BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

Bước thăng trầm làm túi xách Việt của đôi vợ chồng trẻ

  Ngày: 09/08/2015
Từ số vốn vỏn vẹn 40 triệu đồng, sau 6 năm cùng nhau khởi nghiệp, vợ chồng Liêm và Thư đã tạo dựng được một thương hiệu túi xách thuần Việt, cùng chuỗi 19 cửa hàng trên toàn quốc.


Bước thăng trầm làm túi xách Việt của đôi vợ chồng trẻ
Sản phẩm túi xách mang thương hiệu Việt của Liêm và Thư.

Ngay từ lúc còn nhỏ, Phạm Ngọc Liêm, sinh năm 1988 tại Phước Long, Bình Phước, đã tập tành phụ giúp ông bà buôn bán nông sản do gia đình sản xuất, nên máu kinh doanh có ở cậu thanh niên này từ khá sớm.

Năm 18 tuổi, Liêm lên TP HCM học công nghệ thông tin rồi đi làm quản lý chi nhánh cho công ty thiết bị số một thời gian. Chính những công việc này cho Liêm nhiều kinh nghiệm dấn thân hơn trên thương trường, nhưng nhiều lúc anh lại tự hỏi: "Mình đang làm việc này vì điều gì? Mình đang được trả tiền để thực hiện ước mơ của người khác hay sao thay vì có ước mơ cho riêng mình?".

Những suy nghĩ ấy cứ thôi thúc Liêm phải làm một điều gì đó. Vào đầu năm 2009, anh quyết tâm từ bỏ một công việc tốt đang có và bắt tay vào xây dựng thương hiệu riêng với tên gọi Lee&Tee - xuất phát từ tên của hai vợ chồng Liêm và Thư. Đầu tiên là giai đoạn lựa chọn ngành nghề. Vợ chồng anh may mắn gặp được một người thợ may túi "bậc thầy" đã truyền thêm động lực lớn cho quyết định chọn lĩnh vực may mặc thời trang.

Qua đó, bản thân Liêm nhìn thấy được thế mạnh của Việt Nam là một trong ba quốc gia sản xuất và xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chỉ gia công và xuất đi các nước, chưa tập trung vào phát triển nhận diện thương hiệu ngay tại nội địa. Thời điểm này, vợ Liêm đang làm bên du lịch cũng chuyển qua học thiết kế để hỗ trợ cho dự án của hai vợ chồng.

Nhờ sự hỗ trợ và giúp đỡ của vị "sư phụ dạy nghề", hai vợ chồng bắt đầu thiết kế và may mẫu. Suốt hai năm nghiên cứu, khảo sát ý kiến khách hàng, Liêm và Thư mới cho ra đời những sản phẩm có thương hiệu riêng với gam trầm làm chủ đạo theo xu hướng phong cách cổ điển.

Năm 2011, cửa hàng đầu tiên của hai vợ chồng ra đời. "Lúc đó chúng tôi chỉ có vỏn vẹn 40 triệu đồng làm vốn cùng một cửa hàng nhỏ 10m2 trên đường Cách mạng tháng Tám, TP HCM. Ngay cả việc thi công cửa hàng, bạn bè cũng hỗ trợ rất nhiều, người phụ đóng gỗ thiết kế, người thì vẽ tặng bảng hiệu...", Liêm kể.

Vào thời kỳ đầu, chỉ có hai vợ chồng và hai người thợ già cùng nhau làm việc. Vốn không nhiều, mỗi lần sản xuất chỉ có vài sản phẩm, tức là làm tới đâu bán tới đó, rồi mới may thêm. Sáng sáng Liêm lại đi mua nguyên liệu, vẽ rập cắt may rồi cùng thợ lên mẫu. Mẫu lên lần đầu tiên sẽ bán rồi tham khảo góp ý của khách, rồi được chỉnh sửa hoàn thiện ở phiên bản thứ hai. Và cứ như vậy mọi thứ dần hoàn thiện giúp vợ chồng Liêm xây dựng được số lượng khách hàng thường xuyên. Khâu sản xuất cũng từ chỗ chỉ có hai chiếc máy may, đã được nâng lên 3 rồi 4 máy...

Những tưởng sẽ tiếp tục kinh doanh tốt, một năm sau đó,  Liêm quyết định mở cửa hàng thứ hai nhưng mọi chuyện bắt đầu đi xuống từ đó. Lượng khách mua không đủ để hoàn vốn trả nợ hàng tồn đọng nên hai vợ chồng rơi vào khủng hoảng tiền bạc.

Mặt khác, do thói quen sử dụng các sản phẩm nhập từ bên ngoài, nhiều màu sắc của người tiêu dùng thời kỳ đó, trong khi Liêm lại tập trung phát triển sản phẩm theo gu thiết kế với tông màu trầm cổ điển, cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn. Hơn nữa, việc cập nhật, đa dạng và thay đổi mẫu mã theo xu hướng mới đòi hỏi những người thợ phải thành thạo kỹ thuật tốt mới đảm bảo chất lượng.

liem-7385-1438885248.jpg

Gia đình Liêm và Thư.

Khó khăn chồng chất khiến đôi vợ chồng trẻ nhiều lúc muốn từ bỏ giấc mơ còn đang dang dở, nhưng rồi Liêm lại tự trấn an rằng: “Tại sao phải bỏ? Đây là niềm kiêu hãnh của hai vợ chồng. Từ bỏ là thua cuộc. Chỉ cần có sản phẩm tốt, chắc chắn sẽ có người ủng hộ sản phẩm Việt do mình làm ra. Nhiệm vụ của mình là cố gắng tập trung làm ra sản phẩm đáp ứng đúng mong đợi của khách hàng là được." anh bộc bạch.

Với suy nghĩ đó, hai vợ chồng cố gắng gượng duy trì sản xuất, kiên trì đeo bám thị trường và khách hàng quen, thêm vào đó nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân, dần dà Liêm cũng từng bước vực dậy được cơ sở. Hơn 3 năm từ ngày có cửa hàng đầu tiên, sản phẩm túi xách của vợ chồng anh hiện đã phát triển thành 19 cửa hàng ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng… và một xưởng gia công sản xuất với gần 100 công nhân.

Liêm cho biết, từ lúc bắt đầu đến nay, việc đầu tư và phát triển thương hiệu đều hoàn toàn dựa trên vốn tích góp mà có, không vay hoặc huy động sự đóng góp từ doanh nghiệp nào. Trong tương lai, anh cho biết sẽ mở rộng ra thị trường quốc tế để người Việt có thể tự hào với một thương hiệu Việt vừa chất lượng vừa đẹp về mẫu mã không thua kém so với các thương hiệu khác trên thế giới.

Ông chủ trẻ này tâm sự thêm, trải qua một số công việc và tiếp xúc nhiều lĩnh vực khác nhau, anh nhận thấy tất cả các công việc kinh doanh đều có một cấu trúc giống nhau, điểm khác biệt là ở sản phẩm và lĩnh vực mình kinh doanh là gì. Và khi bắt đầu lựa chọn một sản phẩm hay lĩnh vực nào đó, muốn kinh doanh tốt thì ít nhất mình phải là một chuyên gia hay chuyên viên tư vấn có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đó.

Hạnh Nguyễn


Nguồn:  VnExpress
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Ông trùm bưởi miền Tây và quyết định không ai dám tin - 08/08/2015
Ông trùm bưởi miền Tây và quyết định không ai dám tin NEWS22627
Khi vườn bưởi Năm Roi của ông Nám đã đi vào ổn định, cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm, không ai dám tin ông Nám quyết định đốn bỏ toàn bộ bưởi Năm Roi để trồng bưởi da xanh.
Xem thêm
Ông trùm cá sấu miền Tây - doanh nhân tỷ phú kể chuyện làm giàu - 05/08/2015
Ông trùm cá sấu miền Tây - doanh nhân tỷ phú kể chuyện làm giàu NEWS22627
Từ mô hình nuôi cá sấu, ông Trương Thanh Mai, ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã trở thành doanh nhân tỷ phú, có đối tác ở nhiều nước...
Xem thêm
Kiếm tiền tỷ nhờ trồng bơ sáp ở Bình Phước - 03/08/2015
Kiếm tiền tỷ nhờ trồng bơ sáp ở Bình Phước NEWS22627
Ghép và trồng thành công giống bơ sáp cao sản, ông Dương Mã Dưỡng ở Bù Gia Mập, Bình Phước thu về hơn 3 tỷ đồng mỗi năm.
Xem thêm
Người Rục nghèo khó đã có triệu phú - 01/08/2015
Người Rục nghèo khó đã có triệu phú NEWS22627
Thực hiện phong trào thi đua yêu nước, 5 năm qua (2010-2015), hàng ngàn hộ nông dân (ND) Quảng Bình đã vươn lên làm giàu trên những vùng đất còn nhiều gian khó. Và điều đặc biệt hơn, trong ...
Xem thêm
Kỹ sư 9x bán chả cá doanh thu 6 tỷ đồng một năm - 26/07/2015
Kỹ sư 9x bán chả cá doanh thu 6 tỷ đồng một năm NEWS22627
Dành nhiều tình cảm cho sản phẩm chả cá quê hương, Nguyễn Văn Sơn - chàng kỹ sư hoá dầu sinh năm 1990 đã nhiều phen lao đao, tưởng chứng không thể vượt qua vì kinh doanh thua lỗ.
Xem thêm
Vị giám đốc lận đận với quả ươi vàng - 25/07/2015
Vị giám đốc lận đận với quả ươi vàng NEWS22627
Từng hai lần thất bại với số tiền lên đến 2 tỷ đồng, Nguyễn Mạnh Trung vẫn không từ bỏ con đường kinh doanh nông sản đầy trắc trở và một lần nữa tiếp tục mạo hiểm với trái ươi rừng.
Xem thêm
Ông chủ trang trại 7 tỷ đồng: "Nhiều người lo tôi vỡ nợ nếu..." - 21/07/2015
Ông chủ trang trại 7 tỷ đồng: "Nhiều người lo tôi vỡ nợ nếu..." NEWS22627
11 năm sau khi ra lập nghiệp ở vùng đồng Cống Ấm, anh Nguyễn Huy Tiến ở xóm 1, xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đã gây dựng được cơ ngơi trang trại chăn nuôi tổng hợp trị giá lên ...
Xem thêm
Từ lượm phân bò trở thành giám đốc thành đạt - 18/07/2015
Từ lượm phân bò trở thành giám đốc thành đạt NEWS22627
Con đường trở thành giám đốc thành đạt của anh Võ Đại Nghĩa (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) gặp nhiều chông gai. Điểm xuất phát mới của anh sau khi ra tù và bươn chải kiếm sống ...
Xem thêm
Bài học khởi nghiệp của cô chủ hãng trà khổ qua - 17/07/2015
Bài học khởi nghiệp của cô chủ hãng trà khổ qua NEWS22627
Biết trong lá khổ qua (mướp đắng) có chất kiểm soát đường huyết cao gấp 3 lần trái cây, sau 2 năm mày mò, chị Ngọc Tuyết đã cho ra đời sản phẩm trà và tìm đường xuất khẩu.
Xem thêm
Đàm Vĩnh Hưng mở chợ sỉ thời trang bình dân - 16/07/2015
Đàm Vĩnh Hưng mở chợ sỉ thời trang bình dân NEWS22627
Sau khi khá thành công với thương hiệu Vua biển, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng lại chuẩn bị mở một chợ sỉ thời trang dành cho những người có thu nhập trung bình tại quận 5, TP HCM.
Xem thêm
Hết cảnh nghèo từ 10 triệu đồng vốn - 12/07/2015
Hết cảnh nghèo từ 10 triệu đồng vốn NEWS22627
Từ 10 triệu đồng vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), anh Nguyễn Văn Linh (Khu phố 3, phường Mỹ Đông, TP.Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) đã bỏ lại sau lưng nghề làm thuê để ...
Xem thêm
Anh nông dân K'Ho làm giàu nhờ rau củ lạ - 10/07/2015
Anh nông dân K'Ho làm giàu nhờ rau củ lạ NEWS22627
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nắm vững kỹ thuật, Ha Hang, người dân tộc K’Ho, xã Đasar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã có thu nhập khá nhờ trồng hoa màu theo hướng công nghệ cao
Xem thêm
Chàng trai Việt tạo dựng thương hiệu bánh mì trên đất Mỹ - 05/07/2015
Chàng trai Việt tạo dựng thương hiệu bánh mì trên đất Mỹ NEWS22627
Thương hiệu Dot Saigon của chàng trai sinh năm 1989 - Hoàng Đình Soái (Troy Hoàng) đang dần được khẳng định tại Mỹ, sau bao thử thách và nhiều lần muốn bỏ cuộc giữa chừng.
Xem thêm
Lão nông Khmer bắt đất phèn “yêu” hoa lan - 01/07/2015
Lão nông Khmer bắt đất phèn “yêu” hoa lan NEWS22627
Trên vùng đất thường xuyên nhiễm mặn, phèn nhưng lão nông Sơn Sa Ranh (SN 1942, dân tộc Khmer) vẫn có được một vườn lan tươi tốt có tiếng ở huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh. Nhiều người trồng ...
Xem thêm
Kinh nghiệm khởi nghiệp ở tuổi 30 của bà chủ hãng mỹ phẩm - 30/06/2015
Kinh nghiệm khởi nghiệp ở tuổi 30 của bà chủ hãng mỹ phẩm NEWS22627
Xinh đẹp, có vị trí tại một công ty dược phẩm nước ngoài, song khi đã có đủ độ chín về nghề, Thu Trà quyết định lập nghiệp với sản phẩm mỹ phẩm thiên nhiên.
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » Bước thăng trầm làm túi xách Việt của đôi vợ chồng trẻ
Đang xem » Bước thăng trầm làm túi xách Việt của đôi vợ chồng trẻ