Vì sao máy in nhiệt lại thay thế cho máy in kim và máy in laser ?
Máy in nhiệt hay máy in truyền nhiệt trực tiếp đã có từ cuối những năm 1970. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các lựa chọn in ấn khác nhau như in laser, kim , phun... Tuy nhiên để đáp ứng hầu hết yêu cầu và tiêu chuẩn in ấn thì công nghệ in nhiệt vẫn là lựa chọn tối ưu.
Mã vạch bao gồm các dòng và các ký tự được thiết kế để đọc một cách nhanh chóng bởi các thiết bị quét mã vạch. Hầu hết các mã vạch in được in với các chấm vuông nhỏ có cạnh là đường thẳng thích hợp với các loại máy đọc mã vạch hiện nay. Trong khi đó phần lớn các máy in nhiệt hoạt động với tiêu chuẩn độ phân giải 203dpi, phù hợp với hầu hết các nhãn in. Đối với các định dạng nhãn đòi hỏi font chữ nhỏ, hoặc biểu tượng cong thì máy in với độ phân giải 305 dpi sẽ cho ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Một số hãng sản xuất hiện nay cũng đang cung cấp máy in tem nhãn có độ phân giải 400dpi và 600dpi, những dòng máy in này thường phù hợp với các khu công nghiệp có nhu cầu in tem nhãn có chất lượng độ nét cao và in với số lượng lớn.
Tại sao in nhiệt, truyền nhiệt trực tiếp lại thống trị công nghệ in nhãn khác ?
Chi phí : Giá cả dao động trong khoảng thấp cho một bộ thiết bị, đầu in nhiệt với giá thấp dễ dàng thay thế.
Giấy in, mực in: Sử dụng các loại giấy in nhiệt hay decal vẫn có chi phí hiệu quả nhất, ngay cả khi đã bao gồm ribbon mực. Các máy in truyền nhiệt có thể chạy giấy, film hay decal khi kết hợp với ribbon mực thích hợp, không cần điều chỉnh như máy in laser hoặc hay mực in kim trước mỗi lần in. Công nghệ truyền nhiệt trực tiếp trên ribbon mực có độ bền cao. Các máy in sẽ chấp nhận giấy decal ở dạng cuộn hoặc ngăn xếp. Thực tế là hầu hết các chất liệu in tem nhãn hiện nay đều có thể sử dụng trong một máy in nhiệt.
Tốc độ: Một số máy in nhiệt mới có tốc độ lên đến 10 inch/giây. Công nghệ in truyền nhiệt có tốc độ in ấn nhanh cũng như chi phí cho bản in khá rẻ.
Độ bền : Máy in mã vạch thường có độ bền cao trên 10 năm với độ bền đầu in lên tới 100km - 200km
Tùy chọn kết nối : Kết nối USB tiêu chuẩn, thay thế các kết nối Centronics/Parallel. Ngoài ra kết nối Ethernet cũng rất phổ biến, do người dùng có thể dễ dàng sử dụng điều khiển máy in từ xa theo địa chỉ IP riêng.