Trước mặt tôi là một người phụ nữ xinh đẹp và trẻ hơn nhiều cái tuổi của chị. Khuôn mặt được tô điểm thêm vẻ rạng rỡ khi doanh nghiệp của chị được giải thưởng Sao Khuê năm 2011 ngay trong lần đầu tiên tham gia.
Trong câu chuyện của mình, chị kể về hành trình hơn 10 năm xây dựng trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế Bách Khoa Aptech từ 4 thành viên trong gia đình đến hệ thống như hiện nay.
Theo các con số báo cáo, mỗi năm trung tâm cho ra trường 1,200 – 1,500 sinh viên đạt tiêu chuẩn của hệ thống Aptech Worldwide Ấn Độ.
Một con số rất ấn tượng trong việc đào tạo công nghệ thông tin, tôi nói.
Chị cười buồn, nếu xét về thành tích, chúng tôi xứng đáng nhận được nhiều sự quan tâm nhiều hơn của các cấp chính quyền. Về số lượng và đặc biệt hơn là chất lượng sinh viên sau khi ra trường chúng tôi còn cao hơn một số trường đại học chính quy..
Tôi nói về giải thưởng Sao Khuê, chị được xã hội vinh danh rồi đấy! chị nheo mắt cười không đáp lại. Tôi biết đằng sau sự im lặng chính là sự tự hào kiêu hãnh của người phụ nữ đã hơn 10 năm gắn bó với công việc đào tạo này.
Khi tôi thắc mắc về bức tranh đồng quê được treo trang trọng trong phòng làm việc của chị?
Xuất thân từ ngoại tỉnh, chị hiểu những khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ cao như CNTT của những người dân ở vùng quê, đó cũng là ấp ủ của chị về việc đưa chương trình đào tạo CNTT tới những người dân nơi đây. Bức tranh như là để nhắc nhở chị mỗi ngày ước mơ cần phải thực hiện.
Khi tôi hỏi về quan niệm mới của một số bạn trẻ hiện nay là làm CNTT không thể giàu được, một số họ chuyển sang nghề khác, một số khác lại cho rằng “vô thương bất phú”, và liệu quan điểm này có ảnh hưởng đến doanh nghiệp chuyên về đào tạo CNTT như Bách Khoa Aptech không?
Câu hỏi dường như động chạm đến công việc “trồng người” của chị, sau một giây im lặng chị nhắc “ai bảo làm CNTT không giàu?”, rồi chị lấy trong tủ đưa cho tôi một tập tài liệu.
Tài liệu là kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu thị trường ngành CNTT là ngành duy nhất có lương tăng liên tục trong vòng 10 năm qua bất chấp những thời điểm lên xuống của nền kinh tế.
Rồi chị liệt kê những người bạn của chị nào là a Hồ Điệp bên Vật Giá, anh Sơn VNG, a Bình ở Chợ điện tử,… đều là những tỷ phú thời nay.
Nhìn sang Trung Quốc ông chủ của công ty công nghệ số 1 Trung Quốc – Baidu, tốt nghiệp ngành Quản trị thông tin, với tài sản gần 8 tỷ USD, nhìn vào danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới của tạp chí danh tiếng Forbes hãy nhìn Bill Gates của Microsoft luôn là một trong hai người giàu nhất thế giới cả thập kỷ qua, Larry Ellison của Oracle với tài sản lên đến 39 tỷ USD, hãy ngắm Steve Jobs của Apple, hay Mark Zuckerberg của Facebook rồi Michel Dell…, họ đều xuất thân từ CNTT và đó cũng là công cụ để biến họ thành đại gia cả.
Đề thành công cần có sự nổ lực của cả nhóm
Mọi lĩnh vực đều có cơ hội để thành công, để trở nên giàu có, CNTT cũng thế, miễn là chúng ta làm ra một sản phẩm, sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Thái độ đón nhận của xã hội tỷ lệ thuận với sự thành công của chúng ta. Theo chị trong thời đại thông tin này, các sản phẩm CNTT lại càng dễ thành công.
Theo chị “
chỉ cần khao khát trở thành doanh nhân, đừng bao giờ từ bỏ khao khát đó thì thành công sẽ đến với các bạn trẻ”.
Tuy nhiên, để thành công ngoài kiến thức về CNTT các bạn trẻ cần trang bị thêm cho mình kỹ năng mềm (theo đánh giá của chị còn rất thiếu và yếu) cho cuộc sống và cho sự hòa nhập công việc: Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình,…những kỹ năng mà Bách Khoa - Aptech đang cố gắng đưa vào chương trình đào tạo của mình nhằm giúp các bạn trẻ hòa nhập nhanh với công việc.
Các bạn trẻ của chúng ta hết sức thông minh, tuy nhiên đôi khi sự thông mình lại là yếu tố giết chết kỹ năng mềm. Vì để thành công trong lĩnh vực này cần phải có sự nổ lực của cả một nhóm làm việc.
Về tòa soạn, thấy những cậu bé tay cầm những con tò-he, gợi nhớ cho tôi đến một doanh nghiệp xã hội giúp đang bán những sản phẩm tò – he cho các trung tâm trẻ em có hoàn cảnh éo le, tôi chợt nhớ đến ước mơ của chị - ước mơ mang kiến thức CNTT đào tạo cho những trẻ em đến vùng sâu.
Lê Hòa