Vốn được coi là hàng bình dân, nên một bộ dàn âm thanh thực ra cũng dễ sắm. Tùy theo yêu cầu, bạn có thể lựa chọn và ghép một bộ dàn vừa ý theo kinh nghiệm cho biết, tùy theo túi tiền mà người mua có thể chọn từng thiết bị lẻ để ghép cho thành bộ. Tuy nhiên để chọn được một bộ phù hợp thì không phải ai cũng biết . Vậy nên Chúng tôi xin gửi đển bạn đọc một số kinh nghiệm khi chọn mua dan am thanh
Dàn âm thanh Sony
Trước hết, phải xác định rõ không gian nghe nhạc có diện tích là bao nhiêu để chọn công suất của loa. Diện tích căn phòng sẽ quyết định đến việc chọn công suất của loa. Theo lý thuyết mà các nhân viên kỹ thuật “nằm lòng” khi tư vấn cho khách mua: nếu diện tích của căn phòng khoảng 10 mét vuông chỉ cần bộ loa có công suất vài chục watt. Nếu căn phòng có diện tích khoảng 20m² cần những bộ loa có công suất từ 100 – 150 watt. Theo tư vấn, khi chọn loa nên chọn loa dư công suất so với căn phòng để “trừ hao” vào cấu trúc và thiết kế của căn phòng.
Chọn Loa
Khi chọn mua những dàn âm thanh, nên chú ý nhiều đến độ nhạy của loa. Độ nhạy của loa thường được đo bằng decibell (dB). Về lý thuyết, loa có độ nhạy khoảng 85 – 88dB được coi là dàn loa có độ nhạy thấp, từ 89 – 92dB ở mức độ trung bình, từ 93dB trở lên là độ nhạy cao. Dân chơi loa cho rằng, độ nhạy càng cao thì loa cần ít công suất, ampli yếu cũng tải được. Theo thiết kế độ nhạy của loa, nếu độ nhạy 86dB cần ampli có công suất tối thiểu 25W, 88dB cần ampli 15W, còn độ nhạy 90dB cần ampli có công suất 9W... Công suất thực và độ nhạy của loa thường được ghi ở tem nằm phía sau loa. Khi chọn loa, cần có thời gian và kiên nhẫn nghe những dàn loa mà người mua yêu thích.
Khi chọn, nên mang theo đĩa nhạc chuẩn về chất lượng âm thanh. Sau khi nghe, không nên chọn ngay dàn loa đó mà nên nghe thêm vài bộ loa khác. Sau đó vài ngày, quay trở lại để nghe một lần nữa để khẳng định về chất lượng của loa đó có hợp với tai và gu nghe nhạc của mình hay không. Lúc đó mới quyết định. Chú ý, dù cùng chung mẫu mã, thương hiệu nhưng khác nơi sản xuất sẽ có giá khác nhau
Một yếu tố cũng cân được xem xét khi quyết định chọn mua dàn loa nào đó là xem xét chất lượng của âm trầm. Dân chơi loa chuyên nghiệp cho rằng, âm trầm phát ra từ loa sub phải trộn với âm từ các loa vệ tinh mà người nghe không biết loa sub nằm ở vị trí nào mới là tuyệt đỉnh.
Kinh nghiệm mua amplifer
Trên thị trường Việt Nam hiện tại có rất nhiều loại ampli, từ bán dẫn cho đến bóng đèn, từ second-hand cũ kỹ cho đến các loại ampli đời mới hào nhoáng. Để mua được ampli giá bình dân mà chất lượng tốt, bạn cũng cần phải có “mẹo”.
Hình thức bên ngoài của ampli tương đối dễ kiểm tra. Không nên chọn ampli bị trầy xước nhiều, mặc dù có thể không ảnh hưởng gì đến âm thanh nhưng không được hấp dẫn về thẩm mỹ. Thông thường các đời ampli bình dân mặt trắng đang bán trên thị trường là đời sản xuất đã lâu, cách nay chừng 15-20 năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, ampli mặt trắng, đen hay vàng… cũng không quan trọng, bởi với số tiền “bình dân”, các bạn cần xác định mình đi mua âm thanh, chứ không nên đi mua hình thức.
Tuy nhiên, có một số điểm bên ngoài bạn cần chú ý khi kiểm tra, đó là các nút vặn có được đều tay, chặt chẽ hay không, các đầu giắc RCA tín hiệu mòn nhiều hay chưa? Bạn cũng nên lật đáy ampli lên xem. Nếu tấm tôn nơi đáy đã ố màu, không còn bóng sáng, không còn “bảy sắc cầu vồng” hoặc lem nhem mấy vết “hoa tay” thì chắc chắn đó là chiếc ampli đã bị tháo lắp nhiều lần.
Mở bên trong máy, các ampli công suất lớn, chất lượng cao, thuộc dòng “hàng kỹ” thường bao giờ cũng chắc nặng, có bộ biến thế nguồn lớn, tụ lọc nguồn có điện dung cao, chữ in màu nhũ vàng trên thân tụ. Các mạch in cần phải sáng bóng, không bị ố rỉ hoặc xỉn màu. Các linh kiện như tụ trở, con sò phải còn nguyên bản. Bộ sò công suất có tác động khá nhiều đến chất âm và công suất của ampli nên bạn cần kiểm tra kỹ. Các vết hàn “zin” ở chân sò thường tròn, có độ bóng vừa phải, có thể có một ít nhựa hàn lem ra xung quanh. Lưng sò nơi tiếp xúc với cánh tỏa nhiệt bao giờ cũng có một lớp mỡ màu trắng. Nếu sò còn nguyên bản, lớp mỡ này chuyển qua màu hơi vàng, nhẹ và thường hơi khô. Nếu sò đã thay, lớp mỡ thường ướt và trắng trơn.
Kinh nghiệm mua đầu đọc CD
Đầu CD có thể coi là nguồn cung cấp tiếng đầu tiên trong quy trình xử lý âm thanh của 1 bộ dàn nghe nhạc…
Thông thường, đầu đọc đơn 1 đĩa có chất lượng tốt hơn, do cơ chế hoạt động của nó đơn giản nhưng lại được thiết kế khá kỹ. Còn đầu đọc nhiều đĩa được sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường bình dân, sử dụng linh kiện chất lượng thấp và được bán với giá cạnh tranh.
Theo kinh nghiệm của nhiều người chơi âm thanh, một đầu đọc đa năng hay đầu đọc SACD khi được dùng để đọc đĩa CD chỉ mang lại chất lượng âm thanh tương đương với một chiếc đầu đọc CD chuyên dụng có giá tiền chỉ bằng một phần ba hoặc một nửa. Vì vậy, đầu đọc CD vẫn là một sản phẩm hiện đang “hút hàng” và các hãng sản xuất thiết bị âm thanh ngày càng giới thiệu nhiều sản phẩm đầu đọc mới, từ bình dân (low-end) đến cao cấp (hi-end).
Nhưng làm thế nào để lựa chọn một chiếc đầu đọc CD vừa ý?
Đầu đọc CD được chia thành hai loại chính, đầu đọc 1 đĩa đơn (single-disc) và đầu đọc nhiều đĩa (multi-disc). Thông thường, những đầu đọc đơn 1 đĩa có chất lượng tốt hơn, do cơ chế hoạt động của nó đơn giản nhưng lại được thiết kế khá kỹ. Hiện nay, hầu như toàn bộ các đầu đọc chất lượng tốt đều là loại cơ đĩa đơn, với những linh kiện được chọn lựa cẩn thận.
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy đầu đọc được thiết kế kỹ lưỡng, chuyên nghiệp là phía sau máy có cổng ballance. Dấu hiệu thứ hai dễ nhận thấy là các đầu đọc cao cấp thường có ổ đĩa dạng top loading nằm ở mặt trên máy hoặc có bộ cơ kết cấu phức tạp, hay hệ thống cố định đĩa để chống lại lực ly tâm trong quá trình mô tơ quay với tốc độ cao. Tất nhiên, dấu hiệu trên cũng chưa hẳn là đúng vì nhiều đầu đọc cao cấp vẫn bố trí ổ đĩa theo kiểu truyền thống. Dấu hiệu thứ ba là những đầu đọc cao cấp khi dùng tay nhấc lên, bạn thường thấy khá nặng do máy có nhiều biến áp và vỏ máy được gia cố để chống rung. Dấu hiệu thứ tư là các đầu đọc có tầng khuếch đại bằng đèn (tube) hoặc khuyếch đại bằng biến thế kết hợp với đèn, thường là những đầu đọc cao cấp.
Tất nhiên, chọn lựa đầu đọc cũ cũng chứa đựng nhiều rủi ro và bạn phải có một chút ít kiến thức để hạn chế những rủi ro đó. Đa phần căn bệnh của các đầu đọc đời cũ là mắt đọc bị yếu hoặc một số rất kén đĩa. Mua đầu đọc cũ cũng có nghĩa là phải chấp nhận một điều kiện bảo hành ở mức tối thiểu cùng những nguy cơ hỏng hóc cao do nó đã qua một thời gian sử dụng khá dài và trong phần lớn các trường hợp, các đầu đọc cũ đều có lai lịch không rõ ràng.
Kinh nghiệm chọn mua DAC
DAC = Digital to Analog Converter. Thông thường nói DAC là chỉ nói đến bộ chuyển đổi từ tín hiệu số S/PDIF từ ngõ Optical hoặc từ ngõ Coaxial thành tín hiệu âm thanh ra amplifier , headphone…
Cũng như các thiết bị khác, mỗi DAC đều mang một “màu âm” riêng. Sản phẩm của mỗi hãng cũng có những đặc trưng âm thanh khác nhau. Điều này khiến người chơi khá lung túng khi chọn lựa, song lại tạo ra vô số cơ hội để họ tìm được sản phẩm phù hợp nhất với gu nhạc và hệ thống giàn âm thanh của mình. Những khác biệt ấy có thể nói chính là ý nguyện mà các nhà sản xuất gửi gắm vào sản phẩm với mong muốn mang lại “đường nét” riêng cho chúng. Vậy bí quyết để đánh giá và lựa chọn DAC là như thế nào?
Câu trả lời hoá ra khá đơn giản. Bạn phải căn cứ vào chính bộ giàn của mình để tìm xem nó cần một đối tác như thế nào và chọn lựa theo tiêu chí: thiết bị mua về phải thể hiện thành công nhất thể loại nhạc và phong cách trình diễn mà bạn yêu thích.
Phần V: Kinh nghiệm chọn mua dây dẫn cho dàn âm thanh
Những ai ít quan tâm tới thế giới audio chắc sẽ không thể tin rằng có những sợi dây nối từ ampli ra loa giá tới hàng chục ngàn USD, những miếng cao su kê máy nhỏ bằng nút chai bia nhưng giá tương đương nguyên một két! Chỉ khi nào nghe thử và đối chiếu với những loại dây dẫn thông thường khác, bạn mới nhận thấy tính logic của những con số đáng ngạc nhiên đó và mới hiểu ra rằng mỗi chi tiết nhỏ đều có “phần đóng góp” vào chất lượng âm thanh dàn máy.
Dây tín hiêu và dây loa (sau đây gọi chung là dây dẫn) là những bộ phận quan trọng trong hệ thống hi-fi hoặc home theatre. Việc chọn lựa loại dây thích hợp sẽ giúp âm thanh hay hơn và giúp bạn khai thác được hết khả năng của bộ dàn. Việc tìm hiểu và chọn lựa chính xác loại dây sẽ mang lại màn trình diễn hay nhất có thể với chi phí hợp lí nhất .
Bạn có thể tham khảo gian hàng của chúng tôi : http://danamthanh.enterbuy....
Sản phẩm đựoc phân phối bởi:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI ENTERBUY VIỆT NAM
Trụ sở: Số 114 Khuất Duy Tiến -Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (04) 35510165 Fax: (04) 35690731- Hotline: 0904585418
Email: info@enterbuy.vn Website: enterbuy.vn
Chi nhánh: P814B cc Gia Phú, đường Bình Long, P Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0943184885 Fax: (04) 35690731 - Email: hcm@enterbuy.vn
Tuấn