Thế nhưng, khi xây nhà hoăc lên ý tưởng thiết kế các gia chủ chỉ chú ý số lượng phòng, số tầng, công năng, tính thẩm mỹ và chỉ dành một góc nhỏ làm kho, có thể thể là một phòng riêng biệt cũng có thể tận dụng gầm cầu thang, sân thượng….tùy theo cách tính toán.
Đối với nhà nhỏ, khu vực kho thường được tận dụng ở khu vực gầm thang, có thể đóng thành những ngăn kéo hoăc kệ tủ chưa đồ vật lặt vặt trong nhà, là không gian phụ nhưng nó đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo tính thẩm mỹ vì nếu không có kho sẽ dẫn đến đồ đạc bừa bộn, ảnh hưởng tới không gian nội thất.
Dựa trên tường kiểu dáng của cầu thang mà có cách tận dụng diện tích trống cho phù hợp. Ví dụ, thang chữ L thường chừa ra nhiều diện tích trống dưới gầm nhất, thang hình xương cá hoặc thang xoắn ốc thì ít diện tích hơn.
Với nhà phố có thể thiết kế nhà kho ở gara xe hoặc trên tầng thượng của ngôi nhà. Nhà phố thường dành hẳn một phòng nhỏ cho khu vực kho vì có thể đua tầng lên cao và thường là tận dụng chung với phòng giặt đồ.
Riêng với nhà chung cư không có diện tích làm kho thì sử dụng tủ kệ có ngăn kéo để đồ cũng là cách hợp lý để không gian thêm thoáng đãng, gọn gàng hơn.
Ngoài ra, thiết kế phòng kho còn có nhiều chức năng khác, điển hình là giảm những tác động xấu của khí hậu. Cụ thể, làm kho trên gián áp mái giúp tầng dưới nhà đỡ nóng hơn đối với nhà phố hay làm kho ở tầng trệt (gara) sẽ tránh ẩm cho tầng trên.
Về phong thủy, nguyên tắc đặt kho cũng giống như bếp, tức là “tọa hung hướng cát” và tránh đặt kho phía trước phòng thờ.
Mai Hà