Shankar G - nhà đồng sáng lập, CEO Công ty GetSpini chuyên huấn luyện kỹ năng bán hàng cho biết, trở ngại lớn nhất đối với những người mới trong lĩnh vực bán hàng là tìm kiếm, kết nối với những người mua tiềm năng. Dưới đây là 10 cách Shankar rút ra được để trở thành nhân viên kinh doanh tốt đặc biệt là những
nhân viên kinh doanh bất động sản:
1. Tìm hiểu sơ lược về khách hàng
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Bằng những dữ liệu có sẵn trên LinkedIn, Facebook, Twitter, ..., hãy thu thập càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt. Việc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về họ, từ đó có chiến lược bán hàng hiệu quả hơn.
"Thông tin luôn là tài sản đáng giá trong lĩnh vực bán hàng", ông cho biết.
2. Nguyên lý 80/20
Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng việc tập trung vào 20% sản phẩm, hoặc khách hàng, hoặc nhân viên mới thật sự tạo ra 80% lợi nhuận.
"Đừng theo đuổi quá nhiều mục tiêu. Chọn lọc khách hàng và tập trung vào số đó sẽ giúp công ty nhanh chóng tạo ra sự thay đổi", Shankar khuyên.
3. Mở rộng mối quan hệ
Trong thời gian làm việc tại Singapore, Shankar cho biết có một [cơ hội làm ăn|hợp đồng] trị giá 30 triệu USD với Chính phủ Singapore và ông muốn giành được nó nhưng lại không có mối quan hệ với những người làm tại nơi này.
"Sau đó, một người quen của tôi là quản lý cấp cao của một công ty tổ chức sự kiện phát hiện ra nhân viên thư ký của cơ quan này đang tham gia một chương trình do công ty anh tổ chức", ông kể. Và Shankar đã nắm lấy cơ hội này, ông nhờ người bạn đó giới thiệu mình với cô thư ký trên. Điều đó đã giúp ông có cơ hội nắm 50% phần thắng so với các đối thủ khác.
4. Tạo lập lòng tin
Vì yếu tố công việc, nhân viên bán hàng thường tập trung vào doanh số thay vì chú trọng hướng dẫn và thấu hiểu khách hàng. Đó là điều không nên, bởi bạn cần chứng tỏ mình là một chuyên viên tư vấn thay vì là nhân viên bán hàng trước mặt họ.
Hãy đưa ra những lời khuyên đúng đắn với khách hàng cho dù việc này có thể khiến họ không chọn mua sản phẩm/dịch vụ của bạn ngay. Nhưng bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và sự tin tưởng của khách hàng - những yếu tố giúp bạn có được lợi ích lâu dài cho công việc kinh doanh sau này.
5. Không bán hàng vì bị áp lực
Đừng bao giờ bán hàng trong lo âu. Bạn phải để khách hàng cảm thấy vui vẻ với quyết định mua sản phẩm.
"Trong lần gặp gỡ đầu tiên, bạn phải đảm bảo rằng mình là người biết lắng nghe và thấu hiểu khách hàng. Nỗi tuyệt vọng hiện trong ánh mắt bạn sẽ khiến khách hàng tránh xa bạn", Shankar cho biết.