BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

Càng làm nhiều vị trí, càng có nhiều cơ hội phát triển

  Ngày: 03/03/2012
Tốt nghiệp trường Tổng hợp kỹ thuật điện St.Pertersburg đầu năm 1997 sau 10 năm học đại học và tiến sĩ, Võ Tấn Long đến với ngành công nghệ thông tin khá là tình cờ. Ngành anh theo học là nghiên cứu về vật liệu và thiết bị vi điện tử, do vậy thường chỉ phù hợp với các viện nghiên cứu hoặc giảng dạy. Nhưng anh về nước, đúng lúc IBM cần một người quản lý dự án. Công việc lúc đầu chỉ là hỗ trợ kỹ thuật cho khâu kinh doanh dòng máy chủ, sau đó vừa làm kỹ thuật vừa làm kiến trúc hệ thống, rồi chuyển sang quản lý một nhóm kinh doanh…


Càng làm nhiều vị trí, càng có nhiều cơ hội phát triển
Tổng giám đốc IBM Việt Nam Võ Tấn Long. Tranh Hoàng Tường

Chỉ sau hơn 10 năm làm việc ở IBM, Võ Tấn Long trở thành một trong những tổng giám đốc đầu tiên của IBM Việt Nam là người Việt. Trầm tính nhưng không xa cách, năng nổ trong công việc nhưng không vì thế mà thiếu sự quan tâm đến các đồng nghiệp… Đó là những cảm nhận ban đầu của bất cứ ai khi tiếp xúc với Võ Tấn Long. Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ những ngày đầu, khi anh bước chân vào IBM. Anh cho biết:

- Khi bắt đầu làm ở IBM, công việc của tôi hoàn toàn là kỹ thuật. Sau đó vừa làm kỹ thuật, vừa làm kiến trúc hệ thống. Công việc thú vị ở chỗ là mình phải luôn tìm tòi cái mới, nhiều khi phải tự học.  

Năm 2004, IBM ở Việt Nam có tổng giám đốc mới là người Singapore - lúc đó quy mô của IBM ở đây còn rất nhỏ. Ông đặt ra mục tiêu là phải thay đổi cơ cấu đội ngũ, cách tiếp cận thị trường.

Thời điểm đó tôi đã có kinh nghiệm bảy năm làm việc ở IBM, nhưng có lẽ đã đến lúc đi vào lối mòn, cần phải có một môi trường mới. Ông ấy đưa tôi sang quản lý một nhóm kinh doanh.

Tôi rất lo lắng bởi vì từ xưa đến nay là dân kỹ thuật, và không phải là người quảng giao, và hình như cũng cảm thấy làm việc với máy móc “ổn” hơn làm việc với con người…

* Và khi chuyển sang làm kinh doanh, anh thấy làm việc với con người có “ổn” không?

- Thấy tôi còn do dự, tổng giám đốc lúc đó bảo tôi: Đó không phải là việc khó, mà vấn đề ở chỗ biết mình phải làm cái gì và dẫn dắt đội ngũ ấy đến đâu. Phải xây dựng cho bản thân niềm tin là mình làm được.

Cái thật sự khác biệt giữa người làm được và người không làm được là ở niềm tin ấy. Đó là điều tôi học được. Và quả thật, công việc kinh doanh giúp tôi phát triển rất nhiều. Cách tư duy cũng khác hẳn. Đối với người làm kỹ thuật, mọi việc cần phải theo những bước thứ tự mạch lạc.

Nhưng người làm kinh doanh lại có cách nghĩ khác, linh hoạt hơn rất nhiều: Không nhất thiết sau A phải là B, sau B phải là C… Kinh doanh lại thêm cách tiếp cận lôgic, có cấu trúc của người làm kỹ thuật là một sự trải nghiệm thú vị.

Làm được điều đó cũng chính là tự tin và tạo niềm tin cho những người xung quanh. Điều đó không chỉ có lợi trong công việc, mà còn nhiều mối quan hệ nữa trong xã hội, gia đình.

Có lợi hơn cả trong công việc điều hành sau này của anh, khi đã ở vị trí tổng giám đốc là gì?

Tôi cho rằng, mô hình về kỹ năng của một người hiện nay phải giống như chữ T: Phải có chuyên môn sâu, nhưng không thể thiếu được một loạt các kỹ năng xã hội khác.

Ví dụ trong bối cảnh toàn cầu hóa, anh cần có kỹ năng văn hóa, xã hội không chỉ ở nước mình mà còn của các dân tộc khác, các nước khác. Tất cả các kỹ năng ấy được coi là gạch ngang của chữ T. Xã hội càng phát triển thì gạch ngang của chữ T càng quan trọng.

Dù là ở vị trí nào thì ngoài kiến thức chuyên môn sâu (gạch dọc của chữ T), anh vẫn phải có những kỹ năng, kinh nghiệm, hiểu biết khác. Truyền thống bổ nhiệm lãnh đạo của IBM là thường chọn những người đã kinh qua nhiều vị trí làm việc khác nhau chứ không đi theo chiều dọc chữ T.

Tuy vậy, người đã từng qua vị trí kinh doanh vẫn có lợi thế hơn. Ở Việt Nam, người mình không kém bất cứ ai ở nét dọc của chữ T (đi thi quốc tế ở nhiều bộ môn khác nhau, nắm bắt khoa học kỹ thuật rất tốt…), nhưng tại sao tốt nghiệp đại học ra không đủ khả năng để làm ở các công ty nước ngoài?

Đơn thuần là 2/3 trong số họ không đáp ứng được yêu cầu ngoại ngữ, 1/3 còn lại thì vẫn cần từ 6-18 tháng để hòa nhập vào với môi trường đó, vì thiếu kỹ năng xã hội và kỹ năng làm việc theo nhóm.

Ở Việt Nam, kỹ năng làm việc trong xã hội chỉ tập trung ở ngành dọc. Nói một cách cụ thể, ở IBM có một số nhân viên người Việt rất giỏi nhưng khi làm việc, cái mà họ thiếu là những kỹ năng xã hội để tạo ra sự khác biệt.

Và do đó không có khả năng tạo ra một nhóm làm việc với mình thì không đi xa được. Anh có thể rất giỏi chuyên môn nhưng lại không có khả năng sắp đặt công việc theo một trình tự nhất định để người khác có thể cùng làm việc hoặc hỗ trợ thì cũng rất khó thành công.

Anh có nghĩ mình là người may mắn khi làm việc ở một môi trường như vậy?

Nếu như tôi không ở vị trí như ngày hôm nay thì liệu có cuộc trò chuyện của chúng ta hiện nay không, mặc dù tôi vẫn là tôi với những tố chất được tạo nên từ một quá trình học hành, trải nghiệm…

Nói thế để thấy rằng, bản thân mỗi con người chỉ là một phần của sự thành công, phần còn lại là mình có cơ hội được làm việc ở trong một môi trường chuyên nghiệp, và cơ hội đó lại mang lại cho mình sự phát triển bản thân nhiều hơn nữa.

Hai điều này tương hỗ lẫn nhau và cùng phát triển. Làm việc trong IBM, tôi luôn có cơ hội được tiếp cận với những điều thách thức bản thân mình.

Con người như lò xo, nếu không bị nén lại thì cũng khó mà có sức bật. Qua mỗi lần như vậy là mình lớn lên một chút. Đối với những người thực sự muốn phát triển bản thân thì càng qua nhiều công việc bao nhiêu, càng nhiều kinh nghiệm bấy nhiêu.

Ở ta, việc thay đổi công việc hầu như là một ý nghĩ “cực chẳng đã”. Còn ở nước ngoài thì ngược lại, đó là cơ hội.

* Anh đánh giá thế nào về vị trí của ngành công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam trên thế giới?

- Kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong ngành Công nghệ thông tin cho phép tôi nghĩ rằng người Việt Nam có thể cung cấp được dịch vụ, sản phẩm có chất lượng toàn cầu.

Đây là sự chuyển biến không chỉ về lượng mà còn vì chất. Hiện, Việt Nam đứng thứ hai về tốc độ phát triển về thị trường CNTT trên thế giới.

* Theo anh, tốc độ phát triển CNTT như thế có ảnh hưởng như thế nào tới xã hội?

- Ai cũng có thể nhìn thấy CNTT là tác nhân tạo ra một số thay đổi lớn về nhận thức, về xã hội, về công việc của mỗi người. Khoảng chục năm trước đây, nếu nói đến việc để tiền trong tài khoản ngân hàng thì ai cũng e ngại.

Hoặc nếu như muốn chuyển tiền cho ai đó là cả một mớ thủ tục hành chính và phí cũng tương đối cao. Hoặc mua một cái gì mà không cần đến cửa hàng là điều không tưởng.

Nhưng bây giờ đó là những việc rất bình thường. Nói tóm lại, CNTT đã giúp thay đổi quan trọng về nhận thức để hòa nhập với thế giới, nâng cao chất lượng cuộc sống bằng những dịch vụ tiên tiến. Tác động đó ảnh hưởng đến từng người…

* Với sự phát triển công nghệ như thế thì liệu trong tương lai gần có xảy ra tình trạng thất nghiệp?

- Tôi không nghĩ vậy. Sự phát triển công nghệ sẽ thay đổi cơ cấu lao động, nhưng nó không tạo ra sự thất nghiệp. Nếu như mình nhìn công nghệ, hay kỹ thuật nói chung là một phương tiện nâng cao năng suất lao động thì rất dễ nhầm là sẽ tạo ra sự thất nghiệp.

Nhưng nếu nhìn ngược lại thì bao giờ cũng thấy được một sự cân đối giữa nhu cầu nâng cao năng suất lao động và sự phát triển. Có những giai đoạn mà sự phát triển đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động.

Cách đây mấy tháng tôi có dịp nghe bài trình bày của ông Erich Clementi - một lãnh đạo cấp cao của IBM. Ông đưa ra câu hỏi là tại sao câu chuyện về Cách mạng khoa học kỹ thuật (Cái nồi hơi) lại xảy ra ở Anh chứ không phải ở Đức hay nước nào khác?

Bởi vì lúc đó khoa học kỹ thuật (KHKT) ở Anh rất lạc hậu, đòi hỏi phải có sự phát triển đột biến, nâng cao đời sống xã hội.

Đó là một câu trả lời rất xác đáng cho các vấn đề của Việt Nam hiện nay: Với 89 triệu dân và 95% là đã được xóa mù chữ, người Việt Nam được thế giới công nhận là cần cù, chăm chỉ.

Nhưng sự đãi ngộ có xứng đáng với sự cần cù chăm chỉ ấy không? Không.

Là bởi vì phần lớn là làm thuê, là công nhân… KHKT tạo ra năng suất lao động, cụ thể là năng suất lao động trong một giờ sẽ nhiều hơn vì vậy, càng nhiều người làm thì càng tạo ra nhiều của cải hơn, sức phát triển càng lớn.

Nói một cách cụ thể: Nếu tôi là chủ một doanh nghiệp có 1.000 lao động thì tôi vẫn muốn giữ 1.000 người ấy và tìm một phương cách sản xuất nào đó để tăng doanh thu lên gấp đôi, chứ không thể là muốn giảm đi một nửa người để doanh thu vẫn giữ như cũ.

Do vậy, công nghệ không bao giờ tạo nên sự thất nghiệp mà chỉ tạo nên năng suất và sự phát triển xã hội. Ở Việt Nam điều này càng quan trọng vì nếu như mình không tiếp cận với KHKT tiên tiến thì mình sẽ mãi mãi là đất nước mà người ta đến vì giá nhân công rẻ.

Đó là một trong các vấn đề mà chính phủ và các doanh nghiệp cần lưu ý.

* Là một người gắn bó với công nghệ thông tin, anh nhận xét thế nào về khả năng xuất khẩu công nghiệp phần mềm của Việt Nam trong những năm tới?

- Tại Việt Nam, khi nói đến thị trường phần mềm, chúng ta thường đề cập đến hai phân loại: thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.

Thứ nhất là thị trường phần mềm dành cho các khách hàng trong nước. Theo đánh giá của chúng tôi năm nay, chi phí dành cho thị trường này chiếm khoảng 10% tổng chi phí của Việt Nam dành cho CNTT.

Nếu muốn biến Việt Nam thành nước mạnh về CNTT thì thị trường phần mềm cần phải mang lại những giá trị ở tầm cỡ lớn hơn cũng như thị trường này phải có được một ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển nền kinh tế.

Để có được điều này, đội ngũ CNTT không chỉ làm phần mềm một cách đơn giản mà phải thực sự hiểu biết cả về nghiệp vụ của lĩnh vực được ứng dụng, biến những lợi ích công nghệ thành những giá trị kinh doanh chính.

Thứ hai là thị trường xuất khẩu phần mềm. Đây là một thị trường tiềm năng cho Việt Nam nếu chúng ta thực sự biết tận dụng. Có thể nói cho đến nay, Ấn Độ, sau đó là Trung Quốc, nằm trong số những quốc gia chiếm thị phần lớn nhất trong phân đoạn này.

Vì thế, để cạnh tranh được với họ, đối với các chuyên gia CNTT của Việt Nam, ngoài việc cần nâng cao kiến thức CNTT nói chung, chúng ta còn cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh về mặt chuyên môn cũng như phải không ngừng tích lũy và gia tăng bề dày kinh nghiệm của mình.

Hiện nay, có thể nói tại Việt Nam, các hoạt động xuất khẩu các phần mềm mang tính chất như một giải pháp trọn gói là rất ít mà chúng ta chủ yếu cung cấp phần mềm theo phương thức outsourcing (gia công) nhưng cũng rất ít doanh nghiệp làm được điều này.

Nếu muốn Việt Nam có thể xuất khẩu các giải pháp phần mềm trọn gói trong các lĩnh vực ví dụ như ngân hàng hay viễn thông, thì trước tiên các giải pháp đó buộc phải có bề dày thử nghiệm thành công tại Việt Nam hoặc các nước trong khu vực trước, cũng như phải có sức cạnh tranh với các giải pháp tương tự trên thị trường.

Khi thực sự có được điều đó, Việt Nam có thể hướng tới các thị trường tiềm năng như các nước có trình độ phát triển gần như Việt Nam, các nước đang phát triển trong khu vực, hoặc các nước mới phát triển ở châu Mỹ Latin và châu Phi.

* Anh nhận định như thế nào về các xu hướng CNTT trong năm 2012?

- Năm 2012 sẽ là năm đặt ra nhiều thách thức lớn hơn với nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam, do khủng hoảng nợ công vẫn còn đang tiếp diễn tại những nền kinh tế “lõi” trong khu vực.

Trong bối cảnh biến động của thị trường tài chính hiện nay, các doanh nghiệp sẽ không chỉ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn để tái đầu tư mà còn phải đối mặt với tình trạng nhu cầu của người tiêu dùng sụt giảm, doanh nghiệp thiếu sức cạnh tranh.

Song song với những chính sách vĩ mô từ chính phủ Việt Nam trong việc duy trì chặt chẽ chính sách tiền tệ, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn, các doanh nghiệp vẫn phải chủ động “vượt bão” bằng cách thúc đẩy các hoạt động tự tái cấu trúc toàn diện, nghiên cứu những hình thức phát triển sản xuất, kinh doanh để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Việc giải mã bài toán về trên phụ thuộc vào chiến lược nâng cao sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường; chú ý đào tạo nguồn nhân lực, đón đầu được các xu hướng CNTT chủ đạo trong tương lai và đẩy nhanh đầu tư cho công nghệ.

Trong bối cảnh chi tiêu dành cho công nghệ thông tin sẽ được thắt chặt hơn, những doanh nghiệp biết sử dụng CNTT làm một công cụ đắc lực để tiết kiệm chi phí và đẩy mạnh năng suất sẽ có khả năng tạo sự khác biệt trên thị trường.

* Mấy năm gần đây, chương trình KidSmart của IBM đã thu hút được sự quan tâm của ngành giáo dục. Vậy nên, có vẻ như các anh đang có chiến lược “tấn công” vào thị trường giáo dục?

- Được làm quen với CNTT từ nhỏ sẽ giúp các em có những nhận thức mới, có hướng tư duy mới. Đó chính là việc giáo dục từ gốc. Ngoài KidSmart, IBM còn có các chương trình hỗ trợ giáo dục từ lứa tuổi mầm non đến sau đại học.

Hàng trăm trường học và hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên đang được hưởng lợi từ các chương trình này.

Ngoài ra, các năm gần đây IBM đều cử chuyên gia đến những đơn vị khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh và giúp đơn vị đó, cơ sở đó, vùng đó về khả năng làm kinh doanh (không chỉ về lĩnh vực CNTT mà là ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh), truyền đạt kinh nghiệm về khả năng phát triển.

Năm 2011, các nhân viên và lãnh đạo của IBM Việt Nam đã đóng góp hơn 5.000 giờ hoạt động tình nguyện trong nhiều dự án vì cộng đồng khác nhau tại Việt Nam, trong khuôn khổ chương trình Trách nhiệm Xã hội.

Ngoài các dự án tài trợ thường niên, trị giá hơn 15 tỉ đồng, IBM còn tài trợ gần 4 tỉ đồng cho 23 dự án tại 20 trường đại học, tổ chức phi lợi nhuận, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu trong nước, nhằm huy động tinh thần tình nguyện trong cộng đồng.

* Một ngày làm việc của ông tổng giám đốc như thế nào?

- Thực ra với một người làm CNTT thì khó có thể nói bắt đầu từ khi nào và kết thúc vào lúc nào. Bây giờ người ta ít nói về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống mà nói đến sự tích hợp giữa công việc và cuộc sống.

Trong tình cảnh toàn cầu hóa nhiều khi không có lựa chọn. Bản thân tôi, có những người làm việc với mình 4, 5 năm trời nhưng chưa bao giờ gặp mặt, hoặc họ ở tận nửa địa cầu bên kia. Do vậy, muốn được việc thì mỗi người lại phải chịu thiệt một chút.

Điều này dẫn đến chuyện công việc của một doanh nghiệp không dừng lại trong tám giờ hành chính nữa. Công việc được phân đoạn ra rất nhiều.

Tôi đọc được một câu chuyện ngụ ngôn ở đâu đó rằng: Có một đống cát, một đống sỏi, và một đống đá phải cho vào một cái bình. Có người đã đổ sỏi, cát và đá vào thì không thể được. Nhưng người khác đã làm lại bằng cách đổ đá vào trước, sau đó là sỏi và cát…

Như vậy, trong cuộc sống của mình có đá, có sỏi, có cát. Mình biết cách đặt cái gì vào trước, thì những thứ còn lại lách vào được hết. Có lẽ đó là phương châm để tôi sử dụng 24 tiếng trong ngày làm sao có thể đủ cho vừa làm việc, vừa nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.

* Đó là những chia sẻ thú vị về công việc, vậy cuộc sống ngoài công việc của anh thế nào?

- Thời gian rảnh rỗi, tôi cũng làm những công việc thường nhật như bao người như dạy con học, tập thể dục, đọc sách… Có thể nói đọc sách là thói quen của tôi từ hồi còn nhỏ.

Tôi tranh thủ đọc sách bất cứ khi nào có thể. Winning là tiêu đề một quyển sách mà tôi thường đọc lại khi có điều kiện. Tác giả của nó là Jack Welch (cựu CEO của Công ty GE). Quyển sách này nói về cách quản lý cũng như cách thức để làm sao xây dựng được một tập thể thành công.

* Nhìn tổng thể con đường đi của anh có vẻ trơn tru, nhưng thực tế, có khi nào anh cảm thấy rất mệt mỏi, thất vọng?

- Nơi tôi làm việc luôn có sức ép, dù ở bất cứ vị trí nào. Nhiều khi nó là sức ép nội tại vì mình muốn hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Cũng có những lúc tôi nản chí.

Nhưng chỉ ngay sáng hôm sau, tỉnh táo hơn lại nghĩ: Nếu mình bỏ cuộc thì mình lại thua một ai đó, hoặc thua đối thủ cạnh tranh của mình, hoặc cụ thể hơn là thua những khó khăn của mình, thua bản than vì vấn đề bản thân mình gặp phải…

Và thật không thể tin được là qua mỗi lần như vậy thì tôi lại càng cảm thấy khó khăn bớt đi rất nhiều ở những lần sau.

* Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện.

KIM ANH

Nguồn:  Doanh Nhân Sài Gòn
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Nữ doanh nhân Việt vào danh sách quyền lực nhất châu Á - 02/03/2012
Nữ doanh nhân Việt vào danh sách quyền lực nhất châu Á NEWS10561
Tạp chí uy tín Forbes vừa vinh danh bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Vinamilk vào danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Xem thêm
“Vua yến” xây “vựa yến” - 29/02/2012
“Vua yến” xây “vựa yến” NEWS10561
Ông Võ Thái Lâm, Tổng giám đốc Công ty Yến Việt, xuất thân từ ngành thể thao nhưng lại được biết đến khi xây dựng Yến Việt, thương hiệu đang trên đà chinh phục mức doanh thu 1.000 tỷ đồng. ...
Xem thêm
Nhà khoa học nguyên tử Mỹ từng đạp xích lô ở Việt Nam - 29/02/2012
Nhà khoa học nguyên tử Mỹ từng đạp xích lô ở Việt Nam NEWS10561
Trở thành tiến sĩ gốc Việt đầu tiên làm việc trong phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ), tiến sĩ Võ Tá Đức luôn nhắc về quãng đời đạp xích lô khi ông còn ở Việt Nam, như điều thần kỳ ...
Xem thêm
Phong “nấm” - 28/02/2012
Phong “nấm” NEWS10561
Từ người nông dân trình độ lớp 9 lại bị ốm đau, Lê Giang Phong ở xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã tìm tòi học cách trồng nấm linh chi để cứu mình và trở thành người đầu tiên ở ...
Xem thêm
Triệu phú chăn nuôi - 28/02/2012
Triệu phú chăn nuôi NEWS10561
Với dịch vụ xay xát, trồng lúa và chăn nuôi heo, mỗi năm chị Hồ Thị Hương (ở thôn 11, xã Hương Hòa, huyện Nam Đông, Thừa Thiên - Huế) có doanh thu gần 200 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn ...
Xem thêm
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 6: Mô hình làm giàu đơn giản - 27/02/2012
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 6: Mô hình làm giàu đơn giản NEWS10561
Chí thú làm ăn và không lùi bước trước thất bại, nhiều nông dân chân chất đã trở thành những chủ trang trại thu nhập bạc tỉ mỗi năm, là ân nhân của nhiều “công nhân nông nghiệp”.
Xem thêm
Làm đậu phụ, nuôi lợn, làm than... mà nên cơ ngơi - 27/02/2012
Làm đậu phụ, nuôi lợn, làm than... mà nên cơ ngơi NEWS10561
Đến đầu xã Quang Hưng, Kiến Xương (Thái Bình) hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi nhìn thấy là ngôi nhà 3 tầng khang trang của ông Nguyễn Văn Điển.
Xem thêm
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 5: Nhạy bén với thị trường - 26/02/2012
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 5: Nhạy bén với thị trường NEWS10561
Cái ngông của người nông dân đã giúp anh tạo dựng cơ ngơi hàng chục tỉ đồng chỉ sau vài năm.
Xem thêm
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 4: Đột phá với cam sành - 25/02/2012
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 4: Đột phá với cam sành NEWS10561
Trong khi nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đang loay hoay với bài toán “chặt - trồng, trồng - chặt” thì ông Huỳnh Văn Sang (Hai Sang, 48 tuổi, ngụ xã Tam Ngãi, H.Cầu Kè, Trà Vinh) lại trở thành tỉ ...
Xem thêm
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 3: Làm giàu từ 10 cây mít - 24/02/2012
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 3: Làm giàu từ 10 cây mít NEWS10561
Đã có nhiều nông dân ở ĐBSCL làm giàu nhờ trồng sầu riêng, thanh long, xoài cát, bưởi… nhưng “Vua mít” thì ở Cai Lậy (Tiền Giang).
Xem thêm
Chàng tổng giám đốc 8X và khát vọng tỷ đô - 24/02/2012
Chàng tổng giám đốc 8X và khát vọng tỷ đô NEWS10561
Từ bài học ngủ quên trên chiến thắng, 'chú bé cầm kim cương' Nguyễn Minh Quý, Chủ tịch kiêm Tổng GĐ Cty Nova Ads, đang là hình mẫu cho nhiều bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh.
Xem thêm
Gom lá tre xuất khẩu thu 2 tỷ mỗi năm - 24/02/2012
Gom lá tre xuất khẩu thu 2 tỷ mỗi năm NEWS10561
Từ việc thu mua và bán lá bương - một loại cây họ tre - mét, chị Đặng Thị Triệu, một nông dân ở xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã trở thành một tỉ phú.
Xem thêm
Một lan bằng mười lúa - 23/02/2012
Một lan bằng mười lúa NEWS10561
Với 4 công đất trồng lúa và 3ha trồng sen lấy ngó, gia đình ông Nguyễn Văn Phụ (xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM) có thu nhập ổn định.
Xem thêm
“Kinh doanh là danh dự” - 23/02/2012
“Kinh doanh là danh dự” NEWS10561
Năm 1998, một tập đoàn đa quốc gia đã đề nghị ông Lương Vạn Vinh bán lại thương hiệu nước rửa chén Mỹ Hảo với giá 10 triệu USD, nhưng ông không đồng ý. Nhiều người cho rằng ông đã bỏ qua ...
Xem thêm
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 2: Thu bộn tiền từ cây khóm - 23/02/2012
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 2: Thu bộn tiền từ cây khóm NEWS10561
Làm giàu bằng nghề nông là chuyện không dễ dàng, làm giàu trên vùng đất khô cằn, hoang hóa của vùng Đồng Tháp Mười lại càng khó hơn. Vậy mà ông Ngô Văn Biền (ấp Tân Hòa, xã Tân Lập 2, ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » Càng làm nhiều vị trí, càng có nhiều cơ hội phát triển
Đang xem » Càng làm nhiều vị trí, càng có nhiều cơ hội phát triển