BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Nhà đẹp » Phong thủy » Phong thủy nhà ở » Chi tiết tin

Các bước thiết kế một bể cá thủy sinh

  Ngày: 13/10/2011
Nuôi và chơi cá cảnh là một thú chơi tao nhã, phổ biến. Những bí quyết sau sẽ giúp bạn tự thiết kế cho mình một bể cá đẹp mắt.


Các bước thiết kế một bể cá thủy sinh

1. Chọn bể phù hợp:

Việc chọn một bể nuôi cá phải được tiến hành thận trọng. Đối với người mới chơi thủy sinh thì bể có kích cở khoảng 60 cm là tốt nhất vì dễ chăm sóc. Còn nếu thích bể lớn hơn thì cũng chẳng có vấn đề gì nhưng không nên lớn quá 120 cm. Bể càng nhỏ nhiệt độ cũng như chất độc hại như Ammonia, Nitrite, Nitrate thay đổi càng nhanh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, thực vật thuỷ sinh.

Cụ thể kích thước của bể được lựa chọn theo tỉ lệ như sau: Bể 60 kích cỡ tiêu chuẩn 60 X 30 X 30, 36 (cm); bể 90 kích cỡ tiêu chuẩn 90 X 45 X 45 (cm); bể 120 kích cỡ tiêu chuẩn 120 X 45 X 45 (cm).

Ngoài ra, còn phải tính đến vị trí đặt bể và bảo quản bể nuôi sao cho không làm bẩn hoặc làm hư hỏng các vật dụng ở xung quanh. Bể cá cảnh đặt ở vị trí thích hợp sẽ làm tăng hiệu quả thẩm mỹ, giao tiếp và thư giãn, thuận tiện trong chăm sóc, quản lý. Nên đặt bể ở gần hệ thống ống nước và dễ dàng kết nối với nguồn điện. Cần tránh các khu vực lối đi ồn ào hoặc gần các nguồn nhiệt, ánh sáng mạnh.

Việc trang trí lại có liên hệ chặt chẽ với tỷ lệ của bể. Với một bể thấp và lùn, ta phải tìm những hòn đá dẹp xuống để xếp thành lớp ngang hay nghiêng để làm tăng sự trang trí theo chiều đứng của kích thước lớn nhất. Với một bể nuôi cao, ta dùng những mảnh đá to, phẳng đặt trên nền bể và tạo cảnh, ví dụ như bắt chước các dốc đứng của một hẽm núi.

Người ta nhận thấy là tỷ lệ của một bể nuôi quyết định việc chọn cây, sự trang trí và cả việc chọn cá, bởi vì một số loài đòi hỏi một mực nước ít sâu (như cá đuôi cờ Macropodus, cá chọi Betta, ... ). Một số loài khác lại đòi hỏi chiều cao đáng kể của bể (như cá thần tiên Pterophyllum, cá vàng Carassius auratus ...).

Các bước thiết kế một bể cá thủy sinh 

2. Phương thức trang trí

Khi bạn đã chọn được bể cá, loài cá muốn nuôi, cây thủy sinh và các thiết bị khác, bạn cần phải sắp xếp chúng để có được một bể cá cảnh đẹp. Tuy nhiên đừng quá vội vàng trong việc thiết kế bể cá cảnh. Đây không phải là một công việc nặng nề mà nó chỉ cần ở bạn sự kiên trì và sự sáng tạo. Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này thì nên tìm sự giúp đỡ từ những người thành thạo hoặc những người đã gắn bó lâu năm với thú chơi cá cảnh.

Cần súc rửa bể mới mua trước khi thả cá nuôi. Tuy nhiên bạn đừng bao giờ dùng xà phòng hoặc thuốc tẩy để rửa bể. Thay vào đó bạn có thể sử dụng nước muối ấm để rửa. Sau khi chùi rửa xong, nên dán một tấm giấy nền phía sau bể cá để tạo phông cho một bức tranh chờ được vẽ vào. Một tấm giấy nền tốt giúp tạo nên một nền tảng cơ sở để sáng tạo trong thiết kế bể.

Tiếp theo là tạo nền đáy cho bể. Sỏi là nền đáy tốt nhất cho bể cá (cũng có thể thay sỏi bằng cát tuy nhiên hạn chế của cát là bịt kín dòng nước đi qua máy lọc). Nền sỏi lý tưởng dầy từ 2,5 – 7,5 cm tùy vào việc bạn có sử dụng bộ lọc ngầm dưới nền sỏi hay không. Nền sỏi ở phía sau nên cao gấp hai lần ở phía trước để mọi thứ trong bể cá của bạn đều hướng gần đến mặt trước của bể. Trước khi cho đá và lũa (bằng gỗ) trang trí vào bạn cần tiên lượng vị trí đặt các viên đá sao cho chắc chắn để không bị ngã làm tổn thương những sinh vật sống trong bể. Những viên đá nặng nên đặt ở đáy bể và trên một mẩu xốp.

Việc trồng cây bắt đầu ở 1/3 của bể nuôi. Phần trước thường để trống. Khi cho nước vào bể nuôi thì cây cỏ này nhìn gần như nằm sát phía trước. Mặt khác, phần trống không trồng cây là không gian cần thiết cho phép cá bơi lội ngang trước mắt ta. Người ta cũng có thể đặt ở phía trước những cây lùn hay thấp như rau mác Sagittaria, rong mái chèo Vallisneria, thạch xương bồ Acorus v.v ... nhưng cần lưu ý là sự lùi lại của cây rõ nét nhiều hay ít có liên quan với môi trường sinh học và đặc biệt là với đất. 

3. Tạo không gian xanh trong kiến trúc bể

Trồng cây thủy sinh là cách trang trí bể cá của bạn tuyệt vời nhất. Không những vậy chúng còn làm ổn định chất lượng nước, chu trình nitơ theo hướng có lợi và duy trì hệ sinh thái trong bể. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó khăn trong chăm sóc và duy trì, bạn cũng có thể dùng cây thủy sinh bằng nhựa. Thuận lợi của việc dùng cây thủy sinh bằng nhựa là trông cũng khá giống với cây thủy sinh thật, không bị chết, không phát triển quá mức trong bể, không bị cá hoặc ốc ăn và tồn tại mãi mãi. Nhưng cây thủy sinh thật sự vẫn tốt hơn. Bạn nhớ cung cấp 1 lượng phân bón ban đầu cho những cây thủy sinh. Làm theo chỉ dẫn trên bao phân bón của nhà sản xuất. Các cây thủy sinh lớn nhanh và cao nên trồng ở phía sau bể, những cây lớn chậm nên trồng mặt trước bể. Trồng cây thủy sinh chắc chắn và bám chắc vào nền sỏi đáy. Những cây thủy sinh có thể che khuất ống sưởi hoặc bộ lọc rất tốt…

 Các bước thiết kế một bể cá thủy sinh

4. Cài đặt và vận hành các thiết bị phụ kiện cần thiết

Sau khi đã cố định vị trí bể, tạo nền đáy, trang trí đá, lũa và cây thủy sinh, bước tiếp theo là cài đặt và vận hành các thiết bị phụ kiện để quản lý chất lượng nước bể nuôi, bao gồm thiết bị sưởi, máy sục khí, hệ thống lọc, đèn…

Đầu tiên là thiết bị sưởi, thiết bị sưởi có vai trò quan trọng giúp ổn định nhiệt độ nước để để đảm bảo sức khỏe tốt cho cá. Thiết bị sưởi thường bằng kính bao gồm 2 loại: loại đặt ngầm dưới nền sỏi và loại không đặt ngầm dưới sỏi. Tuy nhiên loại có thể đặt ngầm dưới nền đáy thì chắc chắn hơn, an toàn và không làm bỏng cá. Công suất thiết bị sưởi dùng thường là 2 - 3 W / 5 L nước.

Tiếp theo là lắp đặt máy sục khí. Máy sục khí giúp cho sự lưu thông khí cung cấp oxy hòa tan cần cho sự sống của các loài sinh vật sống trong bể. Ngoài ra, ống thổi khí còn được gắn vào đá bọt hoặc vật trang trí để tạo hiệu ứng sinh động cho bể cá cảnh. Lưu ý rằng nước có thể bị hút ngược vào trong máy sục khí nếu đặt máy thấp hơn mực nước trong bể.

Kế tiếp là hệ thống lọc. Máy lọc có vai trò quan trọng trong bể cá cảnh, không chỉ giúp làm trong sạch nước mà còn cải thiện chất lượng nước. Có 2 dạng máy lọc phổ biến là đặt bên ngoài và đặt chìm trong nước. Máy lọc ngoài tác dụng lọc còn gián tiếp tạo dòng nước và gia tăng hiệu quả cung cấp dưỡng khí.

Sau cùng là chiếu sáng. Ánh sáng rất cần cho hệ sinh thái trong bể và các yếu tố chất lượng nước vì vậy bạn phải có hệ thống chiếu sáng tốt. Màu sắc ánh sáng không quan trọng nếu không có cây thủy sinh trong bể. Thời gian chiếu sáng từ 10 -12 giờ trong ngày sẽ hạn chế được sự phát triển của tảo.

 Các bước thiết kế một bể cá thủy sinh

5. Đổ nước vào bể

Trước khi cho nước vào bể, phải kiểm tra độ kín của bể. Thông thường là sau một thời gian đặt bể nơi khô, chất mastic sẽ co lại và tạo ra những khe hở. Không nên để bể nuôi ở trạng thái khô, chất mastic sẽ cứng lại và kính sẽ không gắn đều với mastic mềm, sẽ vỡ ra nếu nó không có độ dẻo dai. Sau khi kiểm tra độ kín, xếp đất đá, sỏi để thực hiện việc trồng cây.

Khi đã thực hiện xong các công việc trên thì bắt đầu đổ nước nhưng phải tiến hành cẩn thận. Muốn vậy, người ta xếp lên đất, phía trên các cây, một hay hai tờ giấy mịn, hoặc giấy báo hay giấy thấm. Các tấm giấy này được đặt cẩn thận trên nền, có một kích thước thường lớn hơn nền đáy của bể, các mép giấy được cuốn lại ở chung quanh.

Cho nước vào bằng cách mở vòi nước gắn với ống cao su mềm, cho nước chảy thành tia nước mịn không làm thủng giấy. Chúng ta có thể cho nước chảy nhanh hơn khi mực nước đã cao tới một chiều coa nào đó, luôn luôn cao hơn mực của đất trong bể. Nếu không có vòi nước ở trên bể nuôi, thì bố trí như sau: phía trên cao của bể nuôi, đặt một tấm ván trên đó để một xô nước. Nhúng một ống cao su mảnh vào xô nước có đầu trước đặt trên giấy đã được trải ra nền nền của bể, lắp thành ống xiphông chuyền nước từ xô xuống, đồng thời dùng thùng nước khác đổ thêm nước vào xô khi mực nước trong xô xuống thấp.

Khi nước đã đẩy bể, lấy vòi và giấy báo ra, tránh làm đục nước. Nếu thao tác này thực hiện tốt thìi nước phải tuyệt đối trong. 

6. Tính số lượng cá thích hợp với diện tích bể

Tiếp đến là ước tính số lượng cá thả tùy thuộc vào dung tích bể. Vấn đề này có thể giải quyết bằng 2 công thức: (1) 8 cm chiều dài cá trên 5 L nước, vùng bề mặt bể, hệ thống lọc không được tính vào. Trong phương pháp này xảy ra 1 vấn đề là cá có chiều dài trên 15 cm cần nhiều oxy hơn là 6 cá có chiều dài 2,5 cm; (2) Tổng chiều dài của cá trong bể bằng diện tích bề mặt chia 12. Cần lưu ý là đối với các bể cá hàn đới ta chia bề mặt bể cho 30 thay vì 12.

Sau đó bạn cũng không nên thả cá vào ngay lập tức. Bạn phải cho cá thích nghi với môi trường trước. Phải chắc rằng nhiệt độ của túi chứa cá gần bằng nhiệt độ của bể cá. Thả cá mới vào ban đêm hoặc khi những cá khác đã được cho ăn để cá có cơ hội làm quen với môi trường mới và không bị quấy rấy. Và cá chỉ được thả vào khi các chỉ tiêu hóa học và nhiệt độ của bể nằm trong khoảng cho phép.

Mai Hà


Nguồn:  DoThi.net
Các bài đăng trước cùng danh mục   Phong thủy nhà ở
Phong thủy nhà cuối ngõ - 11/10/2011
Phong thủy nhà cuối ngõ NEWS7973
Trong phong thủy, tránh xây nhà ở cuối đường vì sẽ rất bất lợi cho người sống trong nhà.
Xem thêm
Lưu ý lựa chọn cây trồng theo phong thủy - 07/10/2011
Lưu ý lựa chọn cây trồng theo phong thủy NEWS7973
Mộc trong ngũ hành của Phong Thủy chính là yếu tố mang sự sống trong ngũ hành, cây cối mang dương khí và quá trình sinh trưởng phát triển sẽ làm tăng thêm khí vượng cho không gian xung
Xem thêm
Phong thủy và những nguyên tắc vàng cho ngôi nhà - 03/10/2011
Phong thủy và những nguyên tắc vàng cho ngôi nhà NEWS7973
Sắp xếp và bài trí nhà ở sao cho phù hợp với Phong Thủy là cả một một nghệ thuật, tuy nhiên nó có những quy tắc cơ bản mà bạn phải tuân theo để tránh những sai lầm có thể phá hỏng không ...
Xem thêm
Phong thủy cho nhà chỉ có một phòng - 01/10/2011
Phong thủy cho nhà chỉ có một phòng NEWS7973
Những bạn trẻ ra ở riêng khi chưa có điều kiện tài chính phải sử dụng những không gian ở nhỏ hẹp. Khi chỗ ở mang tính khép kín độc lập (cho cá nhân hoặc gia đình) thì dù rộng hay hẹp cũng ...
Xem thêm
Ban công mang lại vượng khí cho ngôi nhà - 28/09/2011
Ban công mang lại vượng khí cho ngôi nhà NEWS7973
Ban công tuy chỉ là góc thư giãn, lấy gió, ánh sáng hay tạo hình cho kiến trúc nhà ở nhưng cũng có vai trò mang lại nhiều vượng khí cho ngôi nhà nếu được thiết kế thuận theo phong thuỷ.
Xem thêm
Những kiêng kỵ khi mua nhà (P.IV) - 26/09/2011
Những kiêng kỵ khi mua nhà (P.IV) NEWS7973
Đường đi lấy thông thương làm chính. Đường xá ở bốn phía quanh nhà là thế nào, khoa địa lí đều có nghiên cứu, điều quan trọng nhất là: Tuyệt đối không nên có đường đâm thẳng vào trước cửa, ...
Xem thêm
Chỉnh trang nhà cửa theo Phong Thủy (P.III) - 25/09/2011
Chỉnh trang nhà cửa theo Phong Thủy (P.III) NEWS7973
Trong quá trình sử dụng, một số vật dụng, khu vực trong nội thất bị xáo trộn hoặc bị các vật dụng khác che chắn, làm thay đổi phương vị vốn có, gây ra các sai lệch phương vị.
Xem thêm
Chỉnh trang nhà cửa theo Phong Thủy (II) - 24/09/2011
Chỉnh trang nhà cửa theo Phong Thủy (II) NEWS7973
Mỗi ngôi nhà đều có phần trung cung mà nếu bị “quên” sẽ dễ gây bừa bộn hoặc thiếu quang đãng, ảnh hưởng đến trường khí toàn nhà.
Xem thêm
Chỉnh trang nhà cửa theo Phong Thủy (P.I) - 22/09/2011
Chỉnh trang nhà cửa theo Phong Thủy (P.I) NEWS7973
Đối với mỗi gia đình, việc chỉnh trang nhà cửa không chỉ có tác dụng vệ sinh, trang hoàng mà còn là truyền thống lâu đời mang tính phong thủy giúp cải thiện đáng kể trường khí của mỗi ngôi ...
Xem thêm
Phong thủy ứng dụng trong phòng ngủ nhỏ - 19/09/2011
Phong thủy ứng dụng trong phòng ngủ nhỏ NEWS7973
Áp dụng phong thủy vào căn hộ nhỏ có thể gây khó khăn với nhiều người bởi sự hạn chế về không gian. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể duy trì những yếu tố phong thủy tốt cho ngôi nhà với một số ...
Xem thêm
Phong thủy phòng đọc sách - 11/09/2011
Phong thủy phòng đọc sách NEWS7973
Sắp xếp phòng đọc sách, ngoài việc đòi hỏi phong thủy phải tốt, để có thể đăng khoa thành đạt còn đòi hỏi phải sạch sẽ yên tĩnh, khiến người ta có thể chăm chú học tập, không bị phân tâm.
Xem thêm
Phong thủy phòng ăn để có sức khỏe tốt - 10/09/2011
Phong thủy phòng ăn để có sức khỏe tốt NEWS7973
Phong thủy phòng ăn góp phần rất lớn đối với sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vận dụng tốt phong thủy có thể tạo ra những cuộc trò chuyện vui vẻ cũng như cảm giác ngon miệng ...
Xem thêm
Xác định phương vị tài lộc của ngôi nhà theo phong thủy - 09/09/2011
Xác định phương vị tài lộc của ngôi nhà theo phong thủy NEWS7973
Về tổng thể, các phái phong thủy đều quan niệm “sơn quản nhân đinh, thủy quản tài”. Do đó phương pháp luận đoán, tăng vượng khí và thủy pháp của một công trình kiến trúc (âm trạch, hoặc ...
Xem thêm
Lời khuyên phong thủy cho lối đi trong nhà - 08/09/2011
Lời khuyên phong thủy cho lối đi trong nhà NEWS7973
Nếu như nhà bạn có không gian sân vườn trước cửa thì cổng chính là ấn tượng đầu tiên về ngôi nhà, cùng với cửa chính thì chúng được coi như lối dẫn, cửa ngõ đưa năng lượng vào bên trong
Xem thêm
Bể cá nuôi bao nhiêu con thì hợp Phong Thủy? - 06/09/2011
Bể cá nuôi bao nhiêu con thì hợp Phong Thủy? NEWS7973
Trong phong thủy, thông thường số lượng cá nuôi là phối hợp với thuộc tính ngũ hành của Hà Đồ để luận tốt xấu.
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Nhà đẹp » Phong thủy » Phong thủy nhà ở
Tìm liên quan » Các bước thiết kế một bể cá thủy sinh
Đang xem » Các bước thiết kế một bể cá thủy sinh