Viêm gan b là một bệnh có khả năng lây lan rất cao, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết bệnh viêm gan b lây qua đường nào dễ bị nhất? Khi xác định mình đã bị nhiễm virus viêm gan siêu vi b thì chính bản thân bệnh nhân đang mang trong người những nguy cơ lây nhiễm sang người thân và những người xung quanh khá là cao, vì vậy những người thân nên được thực hiện các xét nghiệm để xem đã bị nhiễm viêm gan b hay chưa. Việc sớm biết các con đường lây bệnh sẽ giúp người bệnh hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cũng như giúp người lành có cách tránh bị lây nhiễm hiệu quả. Theo các bác sĩ chuyên khoa gan mật, bệnh viêm gan b thông thường được lây truyền qua ba con đường chính:
- Con đường lây truyền phổ biến nhất là từ mẹ sang con tron quá trình chuyển dạ
- Bệnh viêm gan b lây qua đường quan hệ không an toàn đồng giới hoặc khác giới
- Bệnh viêm gan b có thể lây sang đường máu, virus viêm gan b có trong máu và các chế phẩm từ máu thường lây nhiễm qua việc dùng chung tiêm chích, xăm mình, châm cứu, xỏ lổ tai, … những dụng cụ có thể gây chảy máu dính máu của người bệnh.
[center] [/center]
Bệnh viêm gan siêu vi b có nguy hiểm không?
Tuy nhiên không phải người nào bị nhiễm viêm gan siêu vi b cũng sẽ bị nhiễm siêu vi hoạt động suốt đời . Một số người có khả năng lọai sạch siêu vi trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính, tình huống này xảy ra trong 6 tháng đầu tiên của nhiễm trùng đôi khi gây ra triệu chứng viêm gan nặng như vàng da, sốt, mệt mõi… được gọi là viêm gan cấp, cũng có một số người không có triêu chứng trong giai đọan này. Trên 90% người lớn có hệ miễn dịch lành mạnh, khỏe sẽ phục hồi sau đợt nhiễm siêu vi cấp tính chỉ có 10% chuyển thành người mang siêu vi mạn tính. Tuy nhiên nếu bạn nếu bị lây nhiễm từ mẹ lúc sinh thì 90% khả năng sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính.
Để phòng tránh xơ gan do viêm gan siêu vi b chúng ta nên làm gì?
Phòng xo gan ngay từ khi gan còn khỏe mạnh là cách tốt nhất để bảo vệ bạn và người thân. Cần làm tốt các điều sau:
Tiêm vaccine phòng các bệnh viêm gan virus B, C
Loại bỏ rượu, bia, thuốc lá
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Phòng tránh các bệnh giun sán
Hạn chế dùng các loại thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp, hàng quán vì chứa nhiều muối và mì chính (chứa nhiều natri).
Tránh dùng các thuốc gây hại cho gan.
Điều trị tốt khi bị các bệnh viêm gan cấp và mạn tính
Thăm khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần / năm.
Viêm gan mạn tính là gì?
Viêm gan siêu vi B mạn: Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, hầu như không có triêu chứng, người bệnh luôn cảm thấy sức khoẻ bình thường hoặc đôi khi có mệt mõi, chán ăn thoáng qua nhưng cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, và các biến chứng như có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hoá, ung thư. Một khi bệnh đã diễn tiến xơ gan thường khó hồi phục mặc dù tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy cần điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa họăc làm chậm quá trình xơ gan
Khi biết mình bị nhiễm siêu vi viêm gan B có thể bạn sẽ mang tâm trạng lo lắng nhiều, thường bị áp lực về tâm lý, tốt nhất nên gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chọn lựa cách điều trị viem gan man tinh nào tốt nhất để bảo vệ gan của bạn.