Tham quan các công trình của hoàng cung, cảm nhận "giá trị vật chất" toả ra từ Chùa vàng chùa bạc, thăm ngôi chùa tuyệt đối không được cầu duyên... sẽ giúp bạn hiểu nhiều hơn về đất nước chùa tháp.
Hoàng cung Campuchia
Cung điện Hoàng gia Campuchia là một tổ hợp các tòa nhà phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài. Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ nghi hoàng gia.
Điểm nhấn của hoàng cung là hàng loạt các công trình được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc Angkor Wat với màu vàng ấm áp và sang trọng. Đến đây, bạn sẽ được tham quan nơi vua thiết triều, cung thái tử, phòng họp... Nhưng thú vị nhất có lẽ là việc tình cờ gặp một vị hoàng tử hay công chúa nào đó.
Địa điểm: Nằm trên đường Sothearos (giữa đường 184 và 240). Giờ giam quan: Sáng từ 7h30 đến 11h; Chiều từ 2h đến 5h. Giá vé thăm quan: 6USD/người.
Chùa vàng chùa bạc
Chúng ta thường nhằm tưởng đây là hai ngôi chùa, một là chùa vàng, một là chùa bạc. Song thật ra chỉ là một và còn được gọi là Chùa Phật ngọc lục bảo. Tham quan chùa, bạn sẽ cảm nhận được "giá trị ánh kim toả" ra từ 5329 miếng bạc có trọng lượng 1,125g cùng hơn 1650 bức tượng, đồ vật được đúc hay điêu khắc từ ngọc lục bảo, vàng, bạc, đồng đen. Ví dụ như bức tượng Phật ngồi trên ngọn tháp trung tâm được khắc từ ngọc lục bảo hay tượng Phật Di-lặc được đúc bằng 90 kg vàng ròng và được gắn 2086 viên kim cương… Với các giá trị như thế, nơi đây là có giá trị văn hoá hơn là thờ cúng.
Chùa vàng chùa bạc nằm bên trong khuôn viên hoàng cung.
Bảo tàng quốc gia Campuchia
Bảo tàng Quốc gia Campuchia do hai kiến trúc sư là George Groslier, Ecole des Arts Cambodgiens thiết kế và được xây dựng từ năm 1917 – năm1920 theo phong cách truyền thống của người Khmer. Đây là nơi lưu trữ những chế tác mang tính khảo cổ, tôn giáo và nghệ thuật lâu đời nhất của người Khmer từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 13. Có hơn 5.000 mẫu vật và là chỗ chứa đựng sự giàu có về nền văn hóa của vương quốc.
Bảo tàng quốc gia Campuchia từng là một trong những kiến trúc lịch sử xuất hiện trên bộ tem chủ đề “Kiến trúc cổ kính và hiện đại” phát hành chung tại 10 quốc gia thuộc khối ASEAN để kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (1967 – 2007).
Địa điểm: Nằm giữa đường 178 và đường 13, gần cung điện hoàng gia. Giá vé thăm quan: 3 USD/người. Thời gian mở cửa: Từ 8h sáng - 5h chiều các ngày trong tuần.
Chùa Wat Phnom Pênh
|
Nơi thờ bà Pênh.
|
Chùa Wat Pnom Pênh được xây năm 1373, được xây dựng ở điểm cao nhất thành phố Phnôm Pênh và cũng là công trình tôn giáo cao nhất. Ngoài mang tính chất tín ngưỡng, chùa Wat Phnôm Pênh còn gắn với lịch sử ra đời của vùng đất này.
Truyền thuyết kể rằng, năm 1372 bà Penh (Yea Penh), một goá phụ giàu có vô tình vớt được một cây gỗ trôi dạt trên sông. Khi chẻ khúc gỗ, bà phạt hiện bên trong có 4 bức tượng Phật. Thấy điềm lạ, bà cho đắp một ngọn đồi (phnom có nghĩa là đồi) và một ngôi chùa nhỏ (wat) để thờ cúng ở khu vực mà ngày nay gọi là Wat Phnom. Sau này, khu vực xung quanh được gọi theo ngọn đồi (Phnom) và người tạo ra nó (Penh), vì thế mà có Phnom Penh.
Quy trình tham quan chùa khép kín với một đường xuống và một đường lên. Đường lên chùa có bức tượng của rắn thần Naga và 2 con linh sư. Phần đi xuống là quảng trường nhỏ có bức tượng của vua Ponhea Yat. Ấn tượng và linh thiêng nhất xcủa khu đến là nơi thờ bà Pênh (phía sau chùa). Đây là điểm mà hầu hết du khách đều muốn đến tham quan và chiêm bái. Có một điều là, tại chỗ thờ bà Pênh tuyệt đối không được cầu duyên. Nguyên nhân có lẽ nó xuất phát từ hoàn cảnh cá nhân của bà.
Địa điểm: Nằm giữa đoạn giao đường 96 với đại lô Norodom. Giá vé: 1 USD/người (chỉ áp dụng cho khách nước ngoài). Mở cửa tất cả các ngày trong tuần.
Tượng đài Độc Lập
Tượng đài Độc lập được khởi công xây dựng năm 1958 và khánh thành năm 1962 nhằm đánh dấu 9 năm độc lập của người Campuchia. Công trình là tác phẩm của kiến trúc sư Campuchia Vann Molyvann. Tượng đài được thiết kế dựa trên tất cả các mô típ truyền thống của kiến trúc Khmer cổ truyền và Angkor Wat. Tuợng có màu tím đậm và trông như một bông hoa sen đang vươn mình.
Địa điểm: Nằm tại quảng trường lớn, giao lộ giữa đường Norodom và đường Sihanouk. Giá vé: Miễn phí tham quan.
Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng (S-21)
|
Khung cảnh thanh bình bên ngoài.
|
|
Một góc phòng gian bên trong.
|
Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng tiền thân là một trường phổ thông trung học, sau đó bị biến thành nơi giam giữ của chính quyền Khơ-me Đỏ.
Nhìn bên ngoài, ngôi trường khá bính yên với 3 dãy, sân chơi và hàng dừa rợp bóng, nhưng ngay khi bước vào bên trong, là một nhà tù đúng nghĩa với hàng rào điện, trại giam, phòng hỏi cung, phòng tra tấn... vàảnh các tù nhân đủ mọi kích cỡ trong thời gian bị giam cầm và tra tấn. Tất cả đều là ảnh đen trắng và đều chỉ một khuôn mặt đăm đăm căng thẳng khi biết rằng sẽ bị hành quyết ngay sau khi chụp xong bức ảnh.
Địa điểm: Góc đường 113 và 350. Giá vé: 2 USD/người. Mở cửa hàng ngày từ 8h sáng đến 5h chiều
Cánh đồng chết
Nếu chỉ rơi nước mắt khi tham quan bảo tàng diệt chủng thì khi đến cách đồng chết, bạn không tránh khỏi cảm giác nghẹt thở hay rùng mình khi thấy những bộ xương lộ thiên, những hố chôn tập thể với những dòng chú thích gây đau đớn “Mộ 100 trẻ sơ sinh và mẹ”, “Mộ nhiều xác nhất với 450 xác”, “Mộ 166 người không đầu”, “Mộ 87 người mất tay, chân”... hay đắng lòng với kệ trưng bày hơn 8.000 sọ người.
Lưu ý: Nơi đây chống chỉ định với những người yếu tim. Cách đồng chết cách Phnom Penh 15km.
Cầu kim cương
Cầu Kim Cương không dài hay hoàng tráng, quy mô, nhưng sau thảm hoạ chấn động thế giới với hơn 400 người tử vong, đây là điểm tham quan mà hầu hết du khách đến đây đều tò mò về nó song lại lắc đầu khi được hỏi có muốn đến không. Thật ra việc tham quan cầu không có gì nguy hiểm hay gặp rắc rối song có điều rất ít người dám chụp hình ở đây vào ban đêm vì… sợ.
Chợ Lớn
Đây là ngôi ngôi chợ lớn nhất Pnom Pênh. Đến đây, bạn có thể tham quan mua sắm các đồ lưu niệm, quần áo hay các đặc sản của Campuchia. Về chất lượng, nếu biết mặc chọn và mặc cả, bạn có thể mua được nhiều mặt hàng tốt với giá thấp hơn nhiều so với trong nước.
Huỳnh Hằng
Theo Infonet