Đồ
sành sứ đã xuất hiện từ rất lâu cùng với sự phát triển của loài người. Thuở xưa, gốm sứ được làm theo cách tự nhiên nhất, thô, mộc bằng chính bàn tay của con người. Dần dần cùng với sự phát triển của xã hội, sự thăng hoa của nghệ thuật, con người đã tạo ra những sản phẩm gốm sứ tinh xảo hơn, điêu luyện hơn. Ngày nay, cuộc sống hiện đại lên rất nhiều, tuy nhiên các vật dụng bằng sành sứ vẫn gắn bó rất thân thiết với đời sống của con người với những vật dụng rất gần gũi trong gia đình như: bát ăn cơm, chén uống nước, bình hoa, các vật dụng trang trí...
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại đồ gốm sứ khác nhau, vì vậy để tránh mua nhầm các loại hàng bị lỗi, hàng giả hoặc kém chất lượng, khi chọn mua, bạn cần lưu ý những điểm sau:
CÁCH PHÂN BIỆT ĐỒ SÀNH SỨ TỐT
Các thử dễ nhất là dùng đũa hoặc thanh kim loại gõ nhẹ vào sản phẩm. Các sản phẩm bằng sứ sẽ cho tiếng ngân thanh vào kéo dàn hơn đồ gốm. Một điểm dễ nhận biết khác là bạn có thể kiểm ra lớp men tráng trên sản phẩm. Đồ gốm được làm từ nguyên liệu ít chọn lọc hơn đồ sứ nên thường có độ xốp cao hơn, khả năng giữ nhiệt kém nên phải tráng men toàn bộ sản phẩm, còn đồ sứ thường lớp men tráng sẽ không kín.
Bạn nên chọn mua các đồ dùng bằng sứ vì các lí do sau: đồ gốm dễ vỡ hơn đồ sứ, tính giữ nhiệt cũng kém hơn, và đồ gốm có độ xốp cao nên nếu bị thấm nước sẽ nhanh mục.
CÁCH CHỌN MUA
Khi chọn mua các sản phẩm
sanh su, bạn nên chọn các sản phẩm có nước men bóng, không nên chọn các sản phẩm có nước men bị rạn chân chim và các sản phẩm có nước men bị lẫn tạp chất hoặc sần sùi...
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN
Khi mới mua về, bạn nên ngâm các đồ
sành sứ trong nước (có thể dùng nước vo gạo) khoảng từ 4 đến 8 tiếng, việc này giúp đất nung nở ra, bịt kín các lỗ hở li ti mà mắt thường không nhìn thấy. Sau khi ngâm nước bạn bỏ các sản phẩm vào dung dịch nước muối và đun sôi từ 5 đến 10 phút, việc này giúp các sản phẩm giãn nở đều, tránh bị vỡ nứt khi sử dụng.
Khi lau rửa, nên tránh rửa đồ gốm sứ bằng các miếng rửa kim loại vì sẽ làm trầy lớp men của sản phẩm. Ngoài ra, tránh dùng các dung dịch có tính axit cao như chanh, giấm để chùi rửa đồ gốm sứ, vì tính axit của chanh hay giấm sẽ làm mòn và khiến lớp men bên ngoài của sản phẩm bị xuống màu.
VỆ SINH ĐÚNG CÁCH
Đối với các vết bẩn ở đồ sứ thông thường là do bị xước, lâu ngày bám bụi thành vết bẩn trông không đẹp. Bạn lấy muối và giấm hòa theo tỉ lệ 1:1 rồi đem đun nóng cho tan hết muối. Dùng khăn ẩm phủ lên vết bẩn một lúc rồi lấy khăn hơi ráp thấm nước giấm chùi mạnh, vết bẩn sẽ hết.
Với đồ sứ nhám, bạn hòa xà bông với nước, thả đồ sứ vào và dùng bàn chải mềm để chà vết bẩn.
Với cốc uống nước, bình, lọ, lấy bột có men dùng làm bánh mì pha với nước, lau qua một lần lên bề mặt. Một lúc sau dùng giẻ mềm lau lại. Đồ dùng sẽ sáng bóng trong nhiều tuần lễ.
Tuyệt đối không nên sử dụng máy rửa chén bát để rửa những đồ dùng bằng gốm,
sanh su có hoa văn trang trí dễ bị phai. Nên rửa đồ dùng bằng nước ấm và bằng nước rửa (có tính chất tẩy rửa nhẹ). Cẩn thận hơn, bạn nên để đồ dùng vào trong chậu nhựa được lót một tấm cao su dưới đáy để tránh bị vỡ trong trường hợp đồ dùng bị trượt khỏi tay. Rửa lại lần thứ 2 hoặc 3 với nước cùng nhiệt độ và dùng khăn sạch, mềm để lau khô trước khi cất.
Không nên sử dụng vải có thấm nước Javel để rửa sạch đồ dùng hoặc đồ vật trang trí bằng gốm sứ hiện đại, chúng sẽ bị xước dài.
Để chữa một vết nứt hoặc vết mẻ trên đồ gốm, trước tiên cần phải rửa vật dụng (thật cẩn thận và nhẹ tay) bằng nước rửa (tính chất tẩy rửa nhẹ), sau đó làm khô bằng máy sấy tóc. Nếu là đồ gốm dày, rạch thêm một chút vết nứt sau đó dán chúng lại bằng êpoxit, tiếp theo lau khô bằng một chiếc khăn tẩm cồn. Cột chặt vết rạn nứt bằng dây ít nhất 24 giờ.
(Tổng hợp)