Trẻ sơ sinh bị rôm sảy thường phổ biến hơn so với bé lớn và gây ra khó chịu cho bé. Hãy cùng Subin.vn tìm hiểu thông tin về bệnh rôm sảy và cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhé!
1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh rôm sảy
- Nguyên nhân: Rôm sảy xuất hiện khi trẻ là nhiều mồ hôi và tuyến mô hôi bị tác nghẽn và mồ hôi bị ứ đọng lại dưới da.
- Rôm sảy là một trong những hiệu tượng thường xảy ra ở trẻ nhỏ đặc biệt ở trẻ sơ khi thời tiết nóng bức, trẻ nô đùa vui chơi đồ chơi trẻ em an toàn nhiều, nơi nắng nóng, mặc quần áo không đủ độ thông thoáng, bỉm nhiều khiến.
- Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi;
- Nhiễm vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi gây tắc lỗ chân lông.
-
Rôm sảy và cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Khi trẻ bị rôm sảy sẽ rất ngứa ngáy và khó chịu, nổi đo khiến trẻ sinh hoạt khó khăn, ăn ngủ không ngon. Tuy rôm sảy có thể tự khỏi và không cần điều trị bằng thuốc nhưng cần theo dõi kéo dài trên 3-4 ngày, sang thường xấu đi hay có các dấu hiệu bội nhiễm thì cần cho bé đi khám để tránh gây ra những biết chứng hơn như viêm nang lông, mụn nhỏ và nhiễm trùng da.
- Dấu hiệu trẻ bị rôm sảy: Ở các bé nhỏ hiện tượng rôm sảy màu đỏ có nước bên trong, khi đầu mụn rôm chuyển sáng màu tráng là nốt rôm sẽ bị vỡ. Những nột này thường xuất hiện chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng. Ngoài ra còn xuất hiện thêm ở kẽ nách, hang.
Cách trị rôm cho trẻ sơ sinh hiệu quả
2. Cách trị và phòng rôm sảy cho bé hiệu quả
Khi trẻ bị rôm sảy bố mẹ hãy áp dụng các biện pháp điều trị kết hợp phòng ngừa để mang lại hiệu quả chữa trị tốt hơn với những gợi ý:
- Thuốc: Nếu trẻ bị rôm sảy nhẹ bạn không cần phải sử dụng đến việc điều trị bằng thuốc cho trẻ mà chỉ cần giảm các tác nhân gây bệnh cho bé như quần áo, vệ sinh da.
Trong trường hợp trẻ bị rôm sảy nặng thị bạn nên cho bé thăm khám để bác sỹ cho bé thuốc bôi giảm cảm giác khó chịu, ngứa, tránh bé gãi gây loét biến chứng nặng như: Dung dịch Calamine làm dịu ngứa, Anhydrous lanolin ngăn ngừa hiện tượng bít các ống tuyến mồ hôi và ngưng phát sinh các sang thương mới, các loại thuốc bôi có chứa steroids dùng trong các trường hợp nặng.
Bạn có thể sử dụng phẩn rôm nhưng phải đảm bảo chất lượng, uy tín.
- Chăm sóc và phòng rôm sảy cho bé
+ Tắm rửa cho bé thường xuyên bằng nước sách
+ Khuyến khích trẻ chơi đồ chơi dưới nước như bể bơi cho bé để giảm nóng, tránh ra nhiều mồ hôi.
+ Có thể sử dụng các phương pháp tắm nước lá dân gian để phòng bệnh cho bé đơn giản và hiệu quả như: tắm lá dâu tằm, gừng tươi, lá bọ mẩy tươi, lá sài đất, kinh giới khô… Việc tắm là đúng phương pháp sẽ giúp trẻ giảm tình trạng rôm sảy nhanh.
+ Nhưng lưu ý khi tắm lá cho bé cần tắm sạch cho bé bằng sữa tắm trước khi tráng nước lá vì nước lá không hòa tan được chất nhờn trên da. Sau khi tắm nước lá xong thì tráng lại bằng nước ấm đổ rửa trôi các chất từ lá con, tránh đọng lại lỗ chân lông gây tắc và nhiễm khuẩn trở lại.
+ Mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi tốt cho bé
+ Cố gắng lau mô hồi cho bé thường xuyên, bổ sung nước đặc biệt là khi trẻ nô đùa vận động.
+ Khuyến khích trẻ chơi, nghỉ ngơi ở môi trường thông thoáng, nhiệt độ thích hợp, chống nắng khi ra ngoài để bảo vệ làm da và tránh cho trẻ ra quá nhiều mô hôi.
Cách trị và phòng rôm sảy cho trẻ sơ sinh hiệu quả
3. Những sai lầm hay mắc phải khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy cần tránh
- Sử dụng nước cốt chanh cho vào nước tắm của bé với mục đích diệt khuẩn. Việc làm này sẽ dễ làm da trẻ bị tổn thương, kích ứng do hàm lượng axit quá cao.
- Nấu nước là tắm cho bé càng nhiều lá càng tốt: đây là quan điểm sai lầm khiến các mẹ có có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng cho bé do lượng tinh bột của lá cây quá nhiều và có thể động lại trên da khi tắm không sạch.
- Tắm nước lá cho trẻ khi đã bị chầy xước, mưng mủ: đây là việc không nên làm vì lúc này da của trẻ đang bị tổn thương, dễ bị sưng tấy, viêm da do bé ngứa và gãi làm mất lớp da bảo vệ. Do vậy nếu tắm nước lá dù đã bun sôi thật kỹ thì vẫn có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễu khuẩn. Nguy hiểm hơn nếu tình trạng chầy xước ở mạch máu như mặt, cổ, đầu… vì có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.
- Không tắm sữa tắm của người lớn cho bé vì loại sữa của người lớn có độ kiềm cao dễ gây kích ứng, mất lớp bảo vệ da non nớt của trẻ.
- Không tắm sữa tắm người lớn hay massage cho bé vì sữa tắm người lớn chứa kiềm cao nên dễ gây khô da, mất lớp bảo vệ da của trẻ.
- Tránh dùng tinh dầu dừa, dầu oliu vì làm da trẻ trở nên bóng ướt, mọc rôm sảy nhiều hơn.
- Không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể mẹ chuẩn đoán bệnh sai, lấy sai thuốc, dùng không đúng liều gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là một số lưu ý về bệnh rôm sảy ở trẻ và các điều trị, phòng tránh cho trẻ sức khỏe tốt, sinh hoạt thoải mái.
Nguồn: https://subin.vn/tin-tuc/rom...