BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

"Tham vọng làm giàu bằng chính sức lao động"

  Ngày: 25/10/2012
Hơn một tiếng trò chuyện với Ken La, Giám đốc Công ty United Vision, có ít nhất năm lần anh nhắc về mẹ - bà Lương Lệ Lan, Giám đốc Công ty TNHH TM Lá Phong. Ken nói: "Mẹ là người cho tôi động lực để tôi tự tin khởi nghiệp. Tôi đã học được rất nhiều điều từ mẹ, đó là triết lý lãnh đạo: Lấy tâm để thu phục lòng người, nghị lực chống chọi trước khó khăn, bền bỉ với con đường mình đã chọn". Từ chia sẻ của Ken, tôi đã tìm gặp Giám đốc Công ty Lá Phong. Mở đầu câu chuyện, bà đã nhắc đến Ken:


"Tham vọng làm giàu bằng chính sức lao động"
Bà Lương Lệ Lan - Giám đốc Công tyTNHH TM Lá Phong

- Ken là đứa con được tôi dành rất nhiều tình thương. Bởi, trong buổi lập nghiệp "vạn sự khởi đầu nan" của vợ chồng tôi, Ken đã chịu nhiều thiệt thòi do công việc kinh doanh bận rộn nên thời gian gần gũi, chăm sóc con của tôi cũng bị chi phối.  

Từ bé Ken đã ít nói nhưng sống rất tình cảm. Có những đêm tôi bận công việc ở xưởng phải về muộn, dù nhà rất xa nhưng Ken vẫn đạp xe đến xưởng phụ tôi đến 4, 5 giờ sáng.

Khi phải đi học ở nước ngoài, mỗi dịp sinh nhật tôi hoặc "Ngày của Mẹ”, Ken ngồi xếp hàng trăm ngôi sao may mắn gửi về cho tôi. Có lần tôi bị tai nạn, Ken thức mấy đêm liền ngồi xếp những con hạc giấy, cầu nguyện cho tôi mau bình phục.

Tôi giữ tất cả hạc giấy và ngôi sao may mắn đó và thấy mình là một người mẹ hạnh phúc.

* Đa số các bà mẹ trải qua thời kỳ khó khăn, khi khấm khá hơn đều muốn bù đắp cho con sự thoải mái về vật chất, chắc hẳn với tình cảm dành cho con nhiều đến vậy, bà cũng chiều con như thế?

- Tôi không chiều con bằng cách cho xài tiền thoải mái, ngược lại rất khe khắt và luôn dạy con ý thức tiết kiệm, biết tôn trọng sức lao động và đồng tiền cha mẹ làm ra.

Khi Ken học lớp 11, mỗi ngày tôi chỉ cho con vài ngàn đồng đủ để ăn sáng, gửi xe. Khi Ken đi du học, dù có đủ điều kiện nhưng tôi vẫn để Ken đi làm thêm.

Vào mùa Đông giá rét, thấy con phải đi giao hàng giữa trời lạnh -30oC, tôi xót ruột lắm, có lúc thương con ngồi khóc thầm nhưng vẫn phải cứng rắn tự nhủ: Cái vốn lớn nhất mình cho con không phải là tiền mà là kiến thức, khả năng lao động, sự bươn chải để từ đó rèn giũa cho con nghị lực sống.

Song, điều may mắn là Ken cũng rất ý thức việc tự lập, thấy tôi khóc, Ken nói: "Con cần những trải nghiệm như vậy cho sau này. Con cần hiểu được cách vận hành một kho hàng thế nào, cách vay tiền ra sao để không mất nhiều phí từ ngân hàng, cách kinh doanh một sản phẩm trước khi về Việt Nam".

Cũng nhờ lao động, Ken rất quý trọng thành quả của mình. Vì vậy, dù tự kiếm ra tiền và ngay cả bây giờ, là giám đốc một công ty, Ken cũng vẫn làm việc như mọi nhân viên và không xài tiền tự do, phung phí.

* Hiện nay, nhiều doanh nhân cũng giống như bà, chấp nhận đầu tư vốn cho con mở công ty riêng. Song, thực chất họ vẫn nắm quyền điều hành và các "giám đốc con" chỉ là người "có danh không quyền". Quan điểm của bà về việc này như thế nào?

- Từ quan điểm của tôi về cách dạy con: Không cho con tiền của mà cho kiến thức, nên khi thấy Ken đã học hành đến nơi đến chốn, đủ kiến thức và muốn ra lập nghiệp, tôi ủng hộ ngay.

Bởi nếu mình lo ngại, không cho con tự lập, không cho quyền nó tự quyết định, điều hành công ty thì con sẽ không có điều kiện để trưởng thành và điều đó cũng sẽ làm mất đi tính sáng tạo của tuổi trẻ.

Dĩ nhiên là trước khi đồng tình tôi cũng phải xem xét kỹ mọi thứ, sau đó là chấp nhận mất mát, rủi ro, thậm chí đôi lúc biết quyết định của con không đúng, có thể gây thiệt hại nhưng tôi vẫn chấp nhận.

Bản thân tôi cũng từng thất bại mới khôn lên. Vì vậy, tôi muốn con mình cũng phải trải nghiệm, chỉ khi chính mình đối đầu với thất bại mới ngộ ra nhiều kinh nghiệm quý báu, và có ngã xuống mới biết cách tự đứng lên như thế nào.

* Từ giáo viên trở thành người kinh doanh, rồi làm giám đốc, lãnh đạo hàng trăm nhân viên ở hai lĩnh vực may mặc và sản xuất bao bì. Mỗi một nấc thang đó, bà có cảm thấy áp lực không?

- Mồ côi mẹ từ nhỏ nên cuộc sống của tôi rất thiếu thốn, vất vả. Khi lập gia đình, có con, áp lực đầu tiên của tôi là phải làm gì đó để vươn lên, thoát khỏi cảnh nghèo khó và nhất là để con không phải khổ như mình.

Thời gian làm giáo viên, tối vừa đi dạy, vừa đi may gia công cho một công ty. Sau hai năm, tôi ra riêng mở một xưởng may quần áo và bỏ mối cho các chợ, sau đó mở một cửa hàng bán lẻ, ký hợp đồng gia công xuất khẩu quần jean cho Nhật và các công ty nước ngoài, mở dịch vụ cho thuê xe du lịch, mở công ty mua bán phế liệu (chủ yếu xuất bán vải vụn qua Trung Quốc), rồi mở công ty làm bao bì... Nhiều người thấy tôi "làm việc gì cũng được", họ nói tôi "biết kinh doanh".

Thật ra lúc đó tôi làm việc này rồi bắt sang việc kia, cốt chỉ để mưu sinh chứ chẳng có khái niệm gì về kinh doanh. Tuy nhiên, khi làm việc gì tôi cũng bền bỉ theo bám đến cùng, đặt hết tâm huyết cho nó và không lúc nào thấy công việc đang làm đã hoàn hảo, đã đến đường cùng, không thể mở mang được nữa.

Chính vì vậy mà làm hoài, thấy áp lực hoài. Song, tôi cũng có một quyết tâm, dẫu khó khăn đến mấy cũng tìm cách vượt qua chứ không nản chí, bỏ ngang.

Rồi khi công ty mở mang lớn dần, từ vài chục lên đến cả trăm nhân viên, áp lực sống còn của công ty không còn là chuyện của riêng mình mà là của hàng trăm người.

Khi thuyền lớn, gặp sóng to, áp lực đối với người đầu tàu càng nặng nề. Quan điểm của tôi là càng áp lực càng phải bình tĩnh. Bất cứ việc gì cũng có thể giải quyết được. Kết quả tốt, xấu tùy thuộc vào sự tỉnh táo quyết định của người lãnh đạo.

* Nếu ai đó nói bà là một phụ nữ có nhiều tham vọng làm giàu, bà sẽ phản ứng thế nào?

- Như đã nói, tôi đến với kinh doanh ban đầu chỉ có một mục đích duy nhất là thoát nghèo cho gia đình và mưu sinh. Tuy nhiên, khi đã kinh doanh thì chính công việc lại đẩy tôi đi, bắt phải suy nghĩ, đối phó và tham vọng phải làm tốt hơn nữa, hoàn hảo hơn nữa.

Vậy nên, nếu tôi có tham vọng làm giàu bằng chính sức lao động chân chính của mình thì điều đó cũng rất đáng được xã hội trân trọng.

* Với những thành quả làm được, bà có cảm thấy tự hào vì mình đã chèo lái con thuyền kinh doanh đi đúng hướng?

- Tôi không phải là người tài giỏi trong kinh doanh để đưa ra những chiến lược đột phá, mạo hiểm.

Cách kinh doanh của tôi cũng đơn giản theo triết lý: "Kiến tha lâu đầy tổ. Làm gì cũng phải có đạo đức, lương tâm, không liều lĩnh, làm ẩu". Và triết lý đó chính là chiếc la bàn định hướng cho con thuyền kinh doanh của chúng tôi đi đúng hướng.

Chẳng hạn, vào thời điểm kinh tế khủng hoảng, trong khi các doanh nghiệp phải đóng cửa thì cả hai lĩnh vực bao bì và may mặc, tôi vẫn giữ được khách hàng ổn định, nhất là các hợp đồng gia công cho Nhật.

Ở lĩnh vực bao bì, tôi cũng từng là nạn nhân của những cạnh tranh không lành mạnh nhưng một thời gian ngắn, khách hàng lại quay về.

* Bà có thể nói rõ hơn việc "khách hàng lại quay về” với bà như thế nào, thưa bà?

- Ở lĩnh vực may mặc, nhiều người muốn lợi nhuận cao nên mua vải phế phẩm, giá rẻ, tuy màu sắc, hoa văn đẹp nhưng may quần áo rất mau cũ, dễ rách.

Vì vậy, tôi mua vải tốt, giá cao nhưng bán thành phẩm theo giá thị trường. Dĩ nhiên là lợi nhuận bị giảm xuống nhưng ngược lại, tạo được uy tín với khách hàng.

Kết quả là hàng của tôi lúc nào cũng được bạn hàng ưu tiên lấy hàng. Tương tự, khi làm bao bì cho sản phẩm sôcôla, thay vì mua loại nylon giá rẻ để lót bên trong, tôi mua loại giá cao hơn gấp nhiều lần để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh.

* Khi đầu tư vào một lĩnh vực mới, bà thường có những quyết định rất nhanh. Đã bao giờ bà bị thất bại vì những quyết định như vậy?

- Có lẽ do kinh doanh từ lúc hai mươi tuổi nên tôi đủ "già” để nhạy bén với thị trường, hiểu được đâu là xu thế và tiềm năng của lĩnh vực mình sẽ đầu tư, cũng như xoay xở rất nhanh trước mọi tình huống xấu.

Chẳng hạn, khi một người bạn gợi ý cho tôi làm bao bì, tôi chỉ suy nghĩ và quyết định trong hai tiếng đồng hồ. Hay như việc Ken đề nghị tôi đầu tư cho Ken mở công ty kinh doanh sôcôla Graphics, tôi đồng ý ngay.

Thấy tôi quyết định nhanh, nhiều người e ngại, cho rằng tôi liều lĩnh, nhưng thực chất tôi có đủ cơ sở tự tin cho quyết định của mình.

Như tôi nhận định, bao bì là lĩnh vực rất cần thiết và không chỉ là nhu cầu cao trong hiện tại mà còn là nhu cầu của nhiều năm nữa; nó còn đòi hỏi mẫu mã, chất lượng liên tục phải cập nhật, thay đổi, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ cho mình vất vả để sáng tạo, tìm tòi nên công việc cũng sẽ không bao giờ hết và thú vị.

Hoặc như sôcôla Graphics là một thương hiệu nổi tiếng của Úc, việc kinh doanh độc quyền thương hiệu này cũng là một lợi thế, bên cạnh đó là nhu cầu thị trường về sản phẩm này cũng đang rất tiềm năng và đòi hỏi cao về chất lượng.

* Nhiều người cho rằng phụ nữ làm kinh doanh có nhiều lợi thế nhưng cũng bị mất mát, chịu thiệt thòi cho bản thân, bà có nghĩ như vậy không?

- Phụ nữ làm kinh doanh thì không "bạo tay" như nam giới và tính thận trọng của phụ nữ đôi lúc làm "mất cơ hội", song bù lại, phụ nữ cũng có những ưu điểm như nhạy cảm hơn, uyển chuyển hơn trong mọi giao dịch và quản lý cũng... tốt hơn.

Làm phụ nữ phải chèo chống cả một đoàn tàu, nhất là phải chống chọi với cạnh tranh và biến động trên thương trường, đôi lúc tôi cũng mệt mỏi và căng thẳng.

Trong công việc, tôi chưa bao giờ nghĩ mình mất mát, thiệt thòi, bởi tôi cho rằng cái mất mát, thiệt thòi lớn nhất là mình không làm được gì cho gia đình và xã hội.

* Người lãnh đạo thường phải có "trái tim thép" nhưng được biết điểm yếu của bà là quá nhẹ nhàng, thậm chí khi nhân viên sai phạm bị la mắng, kỷ luật, thấy họ khóc bà dễ bị xiêu lòng. Người lãnh đạo quá tình cảm như vậy có ảnh hưởng đến tính kỷ luật của công ty không?

- Cái khó nhất trong kinh doanh là quản lý con người và cách quản trị nhân sự của tôi là không lấy quyền lực để áp đặt nhân viên, không lấy kỷ luật làm công cụ giải quyết.

Khi nhân viên làm sai, tôi lắng nghe tâm tư của họ, không đẩy họ vào đường cùng, nhẹ nhàng phân tích, kiên trì giáo dục, động viên để kéo họ trở lại với con người tích cực vốn có.

Theo tôi, lấy sự ôn hòa, tình cảm để thu phục lòng người là cách quản trị nhân sự và giữ nhân viên hiệu quả nhất.

* Là ủy viên Ủy ban MTTQ quận 9, được mệnh danh là "người ghiền làm từ thiện", bà có thể chia sẻ tâm huyết đang muốn làm điều gì cho bà con nghèo không?

- Vốn nghèo khó nên tôi thấm cảnh nghèo và dễ đồng cảm, rơi nước mắt trước những hoàn cảnh éo le. Đó cũng là động cơ để tôi tham gia rất nhiều chương trình từ thiện và xem đó cũng là trách nhiệm của một doanh nhân.

Quận 9 là một quận mới mở, dân nghèo ở tứ xứ đổ về nên cuộc sống khá phức tạp. Việc chăm lo cuộc sống, an sinh cho người dân ở đây cũng là một trách nhiệm rất nặng nề với chính quyền địa phương và cũng cần một chính sách căn cơ.

Vì vậy, tôi đang nghĩ phải làm sao kêu gọi được nhiều mạnh thường quân đóng góp, trước hết là xây trường học, nhà trẻ, xây nhà ở phúc lợi, hạ tầng cho khu dân cư, sau đó mới từng bước cùng người dân xây dựng những khu dân cư văn hóa mới.

* Sẵn bàn đến chuyện kinh doanh, bà có điều gì nhắn gửi với con trai không?

- Ken rất tâm huyết để đưa những thương hiệu sôcôla có uy tín, chất lương hàng đầu thế giới vào Việt Nam như Graphics và Callebaut. Tôi hiểu con đường xây dựng thương hiệu cho hai nhãn hiệu này tại thị trường trong nước còn rất nhiều chông gai, thách thức.

Vậy nên, điều nhắn gửi của tôi với Ken là phải kiên trì, quyết tâm theo đuổi đến đích công việc mình đã chọn để hoàn thành mong muốn chính đáng mà Ken đã từng thuyết phục được tôi: "Con muốn đem những sản phẩm này về Việt Nam để người dân mình được thưởng thức những thương hiệu nổi tiếng như mọi công dân ở các nước khác".

* Xin cảm ơn bà về buổi trò chuyện này.

LỮ Ý NHI

Nguồn:  Doanh Nhân Sài Gòn
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Trang trại tiền tỷ nơi ốc đảo - 24/10/2012
Trang trại tiền tỷ nơi ốc đảo NEWS13598
Bãi đất bỏ hoang ở ngoài đê hàng năm ngập chìm trong lũ qua bàn tay của vợ chồng anh chị Sơn - Nga (xã Đức Nhân, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã thành trang trại tổng hợp trị giá hàng tỷ đồng.
Xem thêm
Thu tiền tỷ từ rừng dẻ hồi sinh trên đồi trọc - 23/10/2012
Thu tiền tỷ từ rừng dẻ hồi sinh trên đồi trọc NEWS13598
Người dân xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đang rất tự hào vì họ đã “bắt” 2.000ha rừng dẻ tái sinh. Giữ được rừng dẻ, người dân nơi đây không còn phải lo chuyện hạn hán, lũ ...
Xem thêm
Làm giàu trên đất chua phèn - 23/10/2012
Làm giàu trên đất chua phèn NEWS13598
Anh Lê Văn Phước (SN 1973), trú tại thôn Bắc Phú, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị, đã đầu tư làm gia trại tổng hợp thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Anh là tấm gương làm giàu ...
Xem thêm
Nữ CEO khởi nghiệp từ niềm đam mê cái đẹp - 23/10/2012
Nữ CEO khởi nghiệp từ niềm đam mê cái đẹp NEWS13598
Để có những thành công như ngày hôm nay, CEO của Trung tâm chăm sóc da Angel Beauty - chị Mã Đào Ngọc Bích không bao giờ quên những ngày đầu lập nghiệp gian khó.
Xem thêm
“Nữ doanh nhân luôn phải cố gắng gấp bội nam giới” - 22/10/2012
“Nữ doanh nhân luôn phải cố gắng gấp bội nam giới” NEWS13598
Đó là chia sẻ của Chủ tịch Viet Capital Nguyễn Thanh Phượng trong cuộc trò chuyện với PV nhân ngày 20/10.
Xem thêm
Người lính già và trang trại ba ba doanh thu trăm triệu - 20/10/2012
Người lính già và trang trại ba ba doanh thu trăm triệu NEWS13598
Không chỉ cung cấp ba ba giống, nuôi ba ba thành phẩm, ông Tiêu còn nhiệt tình hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật nuôi cho nhiều người. Hàng năm, trang trại ba ba của ông cho doanh thu hàng ...
Xem thêm
Thoát nghèo bằng nghề nuôi cá - 19/10/2012
Thoát nghèo bằng nghề nuôi cá NEWS13598
Khi hầu hết thanh niên trong thôn xã đi lao động ở nước ngoài thì anh Hồ Đức Ngọc (29 tuổi, ở thôn Nhân Bắc, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) ở nhà tìm hướng làm kinh tế.
Xem thêm
Ông chủ 24 tuổi của nhà hàng cơm Việt tại Mỹ - 15/10/2012
Ông chủ 24 tuổi của nhà hàng cơm Việt tại Mỹ NEWS13598
Thừa hưởng tài năng từ người mẹ là một đầu bếp rất giỏi các món ăn Việt Nam, Duy Tran yêu và đến với nghề nấu nướng như một lẽ tự nhiên.
Xem thêm
Có “chí” thì nên... đại gia - 14/10/2012
Có “chí” thì nên... đại gia NEWS13598
Mỗi năm bán được tới 8 - 10 triệu con cá giống, Nguyễn Đức Chí bây giờ đã trở thành “đại gia” cá giống lớn nhất miền Bắc. Con đường lập nghiệp của ông khiến nhiều người phải nể phục.
Xem thêm
Nên chuyện từ 20 triệu đồng - 12/10/2012
Nên chuyện từ 20 triệu đồng NEWS13598
Xuất hiện thường xuyên tại các sự kiện công nghệ thông tin (CNTT), chị Phùng Thị Thu Thủy, Giám đốc Điều hành TabViet, luôn được chú ý bởi từ trước đến nay CNTT thường được “mặc định” là ...
Xem thêm
Chăn nuôi giỏi nhờ có kiến thức - 11/10/2012
Chăn nuôi giỏi nhờ có kiến thức NEWS13598
Đến thôn Phú Thượng, xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, hỏi thăm cơ sở chim bồ câu giống của anh Nguyễn Đình Khiêm, không ai là không biết.
Xem thêm
Ứng Ngọc Anh – Nữ CEO 8x tâm huyết cùng dự án tênmiềnTiếngViệt.vn - 09/10/2012
Ứng Ngọc Anh – Nữ CEO 8x tâm huyết cùng dự án tênmiềnTiếngViệt.vn NEWS13598
Hiện đã có hơn 10.000 website theo tên miền Tiếng Việt được công ty này khởi tạo và đi vào sử dụng như cảnhtùng.vn; áodài.vn, phốcổ.vn, vũgiathânpháp.vn, …
Xem thêm
Bỏ trợ lý tổng GĐ để... hốt phân gà, xây nhà bề thế - 08/10/2012
Bỏ trợ lý tổng GĐ để... hốt phân gà, xây nhà bề thế NEWS13598
Gia đình, làng xóm từ chỗ buồn phiền, chê bai “kỹ sư gì mà đi hốt phân gà”, giờ ai cũng nể phục anh.
Xem thêm
Trồng nấm an toàn thu tiền triệu - 08/10/2012
Trồng nấm an toàn thu tiền triệu NEWS13598
Hiện sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nhiều hộ nông dân ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn đầu tư thu mua nguyên liệu rơm để làm nấm an toàn. Nghề này đang đem lại cho bà con thu nhập hàng ...
Xem thêm
Làm liều thắng lớn - 03/10/2012
Làm liều thắng lớn NEWS13598
Không chỉ đưa doanh nghiệp trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân phối nước uống đóng chai tại thị trường TP.HCM, mới đây, Trần Ngọc Bình, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Thương mại ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » "Tham vọng làm giàu bằng chính sức lao động"
Đang xem » "Tham vọng làm giàu bằng chính sức lao động"