|
Trợ giúp |
|
|
|
|
8X bỏ nghề lái xe, đột phá trồng cam Canh trên đất Lĩnh Nam |
Ngày: 02/02/2015 |
|
"Đất ở Lĩnh Nam là đất bồi phù sa, vị trí địa lý và khí hậu đều thuận lợi cho cam đường Canh phát triển tốt nên tôi đã quyết định gắn bó với loài cây này”, anh Vũ Văn Dũng chia sẻ.
|
Anh Vũ Văn Dũng đang chăm sóc vườn cam đường Canh. |
|
|
Vốn nổi tiếng là vựa rau sạch của Hà Nội, những năm gần đây, nông dân phường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) bắt đầu du nhập nhiều loại giống cây trồng mới, trong đó có cam Canh. Do được trồng trên đất bồi phù sa nên cam Canh ở đây có vị ngọt đậm đà, vỏ mỏng, đem lại thu nhập cao cho bà con.
Bỏ phố về đồng
Trong số những người trồng cam nổi tiếng ở Lĩnh Nam bây giờ, phải kể đến Vũ Văn Dũng. Sinh năm 1981, là lái xe cho lãnh đạo một doanh nghiệp du lịch, Dũng thường xuyên di chuyển đến nhiều vùng đất khác nhau, và chính những điều mắt thấy tai nghe trong những chuyến đi đã khiến Dũng càng nung nấu ý định quay về canh tác nông nghiệp tại quê hương. Dũng cho biết: “Có rất nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Đất quê nhiều, màu mỡ trù phú như thế, chắc chắn trồng rau sạch, quả quý sẽ giúp ổn định cuộc sống”. Vậy là Dũng quyết định bỏ nghề lái xe, xoay trần với ruộng vườn quê hương và khởi nghiệp bằng cam Canh - giống cây ăn quả chưa từng được trồng trên đất Lĩnh Nam trước đó.
Thị trường hoa quả những năm gần đây tràn ngập hàng lậu giá rẻ từ Trung Quốc, khiến rau quả trong nước bị cạnh tranh hết sức gay gắt. Thế nhưng theo anh Dũng, trong cái khó lại có cơ hội. “Thực tế cho thấy, các loại quả nội cao cấp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng luôn không đủ hàng để bán. Ví dụ như cam đường Canh, có thời điểm giá lên tới 150.000 – 180.000 đồng/kg, hay bưởi Diễn cũng có lúc đạt 80.000 – 120.000 đồng/quả. Trong khi quá trình đô thị hoá quá nhanh đã khiến nhiều nông dân bỏ nghề bỏ đất, sản lượng cây trái đặc sản ngày càng thấp, cung không đủ cầu.
Vẫn biết yếu tố cấu thành nên đặc sản của mỗi vùng - ngoài giống ra - còn là chất đất, tiểu vùng khí hậu, nhưng bên cạnh đó, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, kỹ năng chăm bón cũng có vai trò quyết định lớn tới chất lượng nông sản. Đất ở Lĩnh Nam là đất bồi phù sa, vị trí địa lý và khí hậu đều thuận lợi cho cam đường Canh phát triển tốt nên tôi đã quyết định gắn bó với loài cây này” - anh Dũng chia sẻ về quyết định của mình.
Những ngày này, vườn cam Canh chín đỏ, nặng trĩu cành của Vũ Văn Dũng luôn tấp nập thương lái tới xem hàng, đặt mua. Giá đổ buôn tại vườn đã là hơn 60.000 đồng/kg. Hiện Dũng đang sở hữu 2ha cam, trong đó 1ha để cấy cây con, 1ha đã cho thu hoạch với 700 gốc, sản lượng ước đạt trên 9 tấn, thu về 550 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng hơn 300 triệu đồng. Trong đó, điều Dũng ưng ý nhất là đã áp dụng thành công hệ thống vòi phun tưới tự động cho vườn cam. Vì thế, việc tưới bón, chăm sóc vườn cam 2ha đối với Dũng rất đơn giản, thường tới vụ thu hoạch Dũng mới phải thuê thêm nhân công.
Sức mạnh liên kết
Quan điểm
Ông Nguyễn Đức Thọ
Nhiệm vụ của Hội Nông dân là sát cánh cùng bà con đem lại niềm tin cho người tiêu dùng. Hiện, cam quất ở Lĩnh Nam trước khi thu hoạch ít nhất 1 tháng đều không sử dụng bất kỳ loại phân bón hay thuốc hóa học nào. |
Từ mô hình trồng cam đường Canh thành công của nông dân Vũ Văn Dũng, Chi hội Nghề nghiệp và Mô hình kinh tế tập thể nông dân Lĩnh Nam đã đồng loạt chuyển đổi, mạnh dạn thay thế những loại cây trồng kém hiệu quả bằng những giống cây trồng mới. Chỉ tay ra bãi bồi rộng mênh mông, Chủ tịch Hội Nông dân phường Lĩnh Nam Nguyễn Văn Minh hào hứng nói: Chi hội Nghề nghiệp và Mô hình kinh tế tập thể là sáng kiến của Hội Nông dân được thành lập vào tháng 12.2013, nhằm đẩy mạnh liên kết và phát huy sức mạnh tập thể. Hiện Chi hội đang thu hút 20 hội viên tham gia trồng thí điểm nhiều loại cây cho giá trị kinh tế cao như nhãn, thanh long ruột đỏ, hoa lan, quất cảnh, phật thủ, bưởi, táo, trong đó toàn bộ diện tích chuối kém hiệu quả đã được thay thế bằng cam Canh. Hiện, Lĩnh Nam đang triển khai kế hoạch phát triển 14ha cam, dự kiến sản lượng đạt 200 tấn...
“Dân mình bây giờ không thiếu tiền, nhưng thiếu lòng tin vào sự tử tế, mỗi cọng rau, múi quả hàng ngày sử dụng đều nơm nớp nỗi lo dư lượng chất độc hại. Do đó, nhiệm vụ của Hội Nông dân là sát cánh cùng bà con đem lại niềm tin cho người tiêu dùng. Hiện, cam quất ở Lĩnh Nam trước khi thu hoạch ít nhất 1 tháng đều không sử dụng bất kỳ loại phân bón hay thuốc hóa học nào. Ngành nông nghiệp quận còn đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào xây dựng đường xá, trạm bơm tưới nước sạch để người nông dân an tâm sản xuất" – ông Nguyễn Đức Thọ - Chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam cho biết.
Vũ Quỳnh Hương
|
|
|
|
|
|
|
|
“Anh Tư là một thủ lĩnh toàn diện của nông dân (ND) chúng tôi. Anh không ngại khó khăn theo sát và tận tình quan tâm, giúp đỡ ND ở nhiều mặt. Vì vậy nhiều năm liền, Hội ND xã Trường Long ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Phan Minh Thông làm chủ công ty xuất khẩu hồ tiêu khi mới 26 tuổi, lúc đó đã có không ít người đánh cược: "Chậm nhất trong ba năm, Phúc Sinh sẽ bỏ cuộc chơi". Thế nhưng 14 năm qua, từ một ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Nghỉ hưu sau 30 năm công tác trong ngành công an, năm 2008 ông Lê Xuân Bính (SN 1957, xã Sơn Trà, Hương Sơn, Hà Tĩnh) thuê 5,8ha đất bìa rừng làm trang trại. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Sự nông nổi của tuổi trẻ khiến anh Hồ Kham (40 tuổi, ngụ xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) phải trả giá bằng những ngày tháng tù tội. Ra tù, bỏ lại quá khứ lầm lỗi, Kham quyết tâm ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Nhiều thanh niên ở ĐBSCL vượt qua nghèo khó, trở nên khá giả khi nhìn thẳng vào hoàn cảnh của gia đình với câu hỏi cháy bỏng: Tại sao nghèo hoài? |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Từ niềm đam mê lan, ông Bùi Minh Ngọc (còn gọi là Tám Ngọc, ngụ phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) đã tận dụng khoảnh đất nhỏ của mình trồng nhiều loại lan với thu nhập hàng trăm triệu ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Trang trại bồ câu của anh Nguyễn Văn Phúc (thôn Hiệu Chân, xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) có giá trị đến hàng tỷ đồng. Bất ngờ hơn, khi ông chủ thương hiệu "Bồ câu Hồng Phúc" nổi ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Mạnh dạn thử nghiệm trồng cây thanh long trên vùng đất nhiễm phèn U Minh Hạ đã đem về cho hai anh em nông dân miền Tây cả tỷ đồng mỗi năm. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Cũng bình thường như bao người nhưng nhờ lao động chăm chỉ, anh Nguyễn Tiến Dương đã trở thành triệu phú với thu nhập 300 triệu/năm nhờ cây vạn năng chùm ngây. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Dẫn chúng tôi băng qua những tán rừng tràm xanh mướt, bà Cao Thị Cúc (trú thôn Liên Phong, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) tự tin kể: “Trước đây khi đi trên vùng đất này, bước ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Rời bỏ môi trường làm việc chuyên nghiệp, cất đi tấm bằng đại học, không quan tâm đến những lời khuyên cũng như phản đối từ phía gia đình, Võ Tường Vy quyết định thực hiện giấc mơ giản dị ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Nuôi trăn trên đệm lót sinh học (ĐLSH) ít chi phí, giảm công chăm sóc, hạn chế dịch bệnh, trăn tăng trọng nhanh và cho lợi nhuận cao hơn từ 20 - 30% so với cách nuôi thông thường. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Một chuyện rất tình cờ vào năm 1992, người hàng xóm ăn quả bí và vứt hạt sang vườn nhà anh Phùng Anh Dũng (xã Phước Đồng, TP.Nha Trang, Khánh Hòa). |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Trại cá lồng của vợ chồng ông Phạm Đình Chiểu (xóm 2, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình) là mô hình đầu tiên trong số rất ít những trại cá áp dụng kỹ thuật nuôi cá lồng trên sông. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Vườn của anh Khương mỗi năm cung cấp cho thị trường 50 tấn ổi trái, 30.000 - 50.000 cây giống các loại, thu nhập khoảng 1,2 tỷ đồng. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|