BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Nhà đẹp » Sinh vật cảnh » Thú cưng- Vật nuôi gia đình » Cá cảnh » Cách nuôi và chăm sóc cá cảnh » Chi tiết tin

Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Sinh Sản

  Ngày: 10/03/2010
Tôi bắt đầu nuôi tép ong đỏ khoảng 1 năm trước đây. Khởi đầu bằng 1 vài cặp loại thường, mua của một người Mỹ và nuôi chúng trong 1 cái hồ 20 lít. Chúng có vẻ khỏe mạnh nhưng không thấy có tép con mặc dù có 1 vài con tép mái mang trứng trong thời gian ngắn. Sau đó tôi chuyển chúng sang 1 cái hồ khoảng 80 lít, trồng cây thủy sinh có dùng Co2, chúng bắt đầu sinh sản và thấy tép con xuất hiện mỗi lứa vài con...


Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Sinh Sản
[1] Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Sinh Sản[2] Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Sinh Sản[3] Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Sinh Sản[4] Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Sinh Sản[5] Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Sinh Sản
[6] Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Sinh Sản
(Click hình để xem rõ hơn )

Vài tháng sau, tôi nhập từ Singapore 35 con ong đỏ hạng đặc biệt và thả chúng vào hồ tép mà tôi nói ở trên. Thêm vài tháng trôi qua, tép mái bắt đầu mang trứng và tôi mừng rỡ khi thấy tép con xuất hiện.
 
Trước đó tôi cũng có khá nhiều kinh nghiệm nuôi tép red cherry mà tôi áp dụng phần lớn vào việc nuôi ong đỏ. Tuy nhiên trong quá trình nuôi tôi học được một số điều mà tôi nghĩ nó có ích cho những người đang muốn nuôi thử loài ong đỏ. Tép ong đỏ thật là quyến rũ và dễ nuôi nhưng cần chú ý 1 vài điểm khác biệt với tép cherry.
 
Sau đây là những điều tôi đã rút ra từ bản thân và tôi thường tư vấn những người muốn thử nuôi tép ong đẻ:
 
1. Kích thước hồ ít nhất là 90L, rất hiếm khi cho tép đẻ thành công trong hồ nhỏ hơn.

2. Nhiệt độ từ 21.5 tới 24 độ C, một số người nuôi ong đỏ chung với cherry ở nhiệt độ trên 25 cũng không sao nhưng ở nhiệt độ mát tép ong đạt màu chuẩn và có xu hướng sinh sản dễ dàng hơn. Tôi nhận ra điều này sau nhiều lần nuôi 1 đàn tép có nhiều con mái mang trứng ở nhiệt độ 26, kết quả là rất ít tép con xuất hiện.

3. Nước có độ cứng vừa phải có vẻ rất phù hợp cho tép sinh sản và lên màu chuẩn.

4. Một điều rất quan trọng là nên trồng cây thủy sinh nhằm ổn định chất lượng nước và tạo môi trường tự nhiên cho tép.

5. Máy lọc đi kèm miếng mút chặn đầu hút để không gây nguy hiểm cho tép con.

6. PH ở 7.4 là lý tưởng với tôi nhưng tôi cũng biết 1 số người nuôi tép đẻ thành công với môi trường axit. Tôi đảm bảo rằng tép sẽ không bao giờ sống tốt trong môi trường kiềm.

7. Hãy thay nước đều đặn! Ong đỏ rất dễ bị ngộ độc nitrate, chúng yêu cầu nước chất lượng cao để sống khỏe và thay vỏ. Thay 30% nước mỗi tuần. Tôi dùng nước thẳng từ vòi (độ cứng vừa phải, PH 7.6) và dùng thuốc khử Clo (Amquel+ và Novaqua).

8. Tôi sử dụng hệ thống Co2 với liều lượng nhẹ để giữ cho cây khỏe và nó cũng giúp ổn định PH nữa. Thực ra Co2 không cần thiết trong việc nuôi tép ong đẻ và khá nguy hiểm cho tép khi ta không chú ý tới liều lượng.
 
9. Tôi sử dụng hệ thống chiếu sáng quang phổ đầy đủ với 10 tiếng 1 ngày có hẹn giờ.

10. Tôi không bao giờ dùng bất cứ loại hóa chất hỗ trợ nào vì tép đã nhận đầy đủ chất từ chế độ ăn riêng biệt.

11. Tôi cho tép ăn HBH Vegetable Wafers và HBC Crab & Lobster Bites. Mọi loại thức ăn dành cho loài giáp xác đều chấp nhận được khi và chỉ khi trong thành phần không chứa nhiều hàm lượng đồng (hãy đọc kĩ nhãn mác). Thỉnh thoảng tôi cho chúng ăn rau xanh luộc (bí hoặc xà lách bina). Tôi cho ăn ngày 1 lần với liều lượng rất nhỏ.

Tóm lại bạn có thể nuôi ong đỏ trong điều kiện giống như các loài tép nước ngọt khác. Tuy nhiên chìa khóa thành công để cho sinh sản lại phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ và chất lượng nước. 

(theo AquariumBird)
(Blue_dolphin dịch)


Nguồn:  Internet
Các bài đăng trước cùng danh mục   Cách nuôi và chăm sóc cá cảnh
Cây trồng trong bể nuôi cá - 10/03/2010
Cây trồng trong bể nuôi cá NEWS4107
Để giữ cân bằng sinh thái giữa động vật với môi trường sống trong bể kính, người ta thường trồng các loại cây cỏ sống trong nước, thường gọi là thực vật thủy sinh bao gồm những loài chỉ ...
Xem thêm
Sự sinh sản của cá trong bể nuôi - 09/03/2010
Sự sinh sản của cá trong bể nuôi NEWS4107
Một nét quyến rũ của việc nuôi cá cảnh là có nhiều loài cá có thể nhân giống khi nuôi. Tuy nhiên do không gian bị giới hạn, thường ta khó tách chúng ra và tìm cho chúng một nơi sinh đẻ ...
Xem thêm
Nước, vấn đề cần suy nghĩ cho việc nuôi cá - 10/03/2009
Nước, vấn đề cần suy nghĩ cho việc nuôi cá NEWS4107
Chất lượng nước đối với cá quan trọng như không khí đối với mọi sinh vật cũng như loài người chúng ta. Vậy chúng ta thảo luận về vấn đề này nhé.
Xem thêm
Các vấn đề liên quan đến việc thay nước hồ cá - 18/03/2008
Các vấn đề liên quan đến việc thay nước hồ cá NEWS4107
Vì nhiều lý do, thay nước là điều bắt buộc nếu bạn muốn duy trì một hồ cá lành mạnh. Hồ cá lành mạnh được định nghĩa như là hồ mà trong đó cá tăng trưởng, sinh sản, ăn uống và hoạt động ...
Xem thêm
Vài kinh nghiệm vận chuyển cá - 18/03/2008
Vài kinh nghiệm vận chuyển cá NEWS4107
Dù bạn có cố tránh đến mấy - sớm hay muộn - rồi sẽ có lúc bạn phải vận chuyển những con cá yêu quí của mình trên một chặng đường dài, chứ không chỉ là từ hồ “A” sang hồ “B” mà thôi. Có ...
Xem thêm
Sử dụng hiệu quả lá bàng trong nuôi cá rồng - 11/03/2008
Sử dụng hiệu quả lá bàng trong nuôi cá rồng NEWS4107
Cây bàng là một loài cây phát triển rất nhiêu ở các vùng Đông Nam châu Á. ở Singapore, Ven đại lộ và bờ biển người ta tìm thấy rất nhiều cây bàng. Lá bàng sau khi già cỗi, rơi rụng xuống ...
Xem thêm
Đặc tính sinh sản và cách nhân giống cá cảnh - 20/09/2007
Đặc tính sinh sản và cách nhân giống cá cảnh NEWS4107
Nhân giống cá cảnh gần như là bí quyết của mỗi người kinh doanh cá cảnh TP. HCM. Qua hàng chục năm kinh nghiệm, nhiều nghệ nhân chơi cá cảnh ở quận 1, quận 8, quận 5, quận 9, Thủ Đức đã ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Nhà đẹp » Sinh vật cảnh » Thú cưng- Vật nuôi gia đình » Cá cảnh » Cách nuôi và chăm sóc cá cảnh
Tìm liên quan » Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Sinh Sản
Đang xem » Kinh Nghiệm Nuôi Tép Ong Sinh Sản