BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

“Kiện tướng” nuôi dê nơi thâm sơn cùng cốc

  Ngày: 19/02/2015
Ông Trịnh Văn Đàm ở thôn 12, xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) được bà con trong tỉnh tặng danh hiệu “kiện tướng” nuôi dê, bởi lẽ ông Đàm dám làm liều “chui” vào trong thung lũng hoang lập nghiệp, nuôi dê. Đến giờ, ông đã thành danh, sở hữu số tài sản trị giá hàng tỷ đồng.


“Kiện tướng” nuôi dê nơi thâm sơn cùng cốc
Đàn dê núi trị giá hàng trăm triệu đồng của “vua dê” Trịnh Văn Đàm ở xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp (Ninh Bình). Ảnh: Trần Quang

“Dê là bạn tri ân”

Để vào được trang trại của “vua dê”, chúng tôi đã phải vượt qua 5 lần đường thung lũng. Nói là trang trại ở trong “thâm sơn cùng cốc” cũng không ngoa, bởi lẽ nơi đây toàn núi đá và cây cối bao quanh… Lúc chúng tôi vào thăm, ông Trịnh Văn Đàm đang tất bật thả dê đi ăn. Thấy có người lạ, đàn dê bỗng giật mình ngừng ăn, vểnh tai, mắt lên, trông con nào cũng mập tròn, nom rất đã mắt. Vừa thong thả chăn dê, ông Đàm bảo: “Nghề nuôi dê tưởng đơn thuần là nuôi bán lấy thịt, cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu là xong nhưng với tôi lại khác, con dê còn là bạn tri ân với mình, nhờ dê mà đến giờ gia đình tôi đã đủ đầy mọi thứ”.

Vừa dẫn chúng tôi đi tham quan trong trại, ông Đàm vừa kể về gian nan đời mình. Quê ông ở vùng đồng chiêm trũng Yên Thái, huyện Yên Mô (Ninh Bình). Năm 1992, ông Đàm xuất ngũ về quê, lập gia đình. Có cả mẫu đất trong tay nhưng 2 vợ chồng làm mãi cũng không đủ ăn. Đúng vào lúc đó, nghe được tin bên xã Đông Sơn phát động phong trào đi xây dựng vùng kinh tế mới, thấy cơ hội đến ông Đàm lên xin tham gia ngay. “Vùng chọn làm kinh tế là khu vực thung lũng núi đá tai mèo, cây cối rậm rạp, không một bóng người và vẫn còn nhiều thú dữ sinh sống lắm. Khi khảo sát xong tôi về kể lại với mọi người trong gia đình và hàng xóm mà ai cũng sợ, khuyên ngăn không cho tôi đi, nhưng lòng đã quyết nên tôi vẫn lên làm cho bằng được” - ông Đàm nhớ lại.

“Đang ở quê có nhà, có cửa không ở, vào rừng lập lán trại làm kinh tế thời gian đầu ông cũng gặp nhiều gian nan. Có thời gian muỗi rừng đốt nhiều ông bị sốt rét hàng tuần liền. Gà vịt nuôi được cũng bị thú rừng bắt hết sạch, nhiều phen trắng tay, nghĩ cũng nản nhưng được sự giúp đỡ động viên của anh em người thân, tôi gượng dạy làm lại từ đầu”- ông Đàm kể.

Tay không nên cơ đồ

Sau nhiều năm khai hoang, Ông Đàm đã có hơn 10ha đất, vừa kết hợp trồng hoa màu, ông Đàm đầu tư mạnh tay vào chăn nuôi. Ban đầu ông chỉ nuôi lợn, gà, vịt… Vào khoảng năm 1995, được bạn bè mách nước, sẵn vốn trong tay ông Đàm đi tìm mua dê về nuôi. Vừa xây chuồng trại, ông vừa đi tìm đến các trang trại để học hỏi kinh nghiệm thực tế, vừa tìm mua sách, tài liệu hướng dẫn về nuôi dê để đọc. “Ban đầu nuôi dê cũng tưởng khó, nhưng khi nuôi thì tôi thấy dễ hơn cả nuôi lợn, gà…vì dê chỉ ăn lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp, bệnh tật lại ít, đặc biệt là không mất công chăm sóc như các con vật khác”- ông Đàm cho hay. 

“Kiện tướng” nuôi dê nơi thâm sơn cùng cốc
 “Vua dê” Trịnh Văn Đàm ở xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) đang thả đàn đê đi ăn trong trang trại của gia đình. Ảnh: Trần Quang

Nhận thấy thị trường tiêu thụ thuận lợi, ông Đàm tiếp tục đầu tư tăng quy mô đàn dê lên. Càng nuôi, ông Đàm càng thắng lớn. Đến nay đàn dê của gia đình ông đã lên đến gần 200 con với đủ các giống như dê cỏ địa phương, Bách Thảo, Boer (giống dê Mỹ)… Hiện gia đình ông là một trong những hộ có đàn dê núi đá lớn nhất tỉnh.

“Nuôi dê được cái nhàn hạ, không phải tốn công chăm sóc, mất nhiều thức ăn như nuôi nhốt mà vẫn đảm bảo được sản lượng, thịt lại sạch tự nhiên, chất lượng, bán được với giá cao hơn nhiều so với dê ở các nơi khác, lại không bao giờ phải lo đầu ra” - ông Đàm chia sẻ.

Chuẩn bị cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Mùi này, ông Đàm đã dự tính bán khoảng trên dưới 2 tấn thịt dê. “Nếu tính giá thị trường, hiện tại khoảng 180.000 -250.000 đồng/kg, nhưng vào thời điểm tết sốt giá có thể lên đến 400.000 đồng/kg, gia đình tôi thu về cầm chắc trên dưới 800 triệu đồng, ngoài ra còn có nguồn thu bán dê giống mỗi năm cũng thu về hàng trăm triệu đồng đấy”- ông Đàm khoe.

Ninh Bình đang triển khai mạnh mẽ chương trình "dê hóa" tại các vùng núi đá, mở rộng quy mô chăn nuôi lên từ 1,5 đến 2 lần so với các năm trước, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn các du khách bốn phương. Với mức tăng này, lượng thịt dê cung cấp cho các nhà hàng trên địa bàn cũng mới chỉ đạt 40%, như vậy khả năng phát triển đàn dê, tiêu thụ thịt dê ở Ninh Bình còn rất lớn. 

Ông Nguyễn Văn Tuyên – Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NNPTNT Ninh Bình) cho biết: Sở NNPTNT Ninh Bình đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông phổ biến kinh nghiệm chăn nuôi dê, nhằm trang bị kiến thức cho các hộ chăn nuôi, mở rộng quy mô phát triển đàn dê bản địa có chất lượng thịt thơm ngon, bổ dưỡng, là thực phẩm "lành", an toàn với mọi người. Năm 2010, lần đầu tiên Ninh Bình tổ chức “Hội thi dê" để trang bị kiến thức nuôi dê bản địa với việc du nhập các giống dê có chất lượng trên thế giới cho người chăn nuôi tại địa phương. Cũng tại hội thi này giống dê núi của Hoa Lư đã được công nhận là giống dê tốt nhất tại Ninh Bình để đưa vào nhân giống phát triển chăn nuôi trong thời gian tới”.

Quang Trần

Nguồn:  Dân Việt
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Ông chủ doanh nghiệp áo thun chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp - 18/02/2015
Ông chủ doanh nghiệp áo thun chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp NEWS21505
Tích luỹ kiến thức, trau dồi kinh nghiệm, định hướng kế hoạch, có sự say mê và dám chấp nhận dấn thân là những tiền đề cần thiết để khởi nghiệp thành công, theo quan điểm của anh Lâm Ngọc, ...
Xem thêm
Nuôi dê như để... tiền tươi ngoài vườn - 16/02/2015
Nuôi dê như để... tiền tươi ngoài vườn NEWS21505
“Nhà nuôi được dê nên khi có công, có việc hay cần đóng tiền học cho con chỉ cần nhấc điện thoại gọi khách vào bắt là có tiền tươi ngay không phải chạy ngược xuôi vay lãi như trước nữa” - ...
Xem thêm
Trồng hoa ly trong chậu thu lãi hơn nửa tỷ mỗi vụ - 15/02/2015
Trồng hoa ly trong chậu thu lãi hơn nửa tỷ mỗi vụ NEWS21505
Xử lý và chăm sóc loại hoa ôn đới một cách hợp lý, lại tung ra thị trường đúng thời điểm đã giúp ông Phương (Đồng Tháp) thu lãi gần 700 triệu đồng một vụ hoa ly.
Xem thêm
Công “cá cảnh” - 13/02/2015
Công “cá cảnh” NEWS21505
Với sở thích và kinh doanh cá cảnh, thanh niên Nguyễn Thành Công (SN 1990) ở phường 1, TP Đông Hà, Quảng Trị đã khơi dậy thú chơi tao nhã cho những người cùng đam mê ở xứ sở gió Lào, cát
Xem thêm
Mơ làm giàu với con dúi - 13/02/2015
Mơ làm giàu với con dúi NEWS21505
Tại tỉnh Khánh Hòa hiện nay có nhiều địa phương nuôi dúi như xã Cam Tân (huyện Cam Lâm), xã Suối Tiên (huyện Diên Khánh) hiện nay bà con nông dân đang đầu tư vốn phát triển mô hình nuôi ...
Xem thêm
Khởi nghiệp là học từ thất bại của chính mình - 12/02/2015
Khởi nghiệp là học từ thất bại của chính mình NEWS21505
Khi bắt tay vào xây dựng sự nghiệp, những người trẻ hay không còn trẻ này đều có chung một điểm: vô tư. Không cần biết phía trước là gì, thử thách ra sao, khó khăn thế nào, có ai cản đường ...
Xem thêm
Ông chủ trang trại na: "Thu tiền tỷ đơn giản lắm" - 12/02/2015
Ông chủ trang trại na: "Thu tiền tỷ đơn giản lắm" NEWS21505
"Làm nông dân mà đủ lực, đúng tầm, đi đúng hướng thì sướng hơn cả làm cán bộ, anh ạ. Khi làm trang trại na này, em cũng chỉ nghĩ tới đủ ăn nhưng bây giờ thì thu tiền tỷ đơn giản lắm”, anh ...
Xem thêm
Chữ tín của “Thanh cây giống” - 11/02/2015
Chữ tín của “Thanh cây giống” NEWS21505
“Thanh cây giống” là tên nhiều người gọi anh Tô Hữu Thanh (sinh năm 1972, ở thôn An Hòa Nam, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) – một người chuyên sản xuất, cung ứng cây giống cho ...
Xem thêm
Vượt qua lầm lỡ trở thành tỷ phú - 09/02/2015
Vượt qua lầm lỡ trở thành tỷ phú NEWS21505
Từ một người nghiện ma túy, với quyết tâm làm lại cuộc đời, nay mỗi năm anh Nguyễn Thuận Hồng xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã có thu nhập tiền tỷ.
Xem thêm
Bỏ làm gạch, nuôi gà đệm lót sinh học mà khấm khá - 09/02/2015
Bỏ làm gạch, nuôi gà đệm lót sinh học mà khấm khá NEWS21505
Từ bỏ nghề làm gạch vì môi trường ô nhiễm, ông Lê Duy Đức (SN 1957, trú xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) chuyển sang nuôi gà đệm lót sinh học kết hợp thả vườn. Nhờ vào hướng đi ...
Xem thêm
“Không phải thành tích của riêng tôi” - 07/02/2015
“Không phải thành tích của riêng tôi” NEWS21505
Đó là lời chia sẻ chân thành của ông Trịnh Xuân Hiểu – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Bách Thuận, một cán bộ hội xuất sắc của huyện Vũ Thư (Thái Bình).
Xem thêm
Mê vịt trời, kỹ sư bỏ nghề hàng hải - 06/02/2015
Mê vịt trời, kỹ sư bỏ nghề hàng hải NEWS21505
Là một kỹ sư hàng hải nhưng anh Đào Thanh Bình (thôn Láng Cát, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu) lại quyết định chuyển nghề và thành công với nghề nuôi vịt trời trên mảnh đất ...
Xem thêm
Bỏ mức lương 80 triệu mỗi tháng để khởi nghiệp lần hai - 06/02/2015
Bỏ mức lương 80 triệu mỗi tháng để khởi nghiệp lần hai NEWS21505
Đang có mức thu nhập khoảng 80 triệu đồng tại Singapore, anh Nguyễn Văn Sự vẫn quyết định quay về Việt Nam khởi nghiệp lần hai. Hiện doanh thu công ty anh đạt gần 6 tỷ đồng chỉ sau một năm ...
Xem thêm
Ông chủ vườn chuối "làm chơi" mà tậu xe hơi, xây biệt thự - 04/02/2015
Ông chủ vườn chuối "làm chơi" mà tậu xe hơi, xây biệt thự NEWS21505
Với 3ha chuối, dự kiến cho thu về hơn 3 tỷ đồng vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, ông Nguyễn Văn Thu ở thôn Địa Mối xã An Sinh (Đông Triều –Quảng Ninh) chia sẻ, trồng chuối đúng là “làm ...
Xem thêm
Kỹ sư dầu khí làm giàu với tỏi Lý Sơn - 03/02/2015
Kỹ sư dầu khí làm giàu với tỏi Lý Sơn NEWS21505
Đang có công việc ổn định cùng mức thu nhập khá trong ngành dầu khí, chàng kỹ sư Nguyễn Văn Định bất ngờ nghỉ việc để thực hiện giấc mơ làm giàu với cây tỏi quê mình.
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » “Kiện tướng” nuôi dê nơi thâm sơn cùng cốc
Đang xem » “Kiện tướng” nuôi dê nơi thâm sơn cùng cốc