BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

Phú tại sơn lâm

  Ngày: 20/04/2013
Ít cây gì ở miền núi lại cho thu nhập cao như cây quế, từ vỏ, cành, thân đến lá đều bán được tiền, giá cao ngất ngưởng. Có một người từ mấy chục năm nay đã gắn bó với cây quế, đó là ông Hoàng Văn An, dân tộc Tày ở thôn 1, xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Ông sống dưới bạt ngàn rừng quế, không chỉ các doanh nghiệp tìm đến mà nhiều chính khách cũng tới thăm ông. Ngẫm lại lời nói của người xưa “Phú tại sơn lâm hữu khách tầm” (Giàu có mà sống nơi rừng núi cũng có người tìm tới)…


Phú tại sơn lâm
Ông Hoàng Văn An chăm sóc cho những cây quế

Trước khi nói về ông tôi xin nêu vài con số thống kê diện tích cây quế của tỉnh Yên Bái do Trung tâm Quy hoạch thiết kế Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái điều tra năm 2012. Tổng diện tích quế Yên Bái hiện có 37.775,9 ha, trong đó có 27.315,3 ha trồng tập trung, 10.460,6 ha trồng phân tán, xen kẽ với nhiều cây trồng khác. Trong đó huyện Văn Yên đứng đầu trồng quế của Yên Bái, với diện tích 25.511 ha được trồng ở 27 xã và thị trấn, huyện Trấn Yên 6.967 ha, trồng ở 17 xã, huyện Văn Chấn 4.785 ha trồng ở 27 xã và thị trấn… Sản lượng quế mỗi năm của Yên Bái khoảng 3.000-3.500 tấn vỏ quế khô, 150-200 tấn tinh dầu, 18.000-20.000m3 gỗ. Nguồn thu từ cây quế hiện chưa có thống kê cụ thể, nhưng ước tính khoảng 200-250 tỷ mỗi năm. Vỏ quế khô đang được xuất khẩu sang các nước: Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Trung Đông.

Phú tại sơn lâm
Điểm thu mua quế vỏ tươi

Ông Hoàng Văn An năm nay 81 tuổi, da dẻ đỏ au, hàng ngày vẫn lên rừng chăm sóc cho những đồi quế mà ít người theo kịp. Trong số những người đầu tiên ở Yên Bái trồng quế, ông kể: Cuộc sống của bà con các dân tộc nơi đây mấy chục năm trước vô cùng khó khăn. Ruộng không đủ cấy, bà con phải phát rừng làm nương rẫy. Sau vài năm rừng biến thành đất trống đồi núi trọc. Không biết trồng cây gì vừa giữ được đất vừa cho thu nhập, còn phá rừng làm nương chỉ vài năm nữa rừng cũng hết, lấy gì để sống? Câu hỏi ấy khiến nhiều đêm tôi không ngủ được, cứ trăn trở với câu hỏi trồng rừng thì trồng cây gì? Tôi chợt nhớ bà con dân tộc Dao trồng quế để làm thuốc, quế lại bán được, vậy sao ta không trồng quế để có thu nhập, lại bảo vệ được rừng?

Nghĩ thế, ông An quyết định tìm hiểu về cây quế và quyết tâm trồng quế. Ông bán lợn, gà dành dụm tiền đi Quảng Ninh, Sơn La tìm hiểu cách trồng quế cũng như giá cả, thị trường rồi mua những giống quế tốt về trồng. Ông trồng trên các đám nương cũ mà lúa, ngô không mọc nổi. Mỗi năm trồng vài nghìn gốc, cứ thế màu xanh của cây quế theo tay ông lan dần trên các sườn đồi. Những người dân ở Đại Sơn bắt chước ông trồng quế và trở thành phong trào tự phát, cây quế từ Đại Sơn lan dần sang các xã: Viễn Sơn, Xuân Tầm, An Phú, Mỏ Vàng... rồi cây quế vượt sông đến các xã: Mậu A, Yên Hưng, Lâm Giang, Lang Thíp... Toàn bộ 27 xã và thị trấn của huyện Văn Yên không xã nào là không trồng quế. Văn Yên được mệnh danh là huyện quế, ngày 1/10/2010 Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cây quế Văn Yên.

Phú tại sơn lâm
Rộn ràng mua thu hoạch quế

Bắt đầu trồng quế từ đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, nhiều người không ngờ cây quế đã mang lại cho gia đình ông một nguồn thu rất lớn. Năm 1999, trong chuyến lên làm việc tại Yên Bái, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Huy Ngọ đã tới thăm ông, ông dẫn Bộ trưởng ra xem cây quế cổ thụ hai người ôm mới kín gốc. Cây quế này có người trả ông 3,7 cây vàng nhưng ông không bán mà để lấy hạt làm giống… Mùa gieo trồng quế, bà con khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang tìm đến gia đình ông mua hạt giống về trồng.

Xã Đại Sơn đặt chân tới chỗ nào cũng gặp quế, đây là vùng quế lớn nhất huyện Văn Yên với khoảng 2.000 ha. Hơn 50 năm trồng quế, đến nay đại gia đình ông bao gồm cả các con cái có hơn 100 ha quế. Một rừng quế bạt ngàn, xanh ngằn ngặt nối tiếp nhau trùng điệp phủ kín các đỉnh núi. Ông bảo: Người trồng quế bây giờ không bỏ thứ gì. Trước đây chỉ bóc lấy vỏ, còn cành, thân, lá bỏ đi. Nay cành to thì bóc vỏ làm quế chi, quế vụn, cành nhỏ và lá bán cho người chưng cất dầu quế. Giá lá quế tươi bây giờ bà con đang bán 1.800-2.000đ/kg, gỗ bán cho các cơ sở chế biến, cây to bán được trên một triệu mỗi khối. Ông chỉ một cây quế to bằng bắp đùi bảo tôi: Cây quế này ngót ba triệu đấy, cứ bóc vỏ ra phơi khô là có người đến mua…

Phú tại sơn lâm
Ngôi nhà của con trai ông Hoàng Văn An

Nhìn rừng quế nhà ông chả khác gì mỏ vàng xanh lộ thiên, từ mỏ vàng này đã giúp cho cuộc sống của gia đình ông mấy chục năm nay no đủ và giàu có. Cách nay hơn hai chục năm, nhiều gia đình người dân vùng quế đã mua những chiếc xe máy đắt tiền vài chục triệu đồng không phải để đi, bởi nhiều thôn bản chưa có đường, nhưng tiền nhiều quá họ chả biết tiền làm gì nên nhà nào cũng sắm hai, ba cái xe máy dựng trong nhà ngắm cho sướng mắt. Ông An có 5 người con trai, thì cả 5 người đều đã xây nhà tầng, những ngôi nhà to lớn xây theo kiểu biệt thự mà nhiều người giàu có ở thành phố cũng phải mơ ước.

Đang là mùa bóc vỏ quế, có hai vụ thu hoạch quế, vụ tháng 3 (âm lịch) và vụ tháng 8 (âm lịch), bà con gọi là vụ tháng 3 và vụ tháng 8, nên sân nhà nào mùa này cũng ngồn ngộn những quế, quế được chất đầy nhà, quanh hè, mùi quế thơm lừng. Vào vùng quế mùa này, quế phơi khắp nơi dọc các con đường, trên các vạt cỏ không một chỗ nào để trống. Còn xe đến thu mua quế vỏ tươi, quế vỏ khô, cành lá và thân quế đậu suốt dọc đường có đủ loại xe từ xe ôm đến những chiếc xe tải 10-15 tấn. Ông An cười bảo tôi: Cũng nhờ rừng quế mà tôi nuôi được 12 người con, 5 trai và 7 gái. Bây giờ đứa nào cũng khá giả, nhà cửa đều xây to, giống như tôi đứa nào cũng mê trồng quế. Cây quế giúp tôi đổi đời và giúp con cái tôi khá giả… Quả thật, cứ nhìn dãy nhà xây của con cái ông Hoàng Văn An ở thôn 1, xã Đại Sơn, tôi cứ ngỡ đây là khu biệt thự của các đại gia mà nhiều người dẫu nằm mơ cũng không bao giờ có.

Thái Sinh


Nguồn:  Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Từ bán thạch đen trở thành tỉ phú - 20/04/2013
Từ bán thạch đen trở thành tỉ phú NEWS15353
Từ một cậu bé bán thạch đen (loại thực phẩm giải khát chế biến từ rong câu), giờ đây anh đã trở thành một doanh nhân thành đạt và nổi tiếng khắp vùng Savannakhet (Lào). Anh được nhiều ...
Xem thêm
“Mai An Tiêm” đánh thức vùng sình lầy - 19/04/2013
“Mai An Tiêm” đánh thức vùng sình lầy NEWS15353
Nhìn người có dáng dấp lam lũ ấy, ít ai nghĩ ông Lê Bật Bính (61 tuổi) ở làng Mậu, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa đang sở hữu tài sản trị giá bạc tỷ.
Xem thêm
Người khuyết tật tạo việc cho thanh niên khỏe mạnh - 19/04/2013
Người khuyết tật tạo việc cho thanh niên khỏe mạnh NEWS15353
Bị bại liệt từ nhỏ, nhưng với nghị lực kiên cường, Quách Đức Mạnh đã lập nghiệp từ đôi nạng gỗ và trở thành ông chủ xưởng mộc. Không chỉ làm giàu cho bản thân, Mạnh còn tạo việc làm cho ...
Xem thêm
Giấc mơ gốm - 18/04/2013
Giấc mơ gốm NEWS15353
Anh Văn Thành Ngọc (28 tuổi, ở xã Nhơn Phong, TX.An Nhơn, Bình Định) đang làm chủ một lò gốm ở địa phương.
Xem thêm
Những doanh nhân Việt thành danh ở nước ngoài - 15/04/2013
Những doanh nhân Việt thành danh ở nước ngoài NEWS15353
Lập nghiệp xa quê, nhiều người trở thành lãnh đạo của các tập đoàn đa quốc gia hay thành danh với công ty riêng của mình, góp phần giới thiệu hình ảnh doanh nhân Việt ra sân chơi quốc tế.
Xem thêm
Trở thành tỷ phú nhờ nuôi lợn - 13/04/2013
Trở thành tỷ phú nhờ nuôi lợn NEWS15353
Trong khi nhiều chủ trang trại nuôi lợn khác đang phải đau đầu với bài toán lỗ lãi do giá thịt lợn bấp bênh, trang trại của chị Trần Thị Thuấn Hoa ở xã Nam Cường (huyện, Tiền Hải, Thái ...
Xem thêm
“Máu kinh doanh” và sự cẩn trọng - 12/04/2013
“Máu kinh doanh” và sự cẩn trọng NEWS15353
Nghiêm cẩn như một thầy giáo, ngay cả đến nụ cười cũng có chút gì như… e dè. Nhưng khi bàn chuyện kinh doanh, chuyện pháp luật… thì Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch tập đoàn FLC, Tổng giám đốc ...
Xem thêm
Thu 200 triệu/năm nhờ cây mãng cầu xiêm - 12/04/2013
Thu 200 triệu/năm nhờ cây mãng cầu xiêm NEWS15353
Với vườn Mãng cầu xiêm cho trái quanh năm đã mang lại cho ông Trần Bữu Hoàng, ở ấp Tân Trị 2, xã Tân Phú, huyện Long Mỹ một nguồn thu không hề nhỏ.
Xem thêm
Tỷ phú gốc Việt thâu tóm Dell của Mỹ - 08/04/2013
Tỷ phú gốc Việt thâu tóm Dell của Mỹ NEWS15353
Ông Chính Chu, một tỷ phú gốc Việt, em rể ca sỹ Cẩm Ly chỉ đạo vụ thâu tóm tập đoàn máy tính Dell.
Xem thêm
Cầu thủ Việt làm giàu từ cây ớt - 08/04/2013
Cầu thủ Việt làm giàu từ cây ớt NEWS15353
Mỗi lần nhận lót tay, lương, thưởng, Bùi Văn Sang lại gom tiền đi mua thêm đất để trồng ớt. Đến nay chàng cầu thủ của Xi măng Xuân Thành Sài Gòn đã có hơn 40 công đất, có thu nhập ổn định.
Xem thêm
Thành tỉ phú Thái Lan nhờ gánh nem Huế của mẹ - 06/04/2013
Thành tỉ phú Thái Lan nhờ gánh nem Huế của mẹ NEWS15353
Vừa đặt chân đến tỉnh Nongkhai ở Đông Bắc Thái Lan, anh bạn hướng dẫn viên du lịch đã đề nghị chúng tôi nếm thử món nem nướng nức tiếng của nơi này. Ai ngờ vào quán, ngoài món ăn ngon ...
Xem thêm
Làm giàu ở vùng biên - 06/04/2013
Làm giàu ở vùng biên NEWS15353
Từ mảnh đất khô cằn, hoang sơ tiếp giáp biên giới Campuchia, nhiều thanh niên ở làng thanh niên lập nghiệp biên giới Ninh Điền, Tây Ninh đã tìm cách làm giàu...
Xem thêm
“Vua mía” đất Quảng - 05/04/2013
“Vua mía” đất Quảng NEWS15353
Với sản lượng mía cây từ 650-750 tấn/năm, cùng hơn 10 tấn sắn (mì)/vụ/năm... sau khi trừ các khoản chi phí, bình quân mỗi năm ông Võ Việt Sỹ ở xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi thu ...
Xem thêm
Biến khó khăn thành lợi thế - 03/04/2013
Biến khó khăn thành lợi thế NEWS15353
Người làm được điều này là ông Lê Nguyên Tuấn, ở khu 5, phường Hải Yên, TP.Móng Cái (Quảng Ninh), với mô hình trang trại chăn nuôi, trồng trọt, vườn ao chuồng tổng hợp.
Xem thêm
Đi học để làm trang trại - 02/04/2013
Đi học để làm trang trại NEWS15353
Từ nhỏ, chứng kiến cảnh bố mẹ sáng nào cũng dậy sớm tất bật với công việc đồng áng, nuôi đàn lợn, chăn đàn vịt… Nguyễn Quý Hào nghĩ, lớn lên sẽ quyết tâm làm giàu bằng chính nghề nông.
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » Phú tại sơn lâm
Đang xem » Phú tại sơn lâm