BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

Cử nhân kinh tế đi nuôi lươn

  Ngày: 26/02/2014
Vốn đầu tư không lớn, lại mang về hiệu quả kinh tế cao, nhiều nông dân ở TP HCM, Bình Dương đã quyết định đến với nghề nuôi lươn trong bể bê tông, thu về cả trăm triệu đồng mỗi vụ.


Cử nhân kinh tế đi nuôi lươn
Anh Nguyễn Văn Hoàng mong làm giàu với mô hình nuôi lươn trong bể bê tông. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế TP HCM và từng có thời gian hăng say kinh doanh chứng khoán, bất động sản, nhưng khi hai thị trường này không còn "hái ra tiền" do suy thoái kinh tế, anh Nguyễn Văn Hoàng (35 tuổi) quyết định chuyển hướng sang một ngành nghề hoàn toàn mới lạ với dân thành thị, đó là nuôi lươn trong bể bê tông.

"Nhìn vốn liếng ngày càng cạn dần, tôi quyết định phải tìm một mô hình kinh doanh khác ít rủi ro và bền vững hơn", anh Hoàng chia sẻ. Trong một lần tình cờ tham gia diễn đàn dành cho các nhà đầu tư, anh phát hiện ra nghề nuôi lươn đang rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long cho lợi nhuận cao, sẵn máu kinh doanh trong người, anh quyết tâm dành thời gian tìm hiểu.

Sau nhiều tuần nghiên cứu về kỹ thuật, ích lợi từ việc nuôi lươn, anh Hoàng chắc chắn "nuôi lươn chính là nghề hái ra tiền". Sẵn có mảnh đất bỏ không do chưa tìm được người mua ở Phường Thạnh Lộc, Quận 12, anh nung nấu ý định làm giàu với con lươn.

Ban đầu, anh cũng bị nhiều người thân, bạn bè ra sức can ngăn do "mình là dân kinh tế, không biết gì về kỹ thuật nuôi trồng thì rủi ro rất cao", nhưng sau khi trải qua thất bại nhiều lần, anh vẫn quyết tâm với ý tưởng kinh doanh này. Năm 2012, anh Hoàng đã liên hệ với một số trại giống, trung tâm thủy sản An Giang để thăm quan, học hỏi kinh nghiệm. Sau khi nắm vững kỹ thuật, đến cuối năm, anh bắt tay vào xây bể lươn đầu tiên với diện tích 6m2. Ban đầu, anh nuôi một ít để rút kinh nghiệm, sau thấy khả quan anh mạnh dạn đầu tư xây khoảng 20 bể. Ước tính, tổng tiền giống và công xây dựng trang trại đạt khoảng 300 triệu đồng.

Theo anh Hoàng, chọn giống chính là khâu quan trọng nhất trong quá trình nuôi. Lươn giống phải khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều, lưng có màu vàng sẫm, chấm đen, bơi lội nhanh nhẹn, không xây sát, thương tổn, mất nhớt. Việc xây bể và làm đường ống cũng phải cận thận để tiện cho việc thay nước, chăm sóc. Bên cạnh đó, vị cử nhân kinh tế này cũng chủ động tìm đối tác để tiêu thụ lươn nội địa và xuất khẩu.

Kết quả là sau 6 tháng, đàn lươn thịt đầu tiên được thu hoạch, sản lượng khoảng 8 tấn, theo giá lươn trên thị trường khoảng 160.000 đồng/kg, anh Hoàng thu về hơn trăm triệu đồng tiền lãi. Sau một năm triển khai, đến nay trang trại còn tiến hành cung cấp lươn giống cho các hộ nông dân và có kế hoạch mở rộng thêm số bể. "Ước mơ của tôi là có thể phục vụ cả khâu chế biến, thông qua mở cửa hàng lươn chiên giòn", anh Hoàng bày tỏ.

luon-02-3000-1393381539.jpg

Khâu khó nhất của trong việc nuôi lươn là chọn giống. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phạm Thanh Sơn - sinh viên khoa kỹ thuật hóa học của một trường đại học tại TP HCM cũng chia sẻ đang khởi nghiệp từ nghề nuôi lươn không bùn. "Nuôi lươn không khó, quan trọng là chịu khó học hỏi về công nghệ và kỹ thuật. Công việc này cho mình nhưng trải nghiệm mà những công việc bình thường như gia sư, bán hàng không có được và sẽ giúp ích lớn cho cuộc sống sau này", Sơn tâm sự.

Tự mày mò kỹ thuật nuôi lươn qua sách báo và các diễn đàn trên mạng, giữa năm 2013, với số vốn khoảng 40 triệu đồng của bản thân và bố mẹ hỗ trợ, Sơn cùng gia đình xây 2 bể lươn tại quê nhà Bình Dương. Trong những ngày đầu, cậu sinh viên này đi đi về về giữa hai nơi để trông coi việc xây bể và thả lươn giống, khi công việc dần ổn định, mọi việc được Sơn giao lại cho người thân trong gia đình và chỉ về khi có chuyện đột xuất hoặc được nghỉ học tại trường.

Hiện Sơn đang chờ đón lứa lươn đầu tiên, song cậu chia sẻ khó nhất vẫn là tìm đầu ra. "Khoảng tháng nữa lứa lươn của mình mới xuất, nhưng từ bây giờ mình đã liên hệ trước với một số đầu mối thu mua. Phải tự chủ động đầu ra thôi", Sơn hy vọng.

Tại Việt Nam, lươn là loài thủy sản phổ biến. Thịt ngon, bổ nên được người dân trong nước rất ưa chuộng, đặc biệt, lươn cũng là mặt hàng xuất khẩu được nhiều nước ưa thích, nhất là thị trường Trung Quốc. Để đáp ứng nhu cầu về lươn thương phẩm ngày càng tăng, phong trào nuôi lươn phát triển rất mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước.

Ban đầu, người nông dân thường chọn kiểu nuôi truyền thống là trong bùn đất, nhưng mô hình này dần bộc lộ một số hạn chế như lươn chui rúc trong bùn nên khó theo dõi số lượng, tốc độ tăng trưởng, khả năng bắt mồi, dịch bệnh…để có thể có những biện pháp xử lý kịp thời. Do vậy, nhiều hộ dân đã chuyển sang nuôi lươn không bùn, được các nhà khoa học đánh giá cho hiệu quả cao gấp 5 - 6 lần, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ lươn sạch.

Huyền Thư


Nguồn:  VnExpress
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Thoát nghèo bằng... con ếch Thái - 25/02/2014
Thoát nghèo bằng... con ếch Thái NEWS18293
Ông Nguyễn Văn Tân là người đầu tiên đưa ếch Thái Lan về nuôi ở xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Từ mô hình của ông, nhiều gia đình trong xã đã làm theo và đang làm giàu bền vững.
Xem thêm
Biết trồng tiêu, thoải mái chi tiêu! - 23/02/2014
Biết trồng tiêu, thoải mái chi tiêu! NEWS18293
Từ một người lính Cụ Hồ, anh Nguyễn Văn Chiến, sinh năm 1969, quê ở xã Gia Đông (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã đến Tây Nguyên lập nghiệp và đã trở thành triệu phú nhờ trồng cây tiêu.
Xem thêm
Gặp người lai tạo 17 màu hoa súng - 18/02/2014
Gặp người lai tạo 17 màu hoa súng NEWS18293
Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan khu vườn đầy “kỳ hoa dị thảo” của ông Văn Trinh (63 tuổi), trú tại phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) bởi khu vườn trồng đầy cây kiểng, ...
Xem thêm
Thạc sĩ làm giàu từ trồng nấm - 15/02/2014
Thạc sĩ làm giàu từ trồng nấm NEWS18293
Bỏ ngoài tai lời khuyên can của gia đình, thạc sĩ Văn Tiến Hựu (ở 118 An Dương Vương, TP.Huế) chuyển sang trồng nấm, dù đã có 7 năm làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên -
Xem thêm
Câu chuyện về "gã giám đốc gàn" - 13/02/2014
Câu chuyện về "gã giám đốc gàn" NEWS18293
Đỗ Bá Huy là giám đốc của một doanh nghiệp hẳn hoi. Cũng thường xuất hiện trên truyền hình, trên báo chí nhưng không phải trong hình dáng bệ vệ của một ông chủ hãng, mà là gã giám đốc ...
Xem thêm
Niềm vui nhân đôi - 10/02/2014
Niềm vui nhân đôi NEWS18293
Xuân Giáp Ngọ này, niềm vui của anh Nguyễn Văn Châu – Chủ tịch Hội nông dân xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, Tiền Giang được nhân lên bởi anh vừa được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen ...
Xem thêm
Trang trại trên... sông - 03/02/2014
Trang trại trên... sông NEWS18293
Biến một khúc sông của vùng chiêm trũng thôn Đổng Lâm, xã Quỳnh Phú, Gia Bình, Bắc Ninh thành trang trại nuôi cá, lợn với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, ông Nguyễn Xuân Thu là minh chứng ...
Xem thêm
Giám đốc từ… cối đá, dần, sàng - 29/01/2014
Giám đốc từ… cối đá, dần, sàng NEWS18293
Từ nghề truyền thống của gia đình, anh Nguyễn Hữu Trung, xã Tân Thành, huyện Vụ Bản Nam Định đã phát triển thành cơ sở sản xuất, chế biến nông sản Việt - Trung có tiếng.
Xem thêm
Đất không phụ công người - 23/01/2014
Đất không phụ công người NEWS18293
Đó là bộc bạch của ông Trương Minh Bạch (sinh năm 1959) ở ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu).
Xem thêm
Nguyễn Bảo Hoàng: 10 năm chinh phục McDonald's - 23/01/2014
Nguyễn Bảo Hoàng: 10 năm chinh phục McDonald's NEWS18293
Với Nguyễn Bảo Hoàng, việc đưa McDonald’s vào Việt Nam không chỉ là một thương vụ thành công mà còn là niềm tự hào khi thực hiện được giấc mơ ấp ủ từ lâu.
Xem thêm
Giấc mơ của nữ lãnh đạo trẻ VN dự Diễn đàn Kinh tế thế giới - 20/01/2014
Giấc mơ của nữ lãnh đạo trẻ VN dự Diễn đàn Kinh tế thế giới NEWS18293
Theo đuổi mô hình doanh nghiệp xã hội còn khá mới mẻ, Nguyễn Huyền Châu được Diễn đàn kinh tế thế giới lựa chọn là đại diện lãnh đạo trẻ của Việt Nam tham dự sự kiện tại thường niên tại ...
Xem thêm
Người phụ nữ nơi triền Dông Cụt - 18/01/2014
Người phụ nữ nơi triền Dông Cụt NEWS18293
Ít ai nghĩ ở vùng Dông Cụt hoang vắng thuộc xã Đức Tân, huyện Mộ Đức giáp ranh với những dãy núi cao của xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) lại có một trang trại trồng rừng ...
Xem thêm
Cái giàu ngay dưới chân mình - 18/01/2014
Cái giàu ngay dưới chân mình NEWS18293
Đối với phần đông đồng bào dân tộc, làm đủ ăn đã là khó, thế nhưng với Rơ Lan Byil ở làng H’lú, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (Gia Lai) thì thoát nghèo là “chuyện nhỏ”. Ông là gương mặt nổi ...
Xem thêm
Làm giàu với heo rừng lai - 18/01/2014
Làm giàu với heo rừng lai NEWS18293
Sau thời gian dài học hỏi, ông Chánh ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) lên vùng cao mua con giống heo rừng hoang dã mang về lai với heo cỏ, nhân giống thành công bán ra thị ...
Xem thêm
Sống đúng sẽ có đường ra - 17/01/2014
Sống đúng sẽ có đường ra NEWS18293
Là lãnh đạo công ty phân phối những nhãn hàng đồ dùng gia đình, bà Lê Thị Phương Thảo, Giám đốc Q.Home chia sẻ trải nghiệm của bà trong kinh doanh lẫn xây dựng một phong cách sống.
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » Cử nhân kinh tế đi nuôi lươn
Đang xem » Cử nhân kinh tế đi nuôi lươn