Trong đông y, hoa atiso dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…
Atiso được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không.
Vì vậy trà atiso sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atiso bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atiso làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.
Có thể khi dùng lần đầu bạn sẽ có phản ứng chưa quen với atiso như đau bụng, da có thể hơi có biểu hiện khác nhưng sau vài ngày triệu chứng đó sẽ biến mất. Atiso là một thảo dược khá được nhiều người biết đến công dụng của nó, vậy tại sao bạn lại không tự chăm sóc làn da và giúp gan khoẻ mạnh bằng thảo dược tự nhiên và an toàn này nhỉ?
Atiso là loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, những món ăn được chế biến từ atiso cũng được rất nhiều người ưa chuộng.
Atiso là loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu, mầu tím nhạt. Lá bắc ngoài cuả cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Lá to, dài 1-1, 2m, rộng 50cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên. Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo.
Hoa atiso được dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, carbonhydrat gồm phần lớn là inulin. Lá Atiso vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng để điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, Atiso dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương.
Atiso cũng được dùng làm thuốc: có tác dụng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em. Bộ phận dùng là lá tươi hoặc khô, đem sắc hoặc nấu cao lỏng, với liều 2 - 10g lá khô một ngày, có khi chế thành cao mềm hay cao khô để bào chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay tĩnh mạch. Có thể chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt. Người ta còn dùng
thân atiso và rễ Atiso thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá.
Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng của Atiso trị bệnh tiểu đường
Bài 1: Thân cây Atiso 40g, rễ 40g, hoa 20g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g pha như pha nước chè.
Bài 2: Hoa Atiso 50g cũng phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g, pha như pha nước trà.
Bài 3: Hoa Atiso 100g, lá Atiso 100g, luộc ăn như các loại rau thông thường.
Bài 4: Chân giò hầm Atiso: Món chân giò lợn hầm Atiso kích thích vị giác giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng dùng cho người bị tiểu đường. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng tiết sữa ở các bà mẹ sau khi sinh.
Bài 5: Hoa Atiso 50g, ý dĩ 50g, lá lách lợn 150g, gia vị vừa đủ. Hoa Atiso, ý dĩ, giã nhỏ, lá lách lợn rửa sạch, thái miếng, cho tất cả vào bát to, cho gia vị vào trộn đều, đem hấp cách thủy khi chín cho bệnh nhân ăn, ngày ăn 1 lần, một liệu trình là 10 ngày, thời gian nghỉ giữa các liệu trình là 5 ngày. Cần dùng 3 - 4 liệu trình
Những bộ phận của atiso được dùng làm thuốc
Hoa atiso có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn. Tuy nhiên có thể dùng
hoa atiso sấy khô Đà Lạt dễ dàng chế biến, vô cùng tiện lợi.
Bộ phận của cây atiso được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 – 3, 15 g protein, 0, 1-0, 3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase) và 82 g nước.
Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.
Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atiso khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Tuy nhiên nếu bạn không thích uống trà thì có thế dùng nó như một loại nước tắm chăm sóc da. Bạn có thể dùng toàn bộ lá tươi hoặc mua loại trà đóng sẵn trong túi nhưng nếu dùng được lá tươi là tốt nhất.
Atiso có nhiều tác dụng như vậy sao chúng ta không thử cùng nhâm nhi 1 tách trà atiso ấm trong không khí lạnh của mùa đông này hay nấu 1 bát canh hoa atiso sấy khô nhỉ!