Triệu chứng suy nhược cơ thể là tình trạng bệnh lý kéo dài với những biểu hiện lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, làm việc năng suất giảm... Có người vượt qua trong thời gian ngắn nhưng có người phải chữa dài ngày. Vậy, khi cơ thể suy nhược cần có chế độ ăn uống cân bằng, sinh hoạt khoa học.
Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ thể suy nhược, một số nguyên nhân chính do
- Do bẩm sinh
Trong thời kỳ thai nghén, người mẹ không được ăn uống đầy đủ, mắc các bệnh cấp tính hay ngộ độc khi dùng thuốc... làm ảnh hưởng tới tạng địa của thai nhi. Sau khi đẻ lại không được nuôi dưỡng tốt, điều hoà tinh huyết không đầy đủ làm ảnh hưởng đến tinh, khí, huyết của các tạng phủ, nhất là tạng thận, làm ảnh hưởng đến quá trình phát dục của trẻ, dẫn đến tình trạng như: trí tuệ chậm phát triển, chậm biết đi, chậm mọc răng.
- Do ăn uống không điều hòa
Ăn uống quá thiếu thốn hoặc ăn quá nhiều chất bổ, béo, cay, ngọt... làm ảnh hưởng đến công năng vận hoá của tỳ vị. Tỳ vị không vận hoá được thuỷ cốc đẫn đến khí, huyết, tân dịch giảm sút và từ đó tiếp tục đưa đến sự rối loạn công năng của cdcs tạng phủ khác.
- Quá sức
Lao động quá sức, hay phòng dục quá độ làm tinh, khí, thần bị giảm sút, dẫn đến hoạt động của các tạng tâm, tỳ, phế, thận... bị suy kém….
Biểu hiện
Các triệu chứng hay gặp nhất là rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, đôi khi có ác mộng. Có hiện tượng mỏi cơ như đau nhức cơ, chuột rút, đau lưng, mệt mỏi khi vận động. Thường thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, sợ ánh sáng. Ngoài ra, còn có các rối loạn lo âu với cảm giác bồn chồn, khó chịu trong cơ thể, lo sợ, bi quan, mệt, uể oải, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao tái nhợt, đôi khi ngất xỉu. Có cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.
Cách khắc phục
- Tùy theo nguyên nhân mà cách khắc phục cho phù hợp. Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ… cơ thể giảm sút toàn thân thì bên cạnh thuốc trị bệnh chính cần bổ sung nước, điện giải, chú ý chế độ ăn uống.
- Thực đơn ăn uống cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin) nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam… Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ tiêu.
- Đối với người lao động quá sức ăn uống cần đủ chất đạm, lipit ( thịt, cá, trứng, …) và cần chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến một giờ. Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối. Không uống cà phê, bia rượu, hút thuốc lá. Nếu các biểu hiện suy nhược không được cải thiện cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.
- Đối với người bệnh suy nhược cơ thể do các rối loạn trầm cảm, lo âu và rối loạn thần kinh thì phải dùng các thuốc chống trầm cảm, lo âu. Việc điều trị phải liên tục và kéo dài trung bình sáu tháng đến hai năm và có bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tâm lý, nội thần kinh theo dõi.
Các bài viết liên quan:
Phát hiện ung thư sớm
Khám mắt hà nội
Phòng khám Đa khoa Quốc tế VietSing - Công ty CP Y học Rạng Đông
Địa chỉ: Pacific Place 83B Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Tel: (84-4) 3943 8888 - (84-4) 3944 8686 Fax (84-4) 3942 8989
.