Hình thức của một người có thể gợi ý về trường hợp trầm cảm: không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu...
Triệu chứng của bệnh nhân trầm cảm
Hình thức của một người có thể gợi ý về trường hợp trầm cảm: không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu,
suy nhuoc co the...
Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do...
Rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất ham muốn tình dục ở cả hai phái, có thể yếu hoặc mất chức năng cương cứng ở nam giới, lãnh cảm ở phụ nữ.
Các biểu hiện có thể khác của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì.Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ bị mắc
benh trung ca, bênh này nếu không được điều trị bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.
Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm cân nặng bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực điều này khiến bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa.
Đối với những người bệnh nặng hơn còn gặp khó khăn hay không thể thực hiện những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, gặp gỡ bạn bè, thăm người thân, tiếp xúc với người khác, đặt biệt là với người khác giới.
Các biểu hiện này có thể gặp ở người khỏe mạnh, bình thường khi gặp chuyện sốc hay buồn bực, vì vậy rất khó có thể phân biệt được đâu là tâm trạng nhất thời và khi nào thì đã mắc phải bệnh. Bệnh trầm cảm là một căn bênh khá phổ biến hiện này khi áp lực công việc và cuộc sống tăng cao, bênh rất nguy hiểm và cần được điều trị bằng liệu pháp tâm lý kết hợp uống
thuoc chua benh tram cam
Để chẩn đoán trầm cảm, người ta thường dựa vào bảng tiêu chuẩn DSM IV hay chuẩn ICD-10 phần F32 của WHO.
Tiêu chuẩn DSM IV dùng chẩn đoán trầm cảm
Trong vòng hai tuần, hầu như mỗi ngày
Tính khí sầu muộn và/hoặc từ chối những nguồn vui vốn có cộng với ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau:
• Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.
• Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.
• Kích động hoặc trở nên chậm chạp.
• Mệt mỏi hoặc mất sức.
• Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.
• Giảm khả năng tập trung, do dự.
• Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
Chuẩn ICD-10 F32
Theo ICD:
• F32.0 Giai đoạn trầm cảm nhẹ (người bị bệnh cảm thấy không được khỏe và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, sinh hoạt bình thường).
• F32.1 Trầm cảm mức trung bình (những yêu cầu trong công việc và việc nhà không thể đảm nhiệm nổi).
• F32.2 Trầm cảm nặng (bệnh nhân cần được điều trị).
• F32.3 Trầm cảm nặng kèm theo những biểu hiện thần kinh khác.
• F32.8 và 9 Những giai đoạn trầm cảm khác.
( Theo camnangbenh.com )