BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

“Vua yến” xây “vựa yến”

  Ngày: 29/02/2012
Ông Võ Thái Lâm, Tổng giám đốc Công ty Yến Việt, xuất thân từ ngành thể thao nhưng lại được biết đến khi xây dựng Yến Việt, thương hiệu đang trên đà chinh phục mức doanh thu 1.000 tỷ đồng. Câu chuyện kinh doanh của ông là bài học thành công của một người nhìn được nhu cầu của thị trường.


“Vua yến” xây “vựa yến”
Ông Võ Thái Lâm, Tổng giám đốc Công ty Yến Việt. Ảnh: Bùi Dzũ

“Doping” hợp pháp

 Sở hữu một trang trại nuôi yến quy mô lớn và một nhà máy chế biến yến chuyên nghiệp và hiện đại, ông được nhiều người gọi là “vua yến”. Danh hiệu này có làm ông thích thú?  

- Trước khi là “vua yến” như mọi người gọi, tôi chỉ là một công chức bình thường trong ngành thể dục thể thao của tỉnh Ninh Thuận.

Có dịp tham dự một hội thảo về dinh dưỡng trong thể thao, tổ chức ở Malaysia, tôi mới biết, ở nước ngoài người ta gọi nước yến là thứ “doping” hợp pháp, mang lại nguồn dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, nhất là với vận động viên.

Biết Việt Nam cũng có trữ lượng yến khá cao nên tôi dành thêm thời gian tham quan, học hỏi mô hình nuôi yến trong nhà của các nước lân cận như Malaysia, Indonesia... và thấy mình cũng có thể làm được như họ.

Vì muốn thử sức mình nên tôi quyết định nghỉ hẳn việc công chức, tập trung xây dựng trang trại nuôi yến. Hơn 7 năm trong nghề, nhìn lại những gì đã làm được, tôi thực sự không nghĩ mình xứng đáng với danh hiệu “vua yến” như nhiều người hay đùa.

Nhưng tôi cũng thấy tự hào khi là doanh nhân đầu tiên đưa việc nuôi yến, chế biến các sản phẩm từ yến... vào quy mô mở và bài bản ở Việt Nam.

* Thời điểm ông bắt tay vào kinh doanh yến, những người đi trước đã là một cái bóng rất lớn trên thương trường, ông không thấy lo ngại sao?

- Nếu so sánh, 7 năm hoạt động của Yến Việt chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi so với hàng trăm năm khai thác yến của một thương hiệu khác.

Tuy nhiên, “độ tuổi” không phải là yếu tố để cạnh tranh trên thương trường. Với xu thế mở cửa của những năm 2000, doanh nghiệp tư nhân có những lợi thế nhất định. Chúng tôi không có nhân sự gián tiếp, ứng xử linh hoạt, uyển chuyển và nhất là có khả năng quyết định rất nhanh.

Tất cả những điều này doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn không có. Không cần xét đến việc cạnh tranh, thị trường yến cho đến bây giờ cung vẫn không đủ cầu. Tôi rất tự tin vào nghề vì biết thị trường là một khoảng đất trống màu mỡ, và mình có khả năng cung cấp.

* Thế nhưng ông lại bị dội một gáo nước lạnh...?

- Kinh doanh là con đường nở đầy hoa đúng là một ước mơ hão huyền. Tôi chỉ bất ngờ chứ không thất vọng khi tổ yến mình dày công nuôi đem ra thị trường lại được trả giá rất “bèo”, chưa bằng 1/3 giá thu mua từ các nơi khác.

Nhưng cũng nhờ thế tôi mới quyết tâm làm thương hiệu cho sản phẩm của mình vì đã hiểu ra sản xuất một mặt hàng không chỉ có chất lượng là đủ. Giá trị sản phẩm càng cao thì càng phải có thương hiệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Liệu cơm gắp mắm

* Với tần suất xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua, hình như ông không tiếc tiền cho các hoạt động quảng bá?

- Với ngành hàng tiêu dùng, khó nhất và cần nhất là làm thương hiệu. Chủ doanh nghiệp phải chọn kênh, chọn hình thức và cả thời điểm quảng bá sao cho thích hợp nhất mới mong hình ảnh sản phẩm và thương hiệu của mình đến được với công chúng.

Bình quân, Yến Việt chi khoảng 3 triệu USD/năm cho công tác quảng bá thương hiệu. Đây là giai đoạn chúng tôi đang muốn mở rộng phạm vi thương hiệu của Yến Việt, không chỉ quốc gia mà còn là quốc tế.

* Trong tình hình kinh tế không mấy sáng sủa như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp chỉ dám đặt ra mục tiêu huề vốn, còn Yến Việt thì sao, thưa ông?

- Không chỉ là khó khăn, đây còn là giai đoạn sàng lọc doanh nghiệp một cách triệt để nhất. Với mức lãi suất vay ngân hàng lên đến 17 - 20% như hiện nay, doanh nghiệp phải lựa chọn một trong hai kịch bản.

Một là nằm im, cầm cự cho qua lúc khó khăn và chờ đợi thời cơ, bởi có kinh doanh cũng rất khó đạt lợi nhuận hơn lãi suất.

Kịch bản khác là nhân khi thị trường còn đang “thiếu sáng” thì mạnh dạn đầu tư, mở rộng doanh nghiệp để khi kinh tế “ấm” trở lại mình sẽ trở thành đơn vị vượt trội, đối thủ cạnh tranh không thể bắt kịp mình.

Tất nhiên, muốn chọn kịch bản thứ hai, doanh nghiệp phải có tiềm lực kinh tế rất lớn và song song đó là khả năng rủi ro cũng rất cao. Quả là rất khó quyết định, tôi đã băn khoăn rất nhiều và cuối cùng vẫn quyết định chọn đối mặt với rủi ro.

* Thẳng thắn nhìn nhận thì nếu không có sự đầu tư của VinaCapital, ông có dám chọn giải pháp đó?

- Nếu không có khoản đầu tư của Vinacapital, thú thật là tôi không dám mạnh tay mở rộng sản xuất như hiện nay, nhưng không phải vì vậy mà tôi chọn kịch bản nằm im.

Từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến nay, Nhà nước cũng đã triển khai những gói hỗ trợ sản xuất với lãi suất 4% trong 2 năm. Lợi dụng gói kích cầu này, tôi liều bắt tay vào xây dựng nhà máy trị giá 3 triệu USD. Sau 9 tháng, nhà máy bắt đầu cho ra sản phẩm.

Khoản đầu tư của Vinacapital cũng đã giúp tôi thanh toán hết nợ nần.

* Đã có nhiều trường hợp nhà đầu tư không đi đường dài với doanh nghiệp hoặc mở rộng thị phần và giữ quyền kiểm soát..., ông có lường đến khả năng này?

- Những câu chuyện không suôn sẻ trong đầu tư không hiếm, nhưng tôi không lo sợ. Chúng ta phải thay đổi tư duy. Đây là câu chuyện của hai nhóm lợi ích theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và rủi ro là do một trong hai nhóm không thỏa mãn được nguyên tắc này.

Bản thân tôi, trong việc đầu tư của Vinacapital, ngoài tài chính còn có lợi về việc mở rộng thị phần do hưởng lợi từ phía khách hàng của Vinacapital.

* So với ngày trước chỉ kinh doanh bằng tiền của mình, nay kinh doanh thêm bằng tiền của người khác, liệu có khác biệt chút nào về mặt cảm giác không, thưa ông?

- Với tôi, tất cả những gì đầu tư vào Yến Việt đều là tiền của mình cả, không phân biệt. Tôi khá kỹ tính, mọi thứ đều phải tính toán chặt chẽ. Việc kinh doanh cũng vậy, phải liệu cơm mà gắp mắm nên khoản dư nợ cao nhất của tôi chỉ ở mức 30 tỷ đồng.

Khi làm việc với các quỹ đầu tư, tôi xác định nhà đầu tư không bao giờ hướng đến nhiều giá trị như doanh nghiệp, họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Khi các kênh đầu tư dễ kiếm lời như chứng khoán, bất động sản... bị ứ đọng, các quỹ đầu tư có xu hướng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

Vậy thì mình phải làm sao sinh lãi tốt nhất cho họ là có thể yên tâm về “tiền người” rồi. Chuyện đó đơn giản hơn nhiều so với “tiền mình”, bởi doanh nghiệp ngoài lợi nhuận còn có vai trò và trách nhiệm xã hội nữa.

Giấc mơ thương hiệu quốc gia

* Nghĩa là Yến Việt thể hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng các hoạt động từ thiện?

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không gói gọn trong việc làm từ thiện. Tôi muốn đưa thương hiệu yến Việt Nam ra ngoài thế giới, một mục tiêu khá lớn mà nếu không hiểu, có thể nghĩ là tôi quá tham vọng.

Nhưng nếu tìm hiểu sẽ biết, yến Việt Nam được xem là có chất lượng cao nhất trên thế giới nhưng do chúng ta chưa biết làm thương hiệu quốc gia, chưa biết đưa sản phẩm kinh doanh ra đại chúng... nên tất cả chỉ nằm ở hai chữ tiềm năng.

Tôi đã gặp nhiều du khách đến Việt Nam muốn tìm mua yến, nhưng nguồn cung rất hạn chế.

Như vậy, vấn đề ở đây là phải làm sao để Việt Nam được biết đến như một “vựa” yến của thế giới, ai cần yến cũng sẽ nghĩ đến Việt Nam. Có xây dựng được một thương hiệu quốc gia như thế, các ngành khác, như du lịch chẳng hạn, cũng sẽ được hưởng lợi.

* Chất lượng đứng hàng đầu thế giới, nhưng theo ông, vì sao mà đến giờ yến Việt Nam vẫn chưa nổi tiếng?

- Nguyên nhân đầu tiên là ngành yến Việt Nam chưa có hiệp hội nên chưa có hoạt động quảng bá chung cho ngành. Quy mô sản xuất yến của nước ta cũng manh mún và nhỏ lẻ. Nhiều người nuôi yến theo phong trào vì thấy có thu nhập cao và trong ngắn hạn.

Trước đây cũng vậy và bây giờ cũng vậy. Bài học từ con tôm đã rất rõ: thấy nuôi tôm bán có giá, nhiều người đổ xô đào ao nuôi tôm, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, rồi dịch bệnh ở con tôm ngày một nhiều. Tôi lo điều này cũng có thể xảy ra với ngành nuôi yến.

Tất cả những hạn chế đó khiến ngành yến chưa thể phát triển được. Thật vô lý khi nước mắm Việt Nam đóng nhãn mác Thái Lan, Trung Quốc... thì lại vào được Wal-mart, còn nước mắm Việt chính hiệu thì chỉ quanh quẩn ở sân nhà.

Tất cả là do chúng ta không có thương hiệu, không có chiến lược. Tôi thấy bức xúc lắm nhưng vẫn tin thương hiệu Việt sẽ có chỗ đứng trong tương lai.

* Đó chính là lý do ông mạnh dạn đề ra mục tiêu năm 2015 doanh thu sẽ cán mức 1.000 tỷ đồng?

- Tiềm năng là một chuyện, khai thác để tiềm năng không còn... tiềm năng cũng quan trọng không kém. Đã có trữ lượng yến dồi dào hơn ngày trước, tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta phải tạo ra các sản phẩm liên quan để phát triển chiều sâu của ngành yến.

Ví dụ như tạo thành các dòng sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho khách hàng nữ giới, dòng sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em và người già... Yến Việt cũng vừa cho ra đời dòng sản phẩm tổ yến chưng sẵn có hương sen, hương dứa để làm mới và phong phú thêm sản phẩm của mình.

Kinh tế những năm qua khó khăn, phía trước vẫn còn khó khăn nhưng trong xã hội hiện nay, sức khỏe vẫn luôn được xem là quan trọng nhất. Cả thế giới cũng có nhu cầu này nên thị trường ngành yến rất rộng, chỉ sợ doanh nghiệp không có khả năng chinh phục.

Có một chi tiết nhỏ của thị trường nhưng đến bây giờ tôi mới ngẫm ra, trong những dịp lễ lạt, người châu Á, cụ thể là người Việt, rất thích tặng quà cho nhau nhưng thị trường quà tặng cũng giới hạn.

Trong khi đó, yến lại là sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng. Những tín hiệu nhỏ như thế từ thị trường giúp tôi thấy tự tin với con đường mình đã chọn.

Giữ lộc của trời

* Để đạt được giấc mơ của mình, cụ thể ông sẽ phát triển Yến Việt như thế nào trong thời gian tới?

- Dựa trên lợi thế có sẵn là nhà máy đã hoạt động ổn định, tôi sẽ tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu.

Ngoài tự nuôi yến trong trang trại và liên kết với bà con nông dân, cam kết đầu ra cho sản phẩm của họ để khuyến khích sản xuất, tôi đã đề xuất quy hoạch vùng nuôi chim yến ở ven sông Dinh, phường Tấn Tài, Ninh Thuận với quy mô khoảng 100 ha.

Đây sẽ là khu vực chúng tôi cùng hợp tác với nông dân nuôi yến, tạo nên một làng nghề yến cho khu vực. Làng nghề sẽ giải quyết được vấn đề việc làm và thu nhập cho nông dân, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho Yến Việt.

* Vì lòng tự hào về bản địa mà ông lập làng nghề ở nơi chôn nhau cắt rốn?

- Phan Rang là vùng đất thuận lợi cho việc nuôi yến vì công nghiệp chưa phát triển, nguồn thức ăn cho yến dồi dào và chi phí đầu tư cũng không cao. Tôi không lấy yếu tố quê hương làm cơ sở cho việc đầu tư của mình.

Nông dân vùng nào ở Việt Nam cũng khổ cực vì thiếu trình độ, thiếu điều kiện... Tôi chỉ mong vẽ giúp cho nông dân, dù đó là nông dân ở bất cứ địa phương nào, một con đường để họ thoát nghèo. Khi tỷ lệ người nghèo ít đi thì mặt bằng xã hội mới cải thiện hơn được.

Tôi quan niệm hơi tâm linh một chút là khai thác và kinh doanh yến là làm giàu từ nguồn lộc của trời. Nếu tôi chỉ giữ lộc cho mình, không chia cho mọi người thì lộc cũng sẽ bỏ mình mà đi.

* Ông “hưởng lộc trời”, kinh doanh cũng phát đạt nhưng vẻ bề ngoài của ông rất bình thường: quần áo giản dị, dùng điện thoại thuộc dòng sản phẩm phổ thông. “Đại gia” như ông, sao lại hà khắc với bản thân như vậy?

- Không thương bản thân thì không thể yêu thương bất cứ người nào khác. Tôi không hà khắc với bản thân, nhưng cũng không đặt giá trị con người mình ở vẻ bề ngoài. Khi vẫn còn sức sáng tạo, vẫn duy trì công việc có thể nuôi được nhiều người... là tôi thấy mình có giá trị.

Đâu phải cứ đi xe “xịn”, xài điện thoại “siêu” thì trở thành đại gia. Tôi chưa là đại gia, nhưng ước mơ của tôi là sẽ trở thành một đại gia theo đúng nghĩa của nó là sở hữu một thương hiệu có mặt ở khắp thế giới, chứ không phải đại gia kiểu tự thỏa mãn với một vài công ty, kinh doanh không vượt được ra ngoài lãnh thổ.

Tôi biết, nếu thỏa mãn cảm xúc thì hạnh phúc sẽ rất ngắn. Chỉ khi thỏa mãn được lý tưởng thì hạnh phúc mới lâu dài.

* Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

PHƯƠNG QUYÊN

Nguồn:  Doanh Nhân Sài Gòn
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Nhà khoa học nguyên tử Mỹ từng đạp xích lô ở Việt Nam - 29/02/2012
Nhà khoa học nguyên tử Mỹ từng đạp xích lô ở Việt Nam NEWS10509
Trở thành tiến sĩ gốc Việt đầu tiên làm việc trong phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ), tiến sĩ Võ Tá Đức luôn nhắc về quãng đời đạp xích lô khi ông còn ở Việt Nam, như điều thần kỳ ...
Xem thêm
Phong “nấm” - 28/02/2012
Phong “nấm” NEWS10509
Từ người nông dân trình độ lớp 9 lại bị ốm đau, Lê Giang Phong ở xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã tìm tòi học cách trồng nấm linh chi để cứu mình và trở thành người đầu tiên ở ...
Xem thêm
Triệu phú chăn nuôi - 28/02/2012
Triệu phú chăn nuôi NEWS10509
Với dịch vụ xay xát, trồng lúa và chăn nuôi heo, mỗi năm chị Hồ Thị Hương (ở thôn 11, xã Hương Hòa, huyện Nam Đông, Thừa Thiên - Huế) có doanh thu gần 200 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn ...
Xem thêm
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 6: Mô hình làm giàu đơn giản - 27/02/2012
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 6: Mô hình làm giàu đơn giản NEWS10509
Chí thú làm ăn và không lùi bước trước thất bại, nhiều nông dân chân chất đã trở thành những chủ trang trại thu nhập bạc tỉ mỗi năm, là ân nhân của nhiều “công nhân nông nghiệp”.
Xem thêm
Làm đậu phụ, nuôi lợn, làm than... mà nên cơ ngơi - 27/02/2012
Làm đậu phụ, nuôi lợn, làm than... mà nên cơ ngơi NEWS10509
Đến đầu xã Quang Hưng, Kiến Xương (Thái Bình) hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi nhìn thấy là ngôi nhà 3 tầng khang trang của ông Nguyễn Văn Điển.
Xem thêm
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 5: Nhạy bén với thị trường - 26/02/2012
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 5: Nhạy bén với thị trường NEWS10509
Cái ngông của người nông dân đã giúp anh tạo dựng cơ ngơi hàng chục tỉ đồng chỉ sau vài năm.
Xem thêm
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 4: Đột phá với cam sành - 25/02/2012
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 4: Đột phá với cam sành NEWS10509
Trong khi nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đang loay hoay với bài toán “chặt - trồng, trồng - chặt” thì ông Huỳnh Văn Sang (Hai Sang, 48 tuổi, ngụ xã Tam Ngãi, H.Cầu Kè, Trà Vinh) lại trở thành tỉ ...
Xem thêm
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 3: Làm giàu từ 10 cây mít - 24/02/2012
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 3: Làm giàu từ 10 cây mít NEWS10509
Đã có nhiều nông dân ở ĐBSCL làm giàu nhờ trồng sầu riêng, thanh long, xoài cát, bưởi… nhưng “Vua mít” thì ở Cai Lậy (Tiền Giang).
Xem thêm
Chàng tổng giám đốc 8X và khát vọng tỷ đô - 24/02/2012
Chàng tổng giám đốc 8X và khát vọng tỷ đô NEWS10509
Từ bài học ngủ quên trên chiến thắng, 'chú bé cầm kim cương' Nguyễn Minh Quý, Chủ tịch kiêm Tổng GĐ Cty Nova Ads, đang là hình mẫu cho nhiều bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh.
Xem thêm
Gom lá tre xuất khẩu thu 2 tỷ mỗi năm - 24/02/2012
Gom lá tre xuất khẩu thu 2 tỷ mỗi năm NEWS10509
Từ việc thu mua và bán lá bương - một loại cây họ tre - mét, chị Đặng Thị Triệu, một nông dân ở xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã trở thành một tỉ phú.
Xem thêm
Một lan bằng mười lúa - 23/02/2012
Một lan bằng mười lúa NEWS10509
Với 4 công đất trồng lúa và 3ha trồng sen lấy ngó, gia đình ông Nguyễn Văn Phụ (xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM) có thu nhập ổn định.
Xem thêm
“Kinh doanh là danh dự” - 23/02/2012
“Kinh doanh là danh dự” NEWS10509
Năm 1998, một tập đoàn đa quốc gia đã đề nghị ông Lương Vạn Vinh bán lại thương hiệu nước rửa chén Mỹ Hảo với giá 10 triệu USD, nhưng ông không đồng ý. Nhiều người cho rằng ông đã bỏ qua ...
Xem thêm
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 2: Thu bộn tiền từ cây khóm - 23/02/2012
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 2: Thu bộn tiền từ cây khóm NEWS10509
Làm giàu bằng nghề nông là chuyện không dễ dàng, làm giàu trên vùng đất khô cằn, hoang hóa của vùng Đồng Tháp Mười lại càng khó hơn. Vậy mà ông Ngô Văn Biền (ấp Tân Hòa, xã Tân Lập 2, ...
Xem thêm
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 1: “Vua lúa giống” Chín Táo - 22/02/2012
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 1: “Vua lúa giống” Chín Táo NEWS10509
Chỉ mới học hết lớp 9, nông dân Lê Văn Chính (Chín Táo) vẫn có thể làm giàu nhờ sản xuất lúa giống.
Xem thêm
Nên cơ nghiệp từ 3 triệu đồng - 21/02/2012
Nên cơ nghiệp từ 3 triệu đồng NEWS10509
Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » “Vua yến” xây “vựa yến”
Đang xem » “Vua yến” xây “vựa yến”