BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

Trang trại nhỏ, doanh thu không nhỏ

  Ngày: 08/05/2014
Khu vực chăn nuôi theo mô hình khép kín bằng công nghệ sinh học của Hợp tác xã (HTX) Quý Long, xã Thái Long, TP.Tuyên Quang (Tuyên Quang) chỉ vỏn vẹn 400m2, nhưng doanh thu đạt gần 5 tỷ đồng/năm.


Trang trại nhỏ, doanh thu không nhỏ
Xã viên HTX Quý Long chăm sóc lợn con trước khi chuyển sang chuồng nuôi lợn thương phẩm

Nuôi lợn trên đệm sinh học

Nếu không có biển báo ở cổng chắc mọi người sẽ nhầm tưởng khu vực chăn nuôi của HTX Quý Long là khuôn viên của một gia đình. Dẫn chúng tôi đến các chuồng nuôi, anh Trần Hồng Hải - Chủ nhiệm HTX, niềm nở: “Để có sản phẩm sạch, trước tiên phải có khu chăn nuôi thân thiện với môi trường”.

Điều anh Hải nói chúng tôi đã thấy ở các dãy chuồng lợn nằm san sát nhau mà không có mùi hôi thối, ẩm mốc. Hiểu thắc mắc của mọi người, anh Hải giải thích: “Lợn được sống trên đệm sinh học, chất thải đã được phân hủy hết”.

Thành lập tháng 3.2010, HTX có 13 thành viên, với nguồn vốn rất khiêm tốn, các anh, các chị đã tập trung vào chăn nuôi lợn đen địa phương theo công nghệ sinh học do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh chuyển giao kỹ thuật. Lợn ăn cám đã được lên men lớn nhanh, tuy nhiên việc xử lý phân và nước tiểu rất phức tạp, hệ thống chuồng trại ẩm thấp, từ đó mà xảy ra dịch bệnh.

Nguồn vốn ban đầu cạn kiệt, sự hào hứng của các xã viên đã chìm xuống, Ban chủ nhiệm HTX bàn và quyết định vay thêm tiền ngân hàng và đi học hỏi kinh nghiệm xử lý chất thải chăn nuôi ở Trường Đại học Nông nghiệp I. Rồi chiếc đệm bằng mùn cưa, bột gỗ trộn với men vi sinh ra đời. Sự thành công của việc sản xuất đệm đã giúp cho mô hình nuôi lợn đen địa phương đạt hiệu quả cao. Tận dụng những chiếc đệm sau khi bỏ đi, các xã viên HTX tiếp tục xây dựng và thực hiện dự án nuôi cá trạch sông trong bể xi măng bằng thức ăn giun quế; nuôi ngỗng bằng thức ăn tự chế biến.

Vòng tròn khép kín

Chúng tôi tới khu chế biến thức ăn chăn nuôi, lúc đó là ca làm việc của chị Trần Thị Phú. Sau khi cho nguyên liệu với tỷ lệ thích hợp (50% ngô, 30% sắn, 10% cám gạo, 10% khoai) vào máy đảo đều với men vi sinh, chị cho cám ra các bao tải, sau 36 tiếng sẽ đem cho lợn và ngỗng ăn.

Chị Phú cho biết: “Với số lượng vật nuôi như hiện nay, 36 con lợn nái, 3 lợn đực, 170 lợn thương phẩm, 162 lợn con, 500 con ngỗng, hằng ngày chúng ăn hết gần 400kg cám. Nhưng nuôi theo phương pháp ủ cám, người chăn nuôi sẽ nhàn hơn, không bị độc hại, chi phí thấp”.

Nuôi theo phương pháp ủ cám lên men còn có thêm cái lợi đó là nguồn chất thải của lợn, của ngỗng lại được bắt đầu ở một quá trình chăn nuôi mới, tạo thành vòng tròn khép kín. Đó là, sau khi chiếc đệm sinh học ngấm kỹ được dỡ ra và trộn với phân ngỗng nuôi giun quế làm thức ăn cho cá chạch sông. Nuôi giun đất theo phương pháp này giun lớn nhanh, đẻ trứng dày, chỉ sau 7 ngày là cho thu hoạch. Cũng chính có nguồn thức ăn giun quế nhiều chất, phù hợp với môi trường nên cá chạch sông tăng trưởng mạnh, từ lúc tách bể bằng ngón tay chỉ sau 3 tháng đã cho thu hoạch từ 0,4-0,6kg/con.

Dừng lại khá lâu bên chuồng nuôi lợn đực phối giống, anh Hải chỉ cho tôi xem con lợn lông dựng ngược, có màu đen đỏ, mõm dài, nanh nhọn, rất hung giữ, anh cho hay: Đó là con lợn đực giống địa phương thuần chủng của vùng Chiêm Hóa (Tuyên Quang), được đồng chí Hà Phúc Mịch - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng HTX trong dịp đồng chí về thăm khu chăn nuôi năm 2012.

Chúng tôi được biết, con lợn này cũng như 2 con lợn đực của HTX đều là giống rất quý, nhờ chúng mà 36 con lợn nái đen “sản xuất” lợn con rất tốt, trung bình một lứa đẻ từ 10-14 con, các xã viên HTX phải sắp xếp lịch phối giống phù hợp để có lợn gối nhau trong chăn nuôi. Ngoài ra, việc nuôi ngỗng, cá chạch cũng được sắp xếp khoa học để đảm bảo việc thu hoạch được liên tục. Nhờ chủ động trong việc tạo con giống và tích cực chăn nuôi mà tháng nào HTX cũng xuất chuồng hơn 4 tấn lợn thịt, gần 2 tấn lợn giống, hơn 300kg ngỗng, 600kg chạch sông, 100kg giun quế thương phẩm và giun giống… Để làm được điều đó, 13 xã viên HTX thực hiện việc chăn nuôi theo ca, mỗi ca một ngày, gồm 3 người, mỗi tuần tập trung toàn thể hợp tác một lần vào thứ Bảy để giải quyết công việc chung.

Tận tình giúp dân

Do sản phẩm sạch, ngon, bán với mức giá hợp lý nên người mua rất đông. Thời điểm chúng tôi tới đây, nhiều gia đình có tiệc cưới, hỏi trên địa bàn đến đặt mua, một số khách sạn, nhà hàng ở xa cũng gọi điện đặt trước. Bởi vậy doanh thu HTX tăng nhanh, từ việc phải vay ngân hàng gần 3 tỷ đồng để đầu tư chăn nuôi thì đến cuối năm 2011, HTX thanh toán xong nợ, từ đầu năm 2012 tới nay chăn nuôi đã có lãi. Hằng tháng trừ các khoản chi phí, và đầu tư tái sản xuất, tiền lãi thu được HTX trả lương cho xã viên ở mức hơn 4 triệu đồng/người/tháng.

Anh Trần Hồng Hải - Chủ nhiệm HTX Quý Long tâm sự: “Thời gian tới HTX sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi và sẽ nghiên cứu chế biến thêm các dạng thức ăn để giảm giá thành sản phẩm, phấn đấu thu nhập của xã viên đạt 6 triệu đồng/người/tháng vào năm 2015, và trở thành HTX tiêu biểu của tỉnh Tuyên Quang trong việc giúp dân chăn nuôi ổn định cuộc sống”.

Thấy mô hình chăn nuôi hiệu quả nên ngày càng nhiều người dân trong tỉnh đến học hỏi kinh nghiệm. Các anh, các chị đều tận tình tư vấn, giúp đỡ về kỹ thuật và cung cấp con giống cho bà con với giá thành thấp. Nhiều hộ áp dụng mô hình chăn nuôi của HTX đã cho thu nhập cao, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chúng tôi rời khu vực chăn nuôi của HTX Quý Long khi trời đã sẩm tối, nhưng anh Hải, chị Phú vẫn hào hứng tiếp chuyện bà Nguyễn Thị Ngân, xóm 13, xã Tràng Đà, và ông Phạm Quốc Đạt, xóm 6, xã Nông Tiến, TP.Tuyên Quang tới hỏi về kinh nghiệm trộn cám với men vi sinh và phương pháp làm đệm sinh học.

Nói về công tác chăn nuôi của HTX Quý Long, ông Trịnh Văn Lương - Chủ tịch UBND xã Thái Long khẳng định: “Mô hình chăn nuôi theo công nghệ sinh học của HTX Quý Long đã được nhiều người dân trong xã học tập và làm theo. Nhờ phương pháp chăn nuôi này và sự tận tình giúp đỡ của các xã viên HTX mà nhiều hộ nghèo trong xã đã vươn lên thành hộ khá, góp phần giúp cấp ủy, chính quyền, người dân địa phương hoàn thành nhiều tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới”.


Nguồn:  Dân Việt
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Nuôi rắn ri voi lãi trăm triệu mỗi năm - 08/05/2014
Nuôi rắn ri voi lãi trăm triệu mỗi năm NEWS18962
Mỗi năm, anh Bằng xuất bán 5.000-6.000 rắn con. Với giá 60.000-200.000 đồng/con, trừ chi phí, nông dân này thu lãi 250-300 triệu đồng.
Xem thêm
Trồng mai bonsai thu lãi lớn - 07/05/2014
Trồng mai bonsai thu lãi lớn NEWS18962
Một chậu mai thường giá chỉ vài trăm nghìn, nhưng khi chuyển sang trồng theo dáng bonsai, giá tăng lên nửa triệu đến vài chục triệu đồng.
Xem thêm
Khởi nghiệp thành công bởi tư duy khác biệt - 29/04/2014
Khởi nghiệp thành công bởi tư duy khác biệt NEWS18962
Với bản lĩnh sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, xác định rõ mục tiêu ngay từ khi đang là sinh viên, CEO Bùi Phương quyết định từ bỏ tấm bằng ĐH để quyết tâm lập nghiệp. Hiện nay, sau 2 năm khởi ...
Xem thêm
Nữ doanh nhân đáng chú ý nhất Châu Á - 28/04/2014
Nữ doanh nhân đáng chú ý nhất Châu Á NEWS18962
Đó là Rita Nguyễn, cô gái Canada gốc Việt, người vừa được Tạp chí Forbes xếp vào danh sách 12 nữ doanh nhân đáng chú ý nhất Châu Á khi tạo ra một "cuộc cách mạng internet" ở Myanmar.
Xem thêm
Khởi nghiệp từ trang phục lót với doanh thu hơn 1 tỉ đồng/tháng - 25/04/2014
Khởi nghiệp từ trang phục lót với doanh thu hơn 1 tỉ đồng/tháng NEWS18962
Sự tinh tế của một thiên tính nữ, nhạy bén trong kinh doanh mặt hàng đặc thù, và quyết tâm cao phải làm ra những trang phục lót chất lượng, giá rẻ nhất đã đưa Điệp vượt qua mọi gian nan.
Xem thêm
Kinh doanh hải sản kiểu Mr Đàm - 25/04/2014
Kinh doanh hải sản kiểu Mr Đàm NEWS18962
Tay ngang chuyển sang kinh doanh, sau vài năm giờ đây ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã trở thành nhà phân phối hải sản sạch có tiếng với hơn 20 chi nhánh, đại lý trên cả nước.
Xem thêm
Chàng trai 9X làm giàu từ chim trĩ đỏ - 22/04/2014
Chàng trai 9X làm giàu từ chim trĩ đỏ NEWS18962
Mỗi tháng, Thắng có thể thu lãi hàng chục triệu đồng từ khu trại rộng hơn 2.000m2 nuôi chim trĩ đỏ.
Xem thêm
Trồng cây cảnh mua ô tô tiền tỷ - 21/04/2014
Trồng cây cảnh mua ô tô tiền tỷ NEWS18962
Khu vườn cây cảnh rộng hơn 1ha của anh Huỳnh Bá Hiền nằm trước khuôn viên Nghĩa trang Liệt sĩ xã Điện Nam Trung (Điện Bàn, Quảng Nam) mỗi năm cho thu nhập cả tỷ đồng.
Xem thêm
Trồng chè đổi đời - 17/04/2014
Trồng chè đổi đời NEWS18962
Với hơn 1ha trồng chè, mỗi năm gia đình anh Phan Đình Nhàn ở thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh thu trên 140 triệu đồng.
Xem thêm
Vườn lan Huyền Thoại hay chuyện nhà buôn thành “kỹ sư” CN sinh học - 17/04/2014
Vườn lan Huyền Thoại hay chuyện nhà buôn thành “kỹ sư” CN sinh học NEWS18962
Trang trại lan Huyền Thoại của chị Thanh Huyền hiện diện trên mảnh đất Củ Chi mới được 7 tháng. Nhưng chỉ bấy nhiêu thời gian, cũng đủ thu hút nhiều đoàn khách đến đây để được mục sở thị.
Xem thêm
Bí quyết mở nhà hàng buffet bình dân - 17/04/2014
Bí quyết mở nhà hàng buffet bình dân NEWS18962
Kinh doanh buffet bình dân vẫn đòi hỏi một lượng vốn không nhỏ, trong khi lãi tính trên đầu khách ít hơn buffet thông thường.
Xem thêm
Giám đốc chuột gỗ tái khởi nghiệp với xe đạp - 15/04/2014
Giám đốc chuột gỗ tái khởi nghiệp với xe đạp NEWS18962
Ý tưởng sản xuất xe đạp khung gỗ hình thành sau chuyến đạp xe xuyên Việt của Đỗ Bá Huy - chàng giám đốc từng nổi danh với sản phẩm chuột gỗ made in Vietnam.
Xem thêm
Quán phở mang tên mẹ của cử nhân 9X - 14/04/2014
Quán phở mang tên mẹ của cử nhân 9X NEWS18962
Lấy bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh của trường ĐH Ngân hàng TPHCM, Hồ Lê Minh Trí (23 tuổi, phường 1, TP Đông Hà, Quảng Trị) về quê và thành công với quán phở mang tên mẹ mình.
Xem thêm
Ông chủ của "nơi đặc biệt nhất Việt Nam" - 12/04/2014
Ông chủ của "nơi đặc biệt nhất Việt Nam" NEWS18962
Người bình thường khởi nghiệp kinh doanh đã khó, người khuyết tật còn khó gấp bội. Đó là câu chuyện của ông chủ Công ty TNHH Tranh cát Phi Long, đến mức Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam từng đến ...
Xem thêm
Học không bao giờ thừa - 08/04/2014
Học không bao giờ thừa NEWS18962
Đó là khẳng định của ông Trương Công Cừ ở thôn Hà Nội, xã Đại Thành (Hiệp Hòa, Bắc Giang). Mỗi năm ông Cừ nuôi khoảng 500 vịt đẻ và vài tạ cá giống, lợn thịt, bỏ túi ngót nghét cả trăm ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » Trang trại nhỏ, doanh thu không nhỏ
Đang xem » Trang trại nhỏ, doanh thu không nhỏ