BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

Về hưu, tôi sẽ khởi nghiệp!

  Ngày: 15/02/2012
Dù cuộc hẹn được sắp xếp từ trước, nhưng phải mất đến gần 1 giờ chờ đợi, chúng tôi mới gặp được bác sĩ Huỳnh Đại Hải. Găng tay vừa kịp tháo, trang phục phẫu thuật còn trên người và sự căng thẳng vẫn còn hiện diện trên gương mặt... Thế nhưng, khi câu chuyện về những người bệnh và chính sách của ngành y tế được bắt đầu, ông lấy lại ngay sự sôi nổi như chưa từng vừa trải qua một ca mổ khó vậy.


Về hưu, tôi sẽ khởi nghiệp!
Bác sĩ Huỳnh Đại Hải, Giám đốc bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM. Ảnh: Quý Hòa

Tự chủ toàn phần  

* Giữ vai trò giám đốc bệnh viện nhưng có vẻ ông vẫn mặn mà với công tác chuyên môn?

- Gọi đúng tên thì hiện nay tôi đang làm một CEO, điều hành cả một bệnh viện chuyên khoa của thành phố nhưng xét từ gốc thì tôi vẫn là một bác sĩ. Cái gốc đó giúp tôi hiểu và luôn đồng hành cùng các thành viên trong bệnh viện nên tất nhiên là tôi cố gắng giữ nó.

Công việc quản lý khiến tôi mất nhiều thời gian nên trừ những trường hợp phải mổ đột xuất như hôm nay, tôi chỉ có thể làm công tác chuyên môn vào ngày thứ Bảy.

Tôi vừa làm giám đốc bệnh viện, vừa làm trưởng khoa điều trị kỹ thuật cao nên việc làm nghề là khoảng thời gian tôi thực hiện đam mê của mình, vừa có thể làm hài lòng những bệnh nhân yêu cầu đích thân mình chữa trị, lại “giữ được khách” cho bệnh viện.

* Chuyện “khách hàng là thượng đế” nghe có vẻ xa lạ trong môi trường bệnh viện, nhất là bệnh viện nhà nước, thưa ông?

- Trong lĩnh vực y tế, thay vì cổ phần hóa bệnh viện, vốn đã gặp nhiều chỉ trích từ phía dư luận trong vụ cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân trước đây, thì có một khái niệm khá lạ tai người ngoài ngành mà nhà nước đang áp dụng là “tự chủ”, bao gồm cả tự chủ toàn phần và bán phần.

Tự chủ bán phần nghĩa là Nhà nước sẽ cấp cho bệnh viện một nguồn ngân sách vừa đủ trang trải vấn đề thu nhập cho cán bộ, công nhân viên. Để có thể trang trải cho các hoạt động cũng như mua sắm trang thiết bị, đầu tư hạ tầng... bệnh viện phải dựa vào chính nguồn thu của mình.

Tất nhiên, Nhà nước vẫn can thiệp và quản lý các khoản thu. Khi bệnh viện đã có nguồn thu đủ, không cần đến khoản ngân sách của nhà nước nữa thì trở thành tự chủ toàn phần. Cơ chế này buộc bệnh viện phải nâng cao năng lực hoạt động, tìm kiếm, phục vụ... bệnh nhân như một doanh nghiệp.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM đã tự chủ toàn phần từ năm 2011, nếu không hoạt động khác đi, có lẽ, đời sống cán bộ, công nhân viên và sự phát triển của bệnh viện vẫn còn ì ạch.

* Nghĩa là ông cũng phải quản trị cán bộ, nhân viên bệnh viện theo cách của một doanh nghiệp?

- Đúng vậy, họ làm theo năng lực và hưởng theo lao động. Ví dụ, bác sĩ sẽ được hưởng số phần trăm tương ứng với nguồn thu mà họ kiếm được cho bệnh viện từ việc khám, chữa bệnh.

Các y tá, điều dưỡng... thì hưởng 50% so với bác sĩ điều trị. Khi lợi ích của mình gắn liền với việc cống hiến, họ sẵn sàng phục vụ hết mình cho công việc chung. Ở đây, mọi người làm việc cả hai ngày cuối tuần, trực 24/24 để sẵn sàng phục vụ bệnh nhân.

Chúng tôi xem y tế như một dịch vụ vì mọi người nên tất nhiên chúng tôi sẽ nhận sự chào đón của mọi người.

* Vậy, y đức của người thầy thuốc có bị ảnh hưởng khi y tế cũng là một dịch vụ?

- Y đức thực chất là một quy định nghề nghiệp gắn liền với đạo đức của con người. Người có đạo đức ắt sẽ có lòng tự trọng để giữ cho bản thân khỏi những điều xấu.

Tôi không phủ nhận ngành y cũng có nhiều cám dỗ, nhưng thu nhập của một nhân viên y tế như hiện nay có thể nói là cũng đủ để họ không bị bức bách bởi cơm áo gạo tiền, vấn đề là biết giữ được bản thân thì trong bất cứ môi trường nào mình cũng có thể là người tốt.

* Tham gia khá nhiều hoạt động từ thiện, nhất là với các hoạt động của CLB Doanh Nhân Sài Gòn, đó có phải là một trong những cách ông và nhân viên “làm người tốt”?

- Tham gia các hoạt động cộng đồng ngoài nhiệm vụ xã hội của một công dân, một thầy thuốc thì đó còn là cách tôi cùng nhân viên đi tiếp xúc để biết được nhu cầu thực tế bên ngoài bệnh viện.

Điều này giúp chúng tôi sâu sát với thực tế và một phần nào đó, cũng để người dân biết đến một địa chỉ tin cậy để có thể tìm đến khi có nhu cầu.

Đấu tranh... uyển chuyển

* Cơ chế tự chủ chắc hẳn sẽ khiến ông thuận lợi hơn những người cùng vị trí trong việc quản lý và phát triển bệnh viện?

- Thú thật là chúng tôi vẫn bị trói buộc nhiều lắm. Nhờ phục vụ tốt, doanh thu bệnh viện có thể lên đến hàng chục tỷ đồng trong một năm, nhưng quản lý nguồn thu lại là Kho bạc Nhà nước.

Bệnh viện muốn mua sắm thiết bị, nếu trên 500 triệu đồng thì phải đấu thầu, qua rất nhiều thủ tục nhiêu khê, dù bên ngoài, có rất nhiều đơn vị chào bán. Cụ thể như vừa rồi, bệnh viện muốn trang bị máy scan đo cao xương răng giá hơn 1 tỷ đồng.

Trải qua 2 năm ròng với rất nhiều thủ tục, chúng tôi mới có máy để phục vụ công việc của mình. Việc mua thuốc cho bệnh viện cũng thế. Chúng tôi phải làm dự trù, báo cáo, nhập kho... các khoa phải làm đơn xin để lấy thuốc về, rất mất thời gian.

Có một món hàng trị giá chừng 500 ngàn đồng nhưng tôi phải ký đến ba chữ ký. Rõ ràng, đây là một nghịch lý. Cơ chế quản lý làm chậm tiến độ đầu tư, chúng tôi tự chủ nhưng chưa tự chi được.

* Nghịch lý này, ông có thể phản ánh với cơ quan quản lý?

- Tôi vẫn luôn đấu tranh rất nhiều trong các cuộc họp với cơ quan quản lý. Thực tế, có rất nhiều giám đốc các bệnh viện năng nổ, nhiều sáng kiến... nhưng vướng mắc về cơ chế quản lý khiến họ không thể phát triển được.

Mười năm làm quản lý bệnh viện, tôi nghiệm ra, để làm một giám đốc bình thường rất dễ, nhưng làm thế nào để nhiệt huyết của mình không bị tàn lụi bởi cơ chế, vẫn phát huy được năng lực mới là chuyện gây đau đầu.

* Thường những người hay đấu tranh hay bị nhận những cái nhìn không thiện cảm từ phía nhà quản lý. Ông có thấy vậy không?

- Tôi cho rằng người đấu tranh mà bị ác cảm là vì họ đấu tranh không đúng phương pháp. Có những chuyện nghịch lý, thay vì lên tiếng mạnh mẽ ở các cuộc họp, tôi chọn cách gặp riêng lãnh đạo để trình bày. Lúc đó, tôi có thể nói hết ý của mình, lãnh đạo có đủ thời gian để lắng nghe, sửa sai mà không bị mất mặt.

Tất nhiên, không phải lúc nào cũng gặp riêng lãnh đạo, bởi có những vấn đề cần phải bàn thảo với tập thể, cần có ý kiến nhiều người để đi đến thống nhất, hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

Tha thiết với Nha học đường

* Trong suốt mười năm làm lãnh đạo, ông thấy mình chưa làm tốt điều gì?

- Tôi có một ấp ủ từ những ngày mới tập tễnh với nghề. Đó là Nha học đường. Đây là chương trình mà Bộ Y tế đã triển khai từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Mục tiêu chương trình tiến đến là mỗi trường tiểu học, có số học sinh trên 1.000 em, sẽ có một phòng nha riêng. Phòng nha này sẽ chăm sóc, tư vấn, hướng dẫn cho trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách...

Chi phí cho chương trình này không cao nhưng điều làm được là đề phòng các bệnh về răng miệng cho người Việt từ khi còn trẻ thơ. Hầu như, các nước tiên tiến đều thực hiện chương trình này tốt.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện chương trình chưa phát triển đúng mức và có dấu hiệu bế tắc. Cụ thể tại TP.HCM mới chỉ có 160 trường có phòng nha nhưng hoạt động chưa như ý. Trong khi có đến hơn 450 trường tiểu học, trong đó, gần 200 trường có hơn 1.000 học sinh.

Cả thành phố có đến hơn 800 nha sĩ được đào tạo để phục vụ cho chương trình này nhưng không có đơn vị nào trả lương cho họ. Trường cũng chỉ hỗ trợ một phần, thu nhập của những người phục vụ chương trình này chỉ hơn một triệu đồng/tháng.

Với 3 tháng Hè, học sinh nghỉ, họ cũng chẳng có lương. Điều kiện làm việc như thế, mấy ai bám trụ được lâu dài? Bản thân bệnh viện cũng đã rất cố gắng khi trang bị, trao tặng các trường thiết bị để thành lập một phòng nha nhưng cũng chỉ có thể cho nhân viên bệnh viện xuống hoạt động ở một số trường.

Không được tiếp tục đầu tư, bảo dưỡng trang thiết bị, cũng không có nguồn nhân lực, rất khó để chương trình này thực hiện đúng với kỳ vọng của Bộ Y tế.

* Và, chúng ta sẽ chấp nhận sự thật này?

- Thực sự có nhiều cách để thúc đẩy chương trình như kêu gọi phụ huynh đóng góp (chỉ 20.000 đồng/năm) cho hoạt động này. Hoặc trường có thể linh hoạt, cho phép nha sĩ của phòng nha học đường sau giờ tan trường có thể mở cửa phục vụ các phụ huynh, cư dân khu vực xung quanh để có thêm nguồn thu…

Bản thân tôi đã đi đến các trường để vận động thành lập phòng nha. Tôi từng nghe ý kiến của các phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM, nơi Bệnh viện hỗ trợ phòng răng và cho nhân viên đến phục vụ, chia sẻ rằng họ rất an tâm khi con họ được phòng nha của trường chăm sóc.

Vấn đề chỉ là nguồn lực tài chính, tôi đã gõ rất nhiều cửa, từ nhà nước đến các doanh nghiệp... nhưng đáng tiếc, chưa có cánh cửa nào mở ra. Chúng tôi không đầu hàng và đang làm trong khả năng của mình.

Ước mơ của tôi là mỗi trẻ em Việt Nam đều có một nha bạ, được chăm sóc răng từ sớm và được theo dõi sức khỏe răng miệng thường xuyên. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, làm được điều này thì tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng sẽ giảm đáng kể.

Sau cái ta là cái tôi

* So với ngày bắt đầu vào nghề, với vị trí hiện tại, có vẻ như ông đã làm được nhiều điều cho nha học đường?

- Khi còn là một bác sĩ, tất nhiên, tôi chỉ có thể góp bằng sức của mình. Vị trí lãnh đạo cho tôi điều kiện để có thể quyết định những điều lớn hơn. Thúc đẩy chương trình nha học đường phát triển là một ví dụ.

* Điều này cũng có nghĩa là ông cũng thích làm lãnh đạo?

- Nói đúng là tôi thích làm lãnh đạo vì chiếc ghế mình ngồi tạo điều kiện cho tôi làm việc tốt hơn cho mình và cho cả mọi người chứ không phải vì hào quang mà nó tạo nên.

Khi đã xác định như vậy, tôi làm việc hết sức thoải mái và khi không còn tại nhiệm, tôi cũng nhẹ nhàng rời xa chiếc ghế đó mà không chút nuối tiếc. Vẫn còn khá nhiều ước mơ tôi chưa làm được cho Bệnh viện.

* Ông đang nói đến thời gian về hưu?

- Với tôi, mốc thời gian đó cũng không còn xa. Khi không còn vướng bận nhiệm vụ, tôi sẽ giải phóng bản thân mình bằng việc khởi nghiệp ở tuổi... 60.

* Rời một công việc để bước vào một công việc khác, đó không phải là giải phóng, thưa ông?

- Khi làm lãnh đạo mới biết, có nhiều quyết định phải dành cho cái chung chứ không vì bản thân mình. Có rất nhiều ý tưởng mà tôi muốn thực hiện nhưng điều kiện hiện nay chưa cho phép.

Tôi để dành những điều dang dở này và sẽ thực hiện nó khi tôi làm chủ được thời gian của mình.

* Hình như, trong dự tính của ông, không có việc an dưỡng tuổi già cùng gia đình?

- Tôi thấy mình vẫn còn tràn đầy năng lượng nên chưa nghĩ đến chuyện nghỉ dưỡng. Còn gia đình thì lúc nào cũng ở bên cạnh tôi, bởi tôi may mắn sống trong một “gia đình nha học” khi vợ, các con và thậm chí là con rể cũng hoạt động chung ngành.

Cùng một đam mê, cùng một mối quan tâm nên chúng tôi có được tiếng nói chung. Điều này giúp các thành viên gắn bó với nhau rất nhiều.

* Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

PHƯƠNG QUYÊN

Nguồn:  Doanh Nhân Sài Gòn
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Chơi cây cho tiền tỷ, biệt thự lộng lẫy - 15/02/2012
Chơi cây cho tiền tỷ, biệt thự lộng lẫy NEWS10196
Nhìn ngôi biệt thự đẹp lộng lẫy nằm giữa thôn Khúc, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, Hưng Yên của anh Đỗ Văn Sỹ, ai cũng thán phục.
Xem thêm
Nữ doanh nhân Việt đoạt giải nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á - 13/02/2012
Nữ doanh nhân Việt đoạt giải nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á NEWS10196
Lê Thị Thùy Trang, Chủ tịch hiệp hội Golden Key RMIT Việt Nam vừa được tổ chức Golden Key International Honour Society trao danh hiệu “Nhà lãnh đạo Châu Á - Thái Bình Dương xuất sắc nhất ...
Xem thêm
Tỷ phú rắn ri voi - 12/02/2012
Tỷ phú rắn ri voi NEWS10196
Khắp tay chân cựu chiến binh Lê Hùng Minh đầy thẹo, không phải vết bom đạn của những ngày còn phục vụ quân đội mà do... rắn cắn. Sau bao vất vả, anh đã thành tỷ phú nhờ con vật không ai ...
Xem thêm
Nuôi lợn sạch, thu lãi cao - 10/02/2012
Nuôi lợn sạch, thu lãi cao NEWS10196
Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu.
Xem thêm
Lãi hàng trăm triệu đồng từ 60m2 đất - 08/02/2012
Lãi hàng trăm triệu đồng từ 60m2 đất NEWS10196
Một lần tình cờ xem ti vi nói về một chủ trang trại, tỷ phú cá sấu ở huyện Chiêm Hóa (Quảng Bình), anh Đinh Văn Bức ở thôn Yên Lạc, xã Đồng Hóa (Kim Bảng, Hà Nam) đã nảy sinh ý định nuôi ...
Xem thêm
Con đường trở thành ông chủ của một "đại ca nhí" - 06/02/2012
Con đường trở thành ông chủ của một "đại ca nhí" NEWS10196
Mãn hạn tù với quyết tâm hướng thiện, anh lập Cty sản xuất kinh doanh có hiệu quả và giúp nhiều người hoàn lương có công ăn, việc làm, giúp người khuyết tật…
Xem thêm
Trồng chuối mà xây biệt thự - 06/02/2012
Trồng chuối mà xây biệt thự NEWS10196
Cây chuối tiêu hồng đã làm đổi đời bao gia đình nông dân ở thôn Năm Mẫu, xã Tứ Dân (Khoái Châu, Hưng Yên).
Xem thêm
Người tiên phong xóa nghèo - 02/02/2012
Người tiên phong xóa nghèo NEWS10196
Người dân bản Khiếng, xã Hữu Khánh (Lộc Bình, Lạng Sơn) gọi anh Nông Văn Toàn - người đi đầu trong việc trồng thông và phát triển chăn nuôi - là "người tiên phong xóa nghèo".
Xem thêm
Làm giàu trên đất quê - 30/01/2012
Làm giàu trên đất quê NEWS10196
Trong khi nhiều thanh niên nông thôn tìm cách đi làm ăn xa, đến các thành phố lớn thì Phạm Nguyễn Hữu Tiến (26 tuổi), ở xã Phú Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, lại quyết gắn ...
Xem thêm
Những tỷ phú người Jơrai đầu tiên ở Tây Nguyên - 30/01/2012
Những tỷ phú người Jơrai đầu tiên ở Tây Nguyên NEWS10196
Tận dụng thế mạnh của vùng đất đỏ Bazan, đồng bào các dân tộc trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã trồng và khai thác có hiệu quả các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, tiêu,
Xem thêm
Dương Tử Trung, “ông hoàng ve chai” - 29/01/2012
Dương Tử Trung, “ông hoàng ve chai” NEWS10196
Câu chuyện kinh doanh của gia đình họ Dương, vốn được mệnh danh là “ông hoàng giấy” và “vua phế liệu”, nổi tiếng khắp đất Sài Gòn 40 năm về trước, là một chặng đường dài đầy chông gai, lắm ...
Xem thêm
CEO Hòa Bình: 'Tôi làm giàu để cống hiến nhiều hơn' - 29/01/2012
CEO Hòa Bình: 'Tôi làm giàu để cống hiến nhiều hơn' NEWS10196
Tay trắng lập nghiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình, Lê Viết Hải quan niệm giàu có chỉ là phương tiện để làm nhiều việc tốt và ...
Xem thêm
Người trẻ "ôm đồm" - 22/01/2012
Người trẻ "ôm đồm" NEWS10196
Đằng sau tên tuổi tập đoàn lớn Tân Hiệp Phát và doanh nhân Trần Quý Thanh là cô gái nhỏ nhắn Uyên Phương. Nhỏ nhẹ, mềm mỏng nhưng đây chính là nhân vật tạo nên sự bùng nổ của các sản phẩm ...
Xem thêm
Người trẻ và trái non - 20/01/2012
Người trẻ và trái non NEWS10196
Cách đây hơn bốn năm, có dịp đến thăm vườn cà phê của bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên, nghe bà con than phiền sản lượng cà phê những năm qua không đạt năng suất do cây cà phê bị “nạn” ...
Xem thêm
Cô phó chủ tịch xã trẻ nhất nước và cơ duyên trời định - 19/01/2012
Cô phó chủ tịch xã trẻ nhất nước và cơ duyên trời định NEWS10196
Là lãnh đạo xã trẻ nhất nước, trong lòng cô luôn ấp ủ một ước mơ giản dị: Làm sao cho bà con xã mình không còn ai nghèo đói.
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » Về hưu, tôi sẽ khởi nghiệp!
Đang xem » Về hưu, tôi sẽ khởi nghiệp!