BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

Những tỉ phú nông dân - Kỳ 2: Thu bộn tiền từ cây khóm

  Ngày: 23/02/2012
Làm giàu bằng nghề nông là chuyện không dễ dàng, làm giàu trên vùng đất khô cằn, hoang hóa của vùng Đồng Tháp Mười lại càng khó hơn. Vậy mà ông Ngô Văn Biền (ấp Tân Hòa, xã Tân Lập 2, H.Tân Phước, Tiền Giang) đang thu nhập hơn một tỉ đồng mỗi năm nhờ trồng khóm (còn gọi là thơm) trên vùng đất phèn này.


Những tỉ phú nông dân - Kỳ 2: Thu bộn tiền từ cây khóm
Nông dân Ngô Văn Biền trên cánh đồng khóm - Ảnh: H.Phương

Ngôi nhà lầu giữa đồng phèn

“Anh cứ chạy cặp theo bờ kênh, đi chừng 2 cây số thì gặp ngôi nhà lầu nằm giữa cánh đồng khóm mênh mông, đó là nhà của ông Chín Biền. Dễ tìm lắm vì ở đây chỉ có ngôi nhà lầu độc nhất của ổng”, một cán bộ ở UBND xã Tân Lập 2 hướng dẫn chúng tôi.

Vốn xuất thân từ bộ đội nên sau khi nghe chúng tôi hỏi chuyện làm ăn, ông Biền liền đi thẳng vào vấn đề theo kiểu rất “lính” mà không cần rào đón hoặc e ngại như nhiều nông dân khác. “Hồi trước gia đình tôi ở xã Tân Hòa Thành, cách đây chừng chục cây số. Nhà nghèo, đông anh em, 7 người nhưng chỉ có 5 công ruộng, làm quần quật quanh năm nhưng không ai khá lên được. Vì muốn thoát khỏi cảnh nghèo, năm 1990 sau khi xuất ngũ tôi quyết định đưa vợ con tới vùng đất mới này để lập nghiệp. Vốn là vùng đất hoang hóa lâu năm, lại nhiễm phèn nặng nên điều kiện sống lúc bấy giờ hết sức khắc nghiệt. Đất đai bạt ngàn nhưng cây lúa không phát triển được. Nước sinh hoạt thì phải lóng tro để khử phèn. Hồi đó có rất nhiều gia đình đi kinh tế mới đến đây nhưng không chịu nổi đã phải lặng lẽ bỏ đi. Riêng vợ chồng tôi động viên nhau cố bám trụ, vì nếu bỏ về cũng thấy ngại”, ông Biền kể.

Ông Biền nhớ lại: “Lúc đầu vợ chồng tôi xới đất trồng khoai mì để chống đói, đồng thời lấy ngắn nuôi dài. Cây mì hợp với đất phèn nên củ to, năng suất rất cao, chỉ có điều giá bán rẻ như cho. Thế là chúng tôi chuyển sang trồng mía. Nhưng mía lại càng thê thảm hơn vì đầu tư nhiều vốn, tốn nhiều công chăm sóc, đến khi thu hoạch lại không bán được, phải thuê người đốn. Sau nhiều lần thất bại, thua lỗ, năm 1996 một lần nữa tôi quyết định bỏ cây mía để trồng khóm và lần này đã thành công, nhờ cây khóm mà gia đình tôi khấm khá cho đến bây giờ”.

Thế là từ 1 ha ban đầu, ông Biền dành dụm và tích lũy dần để mua thêm đất. Đến nay vợ chồng ông canh tác trên diện tích 14 ha. Cách đây nhiều năm, vợ chồng ông xây một ngôi nhà lầu tốn hơn nửa tỉ đồng, ngay giữa cánh đồng khóm bạt ngàn, nắng cháy. Trong nhà ông đủ các tiện nghi hiện đại. Con trai lớn của ông học Trung cấp Thú y, con gái kế học Trung cấp Du lịch và đứa con gái út thì đang học lớp 8 ở TP.HCM. Với năng suất trung bình khoảng 25 tấn/ha, ông Biền cho biết mỗi năm thu nhập của gia đình ông đạt hơn 1 tỉ đồng, chưa kể các khoản thu nhập khác từ máy cày, máy xúc…

Hơn nhau ở cách làm

Khi được hỏi vì sao cùng có điều kiện giống nhau nhưng nhiều nông dân khác vẫn cam chịu mức sống “bình bình” không vượt lên được như ông? Ông Biền giải thích đơn giản: “Có lẽ là do ở cách làm. Chẳng hạn như tôi canh tác trên diện tích lớn, nhà ít lao động, nhưng liếp khóm lúc nào cũng luôn sạch cỏ trong khi có người không làm được. Ví dụ, lúc đầu thiếu vốn thì tôi rủ người khác cùng làm vần đổi công. Khi tích lũy được vốn thì tôi thuê thêm lao động. Và để đạt được hiệu quả, tôi thà chịu mắc nợ để đầu tư lớn bằng cách mở rộng diện tích, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và dứt khoát trồng chuyên canh, không trồng xen. Kết quả là cùng trồng khóm như nhau nhưng khóm của tôi bao giờ cũng bán được với giá cao hơn người khác. Và cũng nhờ diện tích lớn, sản lượng lớn nên có lợi thế là lúc nào cũng dễ bán, thương lái không dám bỏ”.

Mặt khác, để sản xuất có hiệu quả, ông Biền luôn quan tâm học hỏi cách ứng dụng kỹ thuật chăm sóc, bón phân, chọn giống như thế nào để cây khóm đạt năng suất cao, thu hoạch đúng thời điểm nhằm bán được với giá cao. Theo ông Biền, tới giờ vẫn còn nhiều bà con trồng khóm theo kiểu “phục tráng”, tức là cây khóm trồng cả chục năm rồi nhưng cứ để thu hoạch hoài, không dám phá để trồng mới vì… tiếc. Và cây cũ thì chất lượng không đồng đều, năng suất thấp, giá trị thấp và cây càng lâu thì trái càng nhỏ. Cũng có những nông dân có nhiều đất nhưng vẫn nghèo hoặc không phát triển được vì không dám mạnh dạn đầu tư.

Từ hồi nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ nông dân vay tiền, ông Biền đã liều… chơi hụi, “xung phong” hốt trước, chịu thiệt để lấy vốn đầu tư vào cây khóm. Trong điều kiện khí hậu, đất đai khắc nghiệt của vùng Đồng Tháp Mười, sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm đã đưa ông Biền tới thành công. Theo bình chọn của Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang, ông Biền là người đứng đầu trong “top" những nông dân giỏi, có thu nhập cao của H.Tân Phước.

Năm 2009, khi chính quyền phát động sản xuất khóm theo mô hình VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam - PV), ông Biền cũng là một trong những nông dân đầu tiên đã mạnh dạn phá bỏ 5 ha khóm đang cho trái để trồng mới theo hướng dẫn của Viện Cây ăn quả miền Nam.

Ông Biền tâm sự: “Sản xuất theo quy trình VietGAP rất cực vì phải tuân theo nhiều chỉ tiêu như bón phân theo định mức, phải có nhật ký ghi chép, có nhà vệ sinh, nhà kho... và đầu tư rất tốn kém. Có tới 103 yêu cầu nghiêm ngặt về sản xuất và 38 yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng theo quy trình VietGAP. Nhưng làm được VietGAP rồi mà nông dân chúng tôi vẫn phải tự tiêu thụ, vẫn phải bán khóm cho thương lái theo giá lên xuống thất thường hoài thì cũng… hơi buồn! Đây cũng là lý do khiến nhiều nông dân còn ngại, không muốn áp dụng mô hình VietGAP. Nhưng để chuẩn bị cho hướng đi xa thì không thể cứ làm theo kiểu cũ, bởi vì chờ đến lúc thị trường yêu cầu phải có chứng nhận VietGAP thì làm sao trở tay kịp?”.

Hoàng Phương

Nguồn:  Thanh niên Online

Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 1: “Vua lúa giống” Chín Táo - 22/02/2012
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 1: “Vua lúa giống” Chín Táo NEWS10369
Chỉ mới học hết lớp 9, nông dân Lê Văn Chính (Chín Táo) vẫn có thể làm giàu nhờ sản xuất lúa giống.
Xem thêm
Nên cơ nghiệp từ 3 triệu đồng - 21/02/2012
Nên cơ nghiệp từ 3 triệu đồng NEWS10369
Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát ...
Xem thêm
Kiếm bạc tỷ nhờ trầm kỳ - 19/02/2012
Kiếm bạc tỷ nhờ trầm kỳ NEWS10369
Ở huyện Tiên Phước - Quảng Nam có nhiều người phất lên từ cây dó bầu - có khả năng tạo trầm hương và kỳ nam, trong đó nổi tiếng nhất là ông Nguyễn Quốc Trinh và ông Trần Vũ Linh, cùng ở xã ...
Xem thêm
Doanh nhân Giản Tư Trung: Xài tiền khó hơn kiếm tiền? - 18/02/2012
Doanh nhân Giản Tư Trung: Xài tiền khó hơn kiếm tiền? NEWS10369
Nếu như kiếm tiền là việc rất khó, thì xài tiền, lại càng khó hơn. Nếu không, thì vua thép vĩ đại trong thế kỷ trước, Andrew Carnegie, đã chẳng phải thốt lên: "Chết trong sự giàu có là một ...
Xem thêm
Kỹ sư gốc Việt rạng danh ở Ford toàn cầu - 18/02/2012
Kỹ sư gốc Việt rạng danh ở Ford toàn cầu NEWS10369
Được bổ nhiệm chức Phó chủ tịch bộ phận phát triển sản phẩm toàn cầu là thành quả từ niềm đam mê xe hơi của Tăng Thái Hậu, kỹ sư trưởng phát triển Mustang 2005.
Xem thêm
Lấy thỏ nuôi... trâu, gà, vịt - 17/02/2012
Lấy thỏ nuôi... trâu, gà, vịt NEWS10369
Ở xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế, ông Phạm Quang Dũng (thôn Di Đông) được coi là một trong những người tiên phong trong chăn nuôi, đặc biệt là nuôi thỏ.
Xem thêm
Hốt bạc từ hươu, nai - 17/02/2012
Hốt bạc từ hươu, nai NEWS10369
Nghề nuôi hươu, nai ở xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã có từ hơn 20 năm nay. Nhiều người dân đã làm giàu từ nghề này.
Xem thêm
Nhớt “made in Vietnam” - 17/02/2012
Nhớt “made in Vietnam” NEWS10369
Khởi nghiệp từ số vốn ít ỏi, chưa đầy bốn năm, Phan Thanh Thảo đã tạo dựng được một xưởng sản xuất dầu nhớt rộng hơn 2.500m2 và sở hữu thương hiệu dầu nhớt NP oil “made in Vietnam” đang ...
Xem thêm
1 tỉ USD và lời nói thật - 16/02/2012
1 tỉ USD và lời nói thật NEWS10369
Bí quyết kinh doanh của Tổng giám đốc Intimex - Tập đoàn xuất nhập khẩu nông sản vào hàng lớn của cả nước - Đỗ Hà Nam chỉ gói gọn trong 2 chữ: Nói thật.
Xem thêm
Về hưu, tôi sẽ khởi nghiệp! - 15/02/2012
Về hưu, tôi sẽ khởi nghiệp! NEWS10369
Dù cuộc hẹn được sắp xếp từ trước, nhưng phải mất đến gần 1 giờ chờ đợi, chúng tôi mới gặp được bác sĩ Huỳnh Đại Hải. Găng tay vừa kịp tháo, trang phục phẫu thuật còn trên người và sự căng ...
Xem thêm
Chơi cây cho tiền tỷ, biệt thự lộng lẫy - 15/02/2012
Chơi cây cho tiền tỷ, biệt thự lộng lẫy NEWS10369
Nhìn ngôi biệt thự đẹp lộng lẫy nằm giữa thôn Khúc, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, Hưng Yên của anh Đỗ Văn Sỹ, ai cũng thán phục.
Xem thêm
Nữ doanh nhân Việt đoạt giải nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á - 13/02/2012
Nữ doanh nhân Việt đoạt giải nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á NEWS10369
Lê Thị Thùy Trang, Chủ tịch hiệp hội Golden Key RMIT Việt Nam vừa được tổ chức Golden Key International Honour Society trao danh hiệu “Nhà lãnh đạo Châu Á - Thái Bình Dương xuất sắc nhất ...
Xem thêm
Tỷ phú rắn ri voi - 12/02/2012
Tỷ phú rắn ri voi NEWS10369
Khắp tay chân cựu chiến binh Lê Hùng Minh đầy thẹo, không phải vết bom đạn của những ngày còn phục vụ quân đội mà do... rắn cắn. Sau bao vất vả, anh đã thành tỷ phú nhờ con vật không ai ...
Xem thêm
Nuôi lợn sạch, thu lãi cao - 10/02/2012
Nuôi lợn sạch, thu lãi cao NEWS10369
Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu.
Xem thêm
Lãi hàng trăm triệu đồng từ 60m2 đất - 08/02/2012
Lãi hàng trăm triệu đồng từ 60m2 đất NEWS10369
Một lần tình cờ xem ti vi nói về một chủ trang trại, tỷ phú cá sấu ở huyện Chiêm Hóa (Quảng Bình), anh Đinh Văn Bức ở thôn Yên Lạc, xã Đồng Hóa (Kim Bảng, Hà Nam) đã nảy sinh ý định nuôi ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » Những tỉ phú nông dân - Kỳ 2: Thu bộn tiền từ cây khóm
Đang xem » Những tỉ phú nông dân - Kỳ 2: Thu bộn tiền từ cây khóm