Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, răng cấm là chiếc răng cuối cùng trong cung hàm và là chiếc răng thường mọc sau cùng ở người trưởng thành. Thông thường, khí các răng trong cung hàm đã mọc ổn định, đúng vị trí không còn đủ khoảng trống khiến răng khôn thường có xu hướng mọc chồi lên, chen chúc răng hàm bên cạnh gây ra tình trạng đau nhức răng kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, sinh hoạt hằng ngày của bạn. Vậy
mọc răng khôn đau bao lâu và khi bị đau nhức do răng khôn mọc lệch bác sĩ thường chỉ định những phương pháp dưới đây :
Cách 1: Sử dụng thuốc giảm đau:
Đối với trường hợp răng khôn mọc lệch ở mức độ nhẹ, tình trạng đau nhức không nghiêm trọng hoặc sức khỏe của bệnh nhân chưa thể tiến hành nhổ răng khôn thì bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc giảm đau hiệu quả, giúp bạn thấy thoải mái hơn. Trong lúc này bạn cũng nên chú ý đến việc ăn uống, không nên ăn nhai vào vùng răng khôn vì nó có thể khiến bạn cảm thấy đau nhiều hơn.
Cách 2: Tiến hành nhổ chiếc răng khôn mọc lệch
Trong trường hợp răng cấm mọc lệch, mọc ngầm kẹt vào các răng khác gây ra tình trạng đau nhức nghiêm trọng, khiến bạn không thể ăn nhai bình thường, nghiêm trọng hơn nó còn làm cho nướu của bạn bị tổn thương, chảy máu và ảnh hưởng đến chiếc răng số 7 bên cạnh và việc dùng thuốc giảm đau không có tác dụng thì cách chữa đau nhức răng khôn hiệu quả chính là nhổ bỏ đi chiếc răng số 8 mọc lệch đó.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chụp phim để kiểm tra vị trí răng khôn mọc lệch, độ khó, đặc điểm, hình dạng, độ dài, vị trí răng cần nhổ có ảnh hưởng gì đến các răng khác hay không để tư vấn cụ thể cho bạn hiểu và lên kế hoạch nhổ răng khôn an toàn, không đau. Hầu hết, các ca nhổ răng khôn đều được thực hiện bằng cách gây tê tại vùng nhổ răng nhằm giảm đau cho bệnh nhân.
Thiện nhổ răng số 8 bằng công nghệ siêu âm nhổ răng Piezotome an toàn và không đau. Máy siêu âm hoạt động với mũi cắt siêu âm vô cùng sắc bén làm đứt các dây chằng nha chu và tổ chức mô bám quanh răng, giúp cho việc tách nướu được thực hiện nhanh chóng, diện tích tách ít, không cần phải can thiệp sâu xuống xương hàm vẫn có thể nhổ bỏ đi tận gốc chân răng một cách triệt để. Sau khi kết thúc ca tiểu phẫu, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng viêm, giảm đau cho bạn dùng tại nhà.
Đa số
biểu hiện của mọc răng khôn là khi răng khôn mọc ở tư thế gần, nó sẽ húc vào răng số 7 và gây các tai biến như lợi trùm. Lúc ăn uống, vụn thức ăn giắt vào túi lợi, gây viêm túi lợi có mủ. Người bệnh bị đau ở vùng răng khôn, vướng, khó nhai, có khi sốt. Nếu viêm lan rộng, bệnh nhân có thể sưng to một bên mặt, vùng lợi ở góc hàm căng đỏ, trên mặt có mủ, rất đau, không há được miệng, không ăn uống được.
Nếu không xử lý kịp thời, viêm túi mủ răng khôn có thể chuyển thành viêm phần mềm xung quanh, áp xe hoặc viêm tổ chức liên kết lan tỏa, có thể lan vào xương hàm, gây cốt tủy viêm xương hàm… Đối với những trường hợp nhẹ hơn, vùng răng khôn mọc lệch đầu đau âm ỉ mấy ngày rồi hết.
- Nếu răng khôn mọc lệch húc vào răng số 7 gây sâu răng, kẽ răng ở đây bị viêm lâu ngày sẽ thành tiêu xương. Cuối cùng răng số 7 cũng bị viêm tủy, viêm quanh cuống răng và lung lay, phải nhổ bỏ, làm giảm hẳn sức nhai vì số 7 và số 6 là hai răng chủ lực nhai của hàm…
Trong một số trường hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ… còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó, nếu em thấy xuất hiện các triệu chứng như sưng đau, viêm nhẹ thì có thể dùng kháng sinh Spiramycin (Rodogyl) 2 viên/lần x 3 lần/ngày kết hợp với thuốc giảm đau Paracetamol 1 viên/lần x 3 lần/ngày ( nếu kèm sốt).
Tuy nhiên khi đã dùng thuốc trong 1 tuần mà các triệu chứng trên vẫn không thuyên giảm thì khuyên bạn nên đến ngay bệnh viện chuyên khoa để nhận được chỉ định điều trị phù hợp (như trích mủ, cắt lợi trùm, hoặc nhổ răng khôn...).