(Dược AnVinh)Dinh dưỡng là quá trình cơ thể thu và nhận dưỡng chất để tạo thành năng lượng, phát triển thể chất và bảo vệ cơ thể và duy trì sự sống.
Các dưỡng chất trong thức ăn được chia làm 2 nhóm lớn: dưỡng chất đa lượng và dưỡng chất vi lượng.
-Dưỡng chất đa lượng: Bao gồm chất đường bột, chất béo,
cốm vi sinh , chất đạm và nước là những dưỡng chất hiện diện với số lượng lớn trong hầu hết thức ăn. Chất đường bột, chất béo và chất đạm cung cấp năng lượng cần thiết duy trì hoạt động của cơ thể, trong khi nước không cung cấp năng lượng nhưng lại là môi trường cho các phản ứng hóa học của cơ thể.
-Dưỡng chất vi lượng: vitamin và khoáng chất là những thành phần hiện diện hầu hết trong thức ăn, không cung cấp năng lượng nhưng là những chất cần thiết ở một lượng nhất định để đảm bảo những hoạt động chức năng của cơ thể. Những dưỡng chất này hầu hết cơ thể không tự tổng hợp được mà phải được cung cấp từ thực phẩm.
1.Chất đạm (protein) là nguồn cung cấp năng lượng và acid amine, giúp cơ thể tổng hợp các protein chức năng của cơ thể (là thành phần cấu trúc nên cơ, gân, da, động mạch, tĩnh mạch…; các enzyme, hormone, kháng thể…).
Hai yếu tố chính đóng góp vào giá trị sinh học của chất đạm là thành phần acid amine và khả năng được tiêu hóa. Có 20 loại acid amin tham gia vào cấu thành nên protein, trong đó có 8 loại acid amin cơ thể không tự tổng hợp được gọi là các acid amin thiết yếu (acid amin không thay thế) (isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan, valine, và histidine). Một số acid amine thiết yếu đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và tăng cường miễn dịch ở trẻ nhỏ như L-lysine, Taurine.
Đối với người trưởng thành, nhu cầu protein là 1g/kg trọng lượng cơ thể. Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 3-6 tuổi đang trong độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất và trí tuệ nên lượng protein cần thiết về thể chất và trí tuệ so với người trưởng thành là rất cao. Ở độ tuổi này trẻ cần một lượng protein từ 25-30g một ngày, trong đó protein từ thịt, cá, trứng sữa và các loại protein thực vật phải chiếm 50%.
2.Chất bột đường (glucid) có trong các loại tinh bột (cơm, ngô, khoai, sắn, bánh mì…) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Khi vào cơ thể, chất bột đường được chuyển hóa nhanh thành năng lượng (4kcal/g) giúp duy trì hoạt động sống, bảo vệ các protein, phần dư thừa sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen hoặc chất béo để tiếp tục cung cấp năng lượng sau bữa ăn. Ngoài việc cung cấp năng lượng, glucid còn có một số chức năng mà các chất dinh dưỡng khác không thể thay thế được. Ví dụ hoạt động của tế bào não, tế bào thần kinh thị giác, mô thần kinh đặc biệt dựa vào glucose là nguồn năng lượng chính. Glucid còn đóng vai trò quan trọng khi liên kết với những chất khác tạo nên cấu trúc của tế bào, mô và các cơ quan.
Các loại chất xơ không tiêu hóa được có vai trò tăng cường sức khỏe đường ruột. Nhóm chất xơ không tan (Ví dụ: b-glucan có trong Biocazinc plus) giúp làm căng ruột già, hấp thu nước, kích thích đi đại tiện, ngăn ngừa táo bón. Nhóm chất xơ hòa tan được lên men bởi các vi khuẩn đường ruột, tạo ra môi trường thích hợp cho sự phát triển các lợi khuẩn đường ruột và ức chế các vi khuẩn có, do đó tăng cường sức khỏe đường ruột.
Th. S Hồng Liên