|
Trợ giúp |
|
|
|
|
Nuôi lợn sạch, thu lãi cao |
Ngày: 10/02/2012 |
|
Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu.
|
Mô hình chăn nuôi lợn sạch của chị Mỹ được nhiều người học tập. |
|
|
Chúng tôi đến gia trại nuôi lợn của chị Mỹ vừa lúc chị đang xuất bán lứa lợn thứ 3 trong năm 2011. Cuối năm thị trường có nhu cầu cao về sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, giá cả cũng cao hơn ngày thường, nên lứa lợn này chị thu được hơn 60 triệu đồng. Trừ chi phí, chị Mỹ bảo năm nay đủ sắm cái tết sung túc cho cả gia đình và hai bên nội ngoại.
Bên tách trà nóng, chị Mỹ kể, chị lập thân với hai bàn tay trắng. Dù chăm chỉ, cày cấy quanh năm, song cuộc sống của vợ chồng chị vẫn khốn khó trăm bề. Năm 1997, thấy mô hình chăn nuôi lợn của các gia đình hàng xóm có hiệu quả, chị bàn với chồng chuyển từ làm ruộng sang chăn nuôi.
Ban đầu, chồng chị chưa đồng ý vì sợ rủi ro và vất vả, nhưng thấy vợ quyết tâm nên anh đành gật đầu. Vợ chồng chị vay 30 triệu đồng để xây chuồng trại và mua 20 con lợn giống. Nhờ chăm sóc đúng biện pháp kỹ thuật nên lứa đầu tiên, vợ chồng chị lãi ròng gần 10 triệu đồng.
Thấy nuôi lợn theo cách này hiệu quả, chị thôi không làm ruộng để tập trung nuôi lợn. Qua tham gia các lớp học ngắn hạn về kỹ thuật chăn nuôi lợn, chị áp dụng các kiến thức rất hiệu quả. Thành công bước đầu giúp chị tự tin mở rộng chuồng trại, mỗi năm chị nuôi 3 lứa, lúc cao điểm nuôi 50 con lợn thịt... Hiện mỗi năm vợ chồng chị Mỹ thu lãi từ 50-70 triệu đồng từ nuôi lợn.
"Tôi thành công là nhờ tuân thủ các nguyên tắc trong chăn nuôi. Thứ nhất, luôn giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Kế đến là tiêm vaccin đúng liều lượng và đúng thời điểm. Khi vào chuồng lợn, tôi phải sát trùng chân tay để diệt mầm bệnh. Với thức ăn cho lợn, phải đảm bảo nguyên tắc đủ, đúng lượng, sạch và dinh dưỡng cao. Tuyệt đối không cho lợn ăn thức ăn sống để tránh các bệnh về tiêu hóa"- chị Mỹ chia sẻ kinh nghiệm.
Để tiết kiệm chi phí và đảm bảo môi trường, anh chị còn đầu tư xây dựng hầm khí biogas. Cũng do vậy mà khu vực nuôi lợn của chị Mỹ không có mùi xú uế. Mô hình nuôi lợn sạch của chị được nhiều ND trong vùng tìm đến học tập, áp dụng.
Thanh Nga
|
|
|
|
|
|
|
|
Một lần tình cờ xem ti vi nói về một chủ trang trại, tỷ phú cá sấu ở huyện Chiêm Hóa (Quảng Bình), anh Đinh Văn Bức ở thôn Yên Lạc, xã Đồng Hóa (Kim Bảng, Hà Nam) đã nảy sinh ý định nuôi ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Mãn hạn tù với quyết tâm hướng thiện, anh lập Cty sản xuất kinh doanh có hiệu quả và giúp nhiều người hoàn lương có công ăn, việc làm, giúp người khuyết tật… |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Cây chuối tiêu hồng đã làm đổi đời bao gia đình nông dân ở thôn Năm Mẫu, xã Tứ Dân (Khoái Châu, Hưng Yên). |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Người dân bản Khiếng, xã Hữu Khánh (Lộc Bình, Lạng Sơn) gọi anh Nông Văn Toàn - người đi đầu trong việc trồng thông và phát triển chăn nuôi - là "người tiên phong xóa nghèo". |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Trong khi nhiều thanh niên nông thôn tìm cách đi làm ăn xa, đến các thành phố lớn thì Phạm Nguyễn Hữu Tiến (26 tuổi), ở xã Phú Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, lại quyết gắn ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Tận dụng thế mạnh của vùng đất đỏ Bazan, đồng bào các dân tộc trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã trồng và khai thác có hiệu quả các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, tiêu, |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Câu chuyện kinh doanh của gia đình họ Dương, vốn được mệnh danh là “ông hoàng giấy” và “vua phế liệu”, nổi tiếng khắp đất Sài Gòn 40 năm về trước, là một chặng đường dài đầy chông gai, lắm ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Tay trắng lập nghiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình, Lê Viết Hải quan niệm giàu có chỉ là phương tiện để làm nhiều việc tốt và ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Đằng sau tên tuổi tập đoàn lớn Tân Hiệp Phát và doanh nhân Trần Quý Thanh là cô gái nhỏ nhắn Uyên Phương. Nhỏ nhẹ, mềm mỏng nhưng đây chính là nhân vật tạo nên sự bùng nổ của các sản phẩm ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Cách đây hơn bốn năm, có dịp đến thăm vườn cà phê của bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên, nghe bà con than phiền sản lượng cà phê những năm qua không đạt năng suất do cây cà phê bị “nạn” ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Là lãnh đạo xã trẻ nhất nước, trong lòng cô luôn ấp ủ một ước mơ giản dị: Làm sao cho bà con xã mình không còn ai nghèo đói. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Hai bàn tay trắng đi lên, hạnh phúc mà Hoàng Quốc Việt (xã Dị Chế, Tiên Lữ, Hưng Yên) có được ngày hôm nay là thành quả cho biết bao mồ hôi, nước mắt của chàng trai mù giàu nghị lực và ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Đến trang trại của anh Hồ Văn Lạc (33 tuổi) tại thôn Ruộng, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, ít ai nghĩ rằng nơi đây từng là một túi bom trong chiến tranh. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Từng làm Trưởng đoàn Kịch nói tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), đi học Trường Đại học Văn hoá... nhưng vì tính tự ái mà ông Nguyễn Văn Chấn đã bỏ việc và bén duyên với sinh vật cảnh. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Đây là câu nói của ông Phạm Văn Huê - hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở xã Hồng Thái, huyện An Dương (Hải Phòng) - người tự nhận cuộc đời mình luôn “nhảy rào”. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|