì ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo ngay cho Sở Tư pháp.
- Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh, kể cả phỏng vấn các đương sự hoặc yêu cầu họ bổ sung giấy tờ cần thiết;
- Báo cáo kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết việc xin nhận cha, mẹ, con, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con.
b. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp và hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con, nếu xét thấy các bên đương sự đáp ứng đủ điều kiện xin nhận cha, mẹ, con thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tiến hành trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên đương sự, ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thông báo cho người gửi đơn yêu cầu.
c. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, Sở Tư pháp tiến hành trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên đương sự và ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
6. Trình tự giải quyết việc xin nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam (Điều 33 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
a. Trong thời hạn 35 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam có trách nhiệm:
- Niêm yết việc xin nhận cha, mẹ, con trong 15 ngày liên tục tại trụ sở Cơ quan;
- Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con thì Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tiến hành xác minh, kể cả phỏng vấn các đương sự hoặc yêu cầu họ bổ sung giấy tờ cần thiết;
- Nếu xét thấy các bên đương sự đáp ứng đủ điều kiện xin nhận cha, mẹ, con thì người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
Trong trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam có văn bản thông báo cho người gửi đơn yêu cầu.
b. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tiến hành trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên đương sự và ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
7. Công nhận việc nhận cha, mẹ, con đã được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (Điều 34 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Bản án, quyết định của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài về việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài được công nhận tại Việt Nam. Việc công nhận được ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.