Với người Nhật, khu vườn không chỉ dùng để tô điểm cho căn nhà đâu. Làm vườn được họ coi là một nghệ thuật cao quý cần được lưu giữ vào bảo tồn. Và khu vườn chính là tuyệt tác của những nghệ nhân làm vườn.
Thiết kế sân vườn Nhật Bản dựa trên ba nguyên tắc sau: tỉ lệ thu nhỏ, chủ nghĩa tượng trưng và cảnh quan. Cảnh đồi núi, sông được thu nhỏ lại bằng việc sử dụng đá, cát và sỏi.
Sân vườn được thu lại theo một tỉ lệ nhỏ đại diện cho quang cảnh và những địa điểm nổi tiếng trong một không gian nhỏ và đẹp. Cảnh đồi núi và sông được thu nhỏ lại bằng cách dùng đá, cát và sỏi.
Chủ nghĩa tượng trưng được sử dụng hầu hết trong mỗi sân vườn Nhật Bản. Cát hay sỏi được cào tạo ra dáng những con sông, một khối đá và đá cuội có thể biểu tượng cho những hòn đảo nhỏ.
Vay mượn cảnh quan nghĩa là sử dụng thu nhỏ một cảnh quan và cây trồng đã tồn tại để bổ sung cho vườn. Thiết kế vườn làm theo cách này cũng có nghĩa là một phong cảnh hiện hữu sẽ là phần của thiết kế chung.
Một khu vườn Nhật cơ bản thường bao gồm các yếu tố: hồ nước, đá, cây và những thực vật nhỏ hơn. Theo những nghệ nhân làm vườn, khu vườn là sự mô tả thiên nhiên một cách chính xác nhất và cũng thể hiện được lòng kính trọng của con người đối với tự nhiên.
Thậm chí nhìn vào khu vườn Nhật, bạn còn có thể thấy được cả 4 mùa trong đó. Phong cách thiết kế khu vườn Nhật Bản có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu nhất vẫn là 3 phong cách truyền thống: Karesansui, Chaniwa và Tsukiyama.
Mọi thứ từ cây cối cho đến những đồ vật đặt trong khu vườn đều có xu hướng thiên về tâm linh, một thứ tâm tưởng thuộc về nơi linh thiêng, cao quý.
Nhìn vào khu vườn truyền thống của Nhật, chúng ta sẽ thấy một không gian yên ắng, thanh bình đến trống trải. Nhưng điều đó không khiến người ta cảm thấy nhàm chán, ngược lại càng khiến chúng ta tò mò hơn, và sẽ ngắm nhìn khu vườn lâu hơn, kỹ hơn, để rồi tìm ra được sự cầu kỳ và tinh tế trong thiết kế của khu vườn, đồng thời khám phá ra chính bản thân và tâm hồn mình.
T.H