|
Trợ giúp |
|
|
|
|
Doanh nhân Nguyễn Thúy Liễu : Kinh doanh vì vẻ đẹp Việt |
Ngày: 15/09/2012 |
|
Trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn và một thị trường đang giảm mạnh sức mua, người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng chi tiêu, thậm chí “quay lưng” với một số mặt hàng cao cấp, thì vẫn có một doanh nhân chuyên kinh doanh mỹ phẩm tóc cao cấp âm thầm dành thời gian cho cộng đồng DN, cho những người xung quanh. Đó là doanh nhân Nguyễn Thủy Liễu, TGĐ Cty TNHH Nam Dao.
|
Mục tiêu của chị Liễu là mở rộng địa hạt kinh doanh các sản phẩm dành cho làm đẹp với ba yếu tố: sản phẩm, con người và đẳng cấp ! |
|
|
Ở cái thời mà bất kỳ ai được đi du học nước ngoài đều được xem là một thành công tột bậc, thì với chị Nguyễn Thủy Liễu, việc du học ở Đức lại là chuyện hiển nhiên. Chị may mắn sinh ra trong một gia đình mà thân sinh là một người nổi tiếng trong giới khoa học kỹ thuật quân sự - đại tá Nguyễn Ánh Xén, một trong những phó tiến sĩ về tên lửa của VN. Ba chị không chỉ giỏi giang về kỹ thuật quân sự mà còn rất am tường và thường xuyên cập nhật tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Với tầm nhìn rộng mở của nhà khoa học đã có khoảng thời gian 10 năm du học tại Liên Xô, chính ông đã ủng hộ, khuyến khích cô con gái rượu duy nhất tự đứng bằng đôi chân của mình, đi theo con đường mình đã chọn, “miễn là con yêu thích”. Ngoài sự ủng hộ của ba, chị còn được sự hỗ trợ của mẹ, một bác sĩ chuyên khoa da liễu, một mẫu phụ nữ điển hình của người phụ nữ VN đã chăm chỉ nuôi con, chờ chồng trong nhiều năm ở đất khách quê người miền Nam, chấp nhận chọn miền đất khác làm quê hương chỉ vì nơi đó có gia đình bên nội.
Có điểm tựa vững chắc là mẹ và ba, đang du học ở Đức chuyên ngành thiết kế mỹ thuật, chị Liễu đã nghĩ đến chuyện về lại VN, “làm cái gì đó cho người VN, để người Việt mình không bị thua kém với bất kỳ đất nước nào khác”. Với ý nghĩ đó, chị rời Đức năm 1992. Hành trang mang về là một hợp đồng nhỏ ký ới Oral B – nhãn hàng bàn chải đánh răng nhập ngoại được quảng bá chuyên nghiệp đầu tiên tại VN, và một slogan nổi tiếng được nhiều người thuộc nằm lòng thuở còn tivi đen trắng: Oral B được các nha sĩ khuyên dùng !
Năm đó, Nguyễn Thủy Liễu 24 tuổi.
Ghi dấu ấn kinh doanh nơi Nam Đảo
Ngay từ những ngày khởi nghiệp, có lẽ sự quyết liệt để thực hiện chí lớn của một người con vốn thừa hưởng nhiều đức tính mạnh mẽ có phần “nam tính” của ba đã khiến chị đưa ra quyết định lớn đầu tiên trong đời: Bán căn nhà được ba mẹ cho làm của hồi môn, lấy vốn dắt lưng.
Chị Liễu kể, số tiền mặt 200.000 USD thời đó không nhiều, nhưng cũng không nhỏ đối với nhiều người. Vấn đề là vào lúc đó, chị đã trù tính sẽ thực hiện bằng được mong muốn nhập các sản phẩm chất lượng cao xuất xứ ở các quốc gia phát triển về cung ứng cho thị trường VN vốn đang còn rất khan hiếm hàng hóa. Mà để nhập được hàng ngoại, thì không thể nói “suông”, phải ký quỹ, có tiền trả trước. Thành ra đồng vốn của chị lại khá nhỏ.
Một năm đầu thử nghiệm cùng Oral B với vốn liếng khiêm tốn, chị Liễu đã làm được điều vượt ngoài mong muốn: Nhà sản xuất Oral B, thông qua Nam Đảo, đã nhận thấy VN là một thị trường tiềm năng. Họ lên kế hoạch đặt nhà máy sản xuất trực tiếp tại VN. Thế là chị nhường lại mảnh đất đầu tiên mình khai phá.
Nhưng chị vẫn chưa từ bỏ ý định kinh doanh những mặt hàng có ý nghĩa đối với vẻ đẹp, với “cái gốc” của con người VN. Hết cung ứng hàng dành cho răng, chị chuyển qua mặt hàng dành cho… tóc. Dĩ nhiên, Wella - thương hiệu đã có mặt cả trăm năm tại Đức và là một trong những nhãn hiệu hàng đầu của toàn thế giới, được chị nhắm đến. Nam Đảo lập tức nhập hàng Wella và thiết lập mạng lưới phân phối, hệ thống bán hàng từ những khách hàng “xa xỉ” đầu tiên - một vài người trong số hàng triệu người đang quen sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm còn lại của một thời bao cấp.
Ngoài công việc kinh doanh, Cty Nam Dao đã phối hợp với nhiều nghệ sĩ cùng làm từ thiện
(ảnh : Trao quà tại làng trẻ em Đồng Nai)
Đã chấp nhận tiên phong thì không hề ngại khó. Chị Liễu nhớ “đinh ninh” hình ảnh các chị em rất chuộng sản phẩm nhuộm tóc một gói khoảng chừng 3 ngàn đồng của Trung Quốc, và cân lên đặt xuống để rồi không dám mua một tuyp Wella thuốc nhuộm có giá khoảng 40 ngàn đồng, được cho là quá đắt so với khả năng chi tiêu của người Việt bấy giờ. Chị không bao giờ quên những ngày đi bán được một tuyp Wella là vô cùng cực khổ. Khách hàng nhận mua đã may, rồi thu tiền từng đồng lẻ về cũng bị khách hàng chia thời gian trả tiền làm 2 - 3 đợt. Nhưng chị không hề nản. Chị vẫn tin vào tiềm năng của thị trường VN, vào nhu cầu làm đẹp và khiếu thẩm mỹ của hàng triệu người VN. Quan trọng hơn, chị có một niềm tin vững vàng vào nền kinh tế VN khi bắt đầu mở cửa sẽ khá hơn và đời sống con người sẽ có những đổi thay. Đó luôn là niềm tin để chị đạt đến thành công: Đặt một dấu ấn tại miền đất xứ Nam - “Hòn ngọc Viễn Đông” qua cái tên Nam Đảo.
Âm thầm nối những nhịp cầu hợp tác DN
Đằng sau các tín hiệu mang danh quảng bá, là một sự hậu thuẫn cho những chương trình tôn vinh các hoạt động văn hóa, có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng.
|
Vậy tại sao ngày nay, Cty của chị lại có tên Nam Dao ? Chị Liễu cười : Thành thực, mình cũng không quá mức cầu toàn. Nếu có, chỉ là sự cầu toàn trong kinh doanh, trong cung ứng sản phẩm chất lượng, giữ uy tín với khách hàng để không làm sai mục tiêu ban đầu là dù kinh doanh gì, vẫn phải góp phần làm đẹp cho cái đẹp của con người VN; còn cái tên DN thì một khi đã thành danh, gọi như thế nào cũng không quan trọng. Bạn bè thấy Nam Đảo đọc hơi khó, thì gọi thành Nam Dao, nhưng khi viết tiếng Anh thì vẫn là South Island ! Đọc Nam Dao nghe cũng mềm mại hơn. Đôi khi, mọi người vẫn thích chút gì đó nữ tính, mềm mại, cứ gai góc quyết liệt như mình… đâm khổ !
Dĩ nhiên, một nữ doanh nhân thành đạt cũng có nỗi khổ riêng. Là CEO, chị Liễu cũng còn là mẹ của hai đứa con nhỏ. Suốt ngày đi Nam về Bắc, sang Đông qua Tây lo chuyện kinh doanh, nhiều khi nhớ con không chịu nổi. Chị kể, có những chuyến cùng các DN đi xúc tiến thương mại, đôi khi chị xong việc trước, muốn về sớm hơn cũng không được. Thông thạo tiếng Anh, thông thạo văn hóa của các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, được bạn bè doanh nhân quốc tế gọi bằng cái tên thân thuộc là “Jessica Liễu”, lắm lúc chị trở thành địa chỉ để bạn bè trong nước nhờ cậy làm phiên dịch, hướng dẫn, “đỡ” hộ cho trong những tình huống cần xử lý. Thế là nhớ con, cũng đành gửi qua… Skype, qua điện thoại. May là chị còn có một người chồng chịu thương chịu khó, hiểu và thông cảm cho công việc kinh doanh của vợ, nên đã tận tình dạy dỗ, chăm lo cho con cái khi vợ vắng nhà. Bù lại, bất cứ khi nào rảnh rỗi, chị lại về lo cơm nước cho chồng con, cùng gia đình đi tham dự các bữa tiệc văn hóa mà Nam Dao tài trợ, để chị vừa được đỡ nhớ chồng nhớ con và các con cũng được quen dần với mọi không gian văn hóa.
Trong những năm gần đây, cái tên Nam Dao được giới showbiz nhắc đến nhiều hơn. Nam Dao không còn khuôn hẹp trong cộng đồng những chị em ưa chuộng làm đẹp, quen thuộc với các sản phẩm làm đẹp cho tóc của Nam Dao như Wella, Clairol, SP hay trong thế giới salon, beauty, các chuỗi cửa hàng cung ứng hóa mỹ phẩm, siêu thị… mà còn nổi tiếng trong thế giới của các doanh nhân và các nghệ sĩ luôn có cái tâm hướng đến cộng đồng. Nam Dao đã đồng hành cùng các chương trình Vietnam Next Top Model, Hoa khôi Thể thao, các chương trình Tôn vinh DN… nhiều năm qua. Nhiều người vẫn cho đó là một cách quảng bá rất hữu hiệu hình ảnh của DN, riêng với chị Liễu, chị quan tâm sâu xa hơn, đằng sau các tín hiệu mang danh quảng bá, là một sự hậu thuẫn cho những chương trình tôn vinh các hoạt động văn hóa, có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng. Vì hơn ai hết, chị hiểu rõ Nam Dao đang ở đâu trên thị trường nội địa, cũng như những điều mà Nam Dao cần làm và hướng đến trong tương lai.
Một tin vui mà chị Nguyễn Thủy Liễu “bật mí” riêng cho DĐDN, là tới đây, chị đang có một chương trình kết nối các tổ chức quốc tế, hỗ trợ cho doanh nhân VN về vốn kinh doanh. “Điều mà DN Việt lo nhất, đau khổ nhất thời gian qua chính là vốn kinh doanh. Do đó, chị Liễu đã âm thầm làm mọi cách để thông tin của chương trình này có thể kết nối đến với DN Việt. Tuy chưa thể nói được nhiều hơn nhưng tin rằng, đây sẽ là một chương trình rất có lợi cho DN, vì có thể DN sẽ được vay vốn với lãi suất bằng 0, hạn mức lớn trong thời gian 5 năm. Tất nhiên sẽ chỉ có một số ngành nghề được khuyến khích, ưu đãi nhưng Liễu tin rằng mỗi một sự vận động, hỗ trợ, mỗi một sự chung tay đều rất có ý nghĩa sẻ chia với cộng đồng DN VN lúc này !”.
Đó quả thật là cái tâm của một người luôn đặt kỳ vọng vào ngày mai sáng hơn của kinh tế VN để DN Việt tiếp tục khẳng định mình, tiếp tục ghi dấu ấn mới cho nền kinh tế Việt.
Lê Mỹ
|
|
|
|
|
|
|
|
Ở độ tuổi 50- 60, sau khi học nghề nuôi thỏ xuất khẩu, nhiều nông dân mới bắt đầu khởi nghiệp làm giàu. Đó là chuyện của 40 học viên ở xã Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang). |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Tham gia Ban Giám khảo của cuộc thi Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can, ông Nguyễn Trọng Quân khuyên các thí sinh: “Nguyên tắc để kinh doanh thành công là phải đi từng bước, khi việc này ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Ông bà chủ của cửa hàng sách tư nhân nổi tiếng nhất Hà Nội - người khởi sự cho nghề kinh doanh sách ở phố sách Đinh Lễ. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Có những lúc tưởng chừng đang đi bên bờ vực thẳm, vậy mà cựu chiến binh Nguyễn Trung Thành đã vượt qua. Giờ đây anh là ông chủ của một trang trại rộng gần 6 mẫu với thu nhập gần 500 triệu |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
8 năm ở vai trò điều hành DN có thể chưa đủ dài để xếp Phạm Việt Khoa vào lớp doanh nhân tiêu biểu của VN, nhưng nếu nhìn những gì CTCP Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON đạt được, ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Là người có diện tích trồng mướp lớn nhất xóm 2, thôn Phú Hưng, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, Bình Định, mỗi tháng anh Nguyễn Triều Hải có thu nhập cả chục triệu đồng. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Đến cà phê tầng thượng của một khu nhà cổ ngay trung tâm Sài Gòn, để gặp ông chủ của boutique đồng hồ đa nhãn hiệu và chuỗi cửa hàng đồng hồ Cititime - một trong hiếm hoi các boutique đồng ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Vượt lên nỗi đau tật nguyền do tai nạn bom mìn sau chiến tranh, cậu bé ấy gắng học để rồi trở thành thầy giáo, họa sĩ tiếng tăm trong vùng. Nhờ tài ấy mà gia đình không những thoát được ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Là một xã ven đê sở hữu nhiều diện tích đất phù sa màu mỡ, xã Định Liên (huyện Yên Định, Thanh Hóa), đang ngày càng giàu lên nhờ người dân có nghề trồng dâu, nuôi tằm. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
LTS: Mỗi người trong số họ chọn cho mình một cách làm giàu riêng, nhưng tất cả đều giống nhau về sự năng động, sáng tạo, dù có thất bại vẫn không từ bỏ ước mơ của mình... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Trương Văn Trị - chàng trai sinh năm 1980, nhà nghèo không cục đất chọi chim đã trở thành tỷ phú nhờ vốn kiến thức từ nghề được học và tự nghiên cứu ở một vùng quê ven biển Thái Bình. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Đời sống công nhân bấp bênh, anh Nguyễn Ngọc Thơ đã viết đơn xin thôi việc để về quê khởi nghiệp với nghề nuôi chim bồ câu. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Đó là công ty của anh Phạm Quốc Bảo ở xã Hoài Xuân, H.Hoài Nhơn, Bình Định. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Ở ấp Thuận Hòa (xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, Long An), 2 anh em Thuận và Hòa khá nổi tiếng. Không chỉ cao to nhất làng, anh em họ còn là những trí thức trẻ khoái nghiệp nông dân... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Quyết tâm làm giàu như quyết tâm vào trận đánh là tâm sự của ông Nguyễn Đức Thắng - cựu chiến binh ở thị trấn Chư Sê (Gia Lai). |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|