BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

Làm giàu từ công nghệ Nhật và trái hồng Đà Lạt

  Ngày: 14/12/2014
Đầu ra bế tắc, lợi nhuận kiếm được không đáng kể, thậm chí lỗ khiến ông Trần Phú Lộc (Đà Lạt) quyết định sang Nhật học cách sấy khô trái hồng, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị cho loại nông sản này.


Làm giàu từ công nghệ Nhật và trái hồng Đà Lạt
Hồng sấy khô theo công nghệ Nhật Bản tại gia đình ông Trần Phú Lộc. Ảnh: Quốc Dũng.

Vốn là một cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt nhưng khi về hưu, ông Trần Phú Lộc (Đà Lạt) vẫn luôn hứng khởi với công việc. Thay vì nghỉ ngơi, du lịch... ông lại ngày đêm chăm sóc vườn hồng của gia đình dưới một thung lũng cạnh cửa ngõ thành phố.

"Công sức bỏ ra nhiều nhưng đến khi thu hoạch, hồng bán rẻ như cho, doanh thu bán ra không bù đắp được chi phí, trong khi trái cây này là đặc sản nổi tiếng của Đà Lạt. Chứng kiến cảnh tượng này nhiều năm khiến tôi đau xót vô cùng", ông Lộc bộc bạch.

Cũng chính từ những nỗi niềm ấy, ông nhớ lại kỷ niệm khi đi công tác tại Nhật, chứng kiến nông dân nước bạn có thêm lợi nhuận bằng cách sấy khô quả hồng và xuất khẩu.

"Mình cũng là người giống họ tại sao họ làm được mà mình lại không thử. Trong khi đó, đâu phải một mình tôi chịu thiệt mà người trồng ở Đà Lạt cũng chung hoàn cảnh. Nghĩ đến đấy, tôi quyết định quay trở lại nước Nhật để học bằng được cách sấy khô quả hồng của họ", ông Lộc chia sẻ.

Với quyết tâm đổi mới và thoát khỏi khó khăn, đầu năm 2014, ông Lộc quyết định chi một khoản tiền để qua Nhật học cách sấy hồng. Để thuận tiện cho việc tiếp cận, ông nhờ một người phiên dịch đi cùng. Tới Nhật, sau khi trình bày ý định học cách sấy hồng, ông được đối tác đón tiếp chu đáo và được hóa thân thành nông dân cùng ăn, ở, làm việc. Hằng ngày ông quan sát và ghi chép tỉ mỉ các công đoạn vào một cuốn sổ nhỏ.

Cũng từ việc thâm nhập thực tế này, ông phát hiện, cách chăm sóc cây hồng ở Nhật hoàn toàn khác với nông dân Đà Lạt. Nếu ở Việt Nam trồng hồng là chăm sóc thân cây sao cho càng cao to càng tốt vì họ tin rằng sẽ đạt năng suất cao. Ngược lại, tại Nhật họ không khuyến khích cho cây hồng phát triển chiều cao, tất cả ngọn đều được chặt bỏ để cây tập trung phát triển tán, vươn rộng bằng bề ngang. Người Nhật cho rằng, làm như vậy cây hồng sẽ hấp thụ được nhiều ánh  sáng mặt trời, nhiều tán sẽ cho quả nhiều và sản lượng trên từng cây cũng sẽ cao hơn.

Nhờ thế, khi thu hoạch người Nhật gặp rất nhiều thuận lợi, họ chỉ cần đứng với tầm tay là hái được quả, không phải như người Đà Lạt dùng sào tre đan thêm một cái rọ ở phần chuôi để khều. Cách thu hoạch này khiến tỷ lệ hồng hư hao rất cao vì chúng có thể bị dập do rơi từ trên cao xuống, hoặc bị những rọ tre đâm thẳng vào quả.

Riêng với công đoạn sấy khô, thực ra nhà vườn Đà Lạt cũng đã thực hiện từ hơn 30 năm trước nhưng họ chỉ làm thủ công, nhỏ lẻ, nếu có áp dụng công nghệ cũ cũng khiến chất lượng hồng sấy không đồng đều, thậm chí nếu khâu điều chỉnh lò than để sấy hồng không đều lửa sẽ khiến sản phẩm có màu hơi đen và không bắt mắt. Trong khi đó, hồng sấy Nhật được lựa chọn nghiêm ngặt và sử dụng công nghệ khép kín nên chất lượng sản phẩm đồng đều. 

hong-2-9617-1418442081.jpg

Ông Lộc miệt mài với công việc sấy hồng. Ảnh: Quốc Dũng. 

Sau khi hiểu rõ công đoạn chế biến và sản xuất, ông Lộc trở về Đà Lạt và mạnh dạn làm thử. Ông dựng trong vườn nhà mình một nhà sấy hồng bằng nilon tương tự như nhà kính trồng hoa ở Đà Lạt, các thiết bị máy móc cũng được trang bị cùng lúc. Ông bắt đầu tuyển lựa những quả to, căng mọng, chín vàng, được hái cả cuống, sau đó đem về rửa sạch, đưa vào máy bóc lớp vỏ ngoài.

Tiếp đó, những trái hồng này được treo lên sợi dây dù nhỏ, xếp thành từng hàng đưa ra sấy bằng ánh nắng mặt trời qua lớp không khí trong nhà kính và lưới làm mát. Đặc biệt, nhà sấy luôn luôn bật quạt để giữ nhiệt độ nóng vừa phải giúp trái hồng khô theo hơi gió, ngoài ra, những chiếc quạt còn có tác dụng xua đuổi côn trùng. Cách sấy này còn đòi hỏi người làm phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ để có điều chỉnh cho phù hợp. Trái hồng được sấy bằng không khí liên tục thế này trong hơn 3 tuần thì thành phẩm, mẻ sấy đầu tiên của ông Lộc đã ra lò và cho kết quả tốt.

Theo ông, trái hồng sấy theo công nghệ Nhật Bản giữ được lượng đường trong quả cao hơn, độ ngọt đậm đà, hương thơm tự nhiên, đặc biệt mềm và dẻo, đó là những lợi thế hơn hẳn so với cách sấy truyền thống của người Đà Lạt. Hiện ông Trần Phú Lộc đã tiến hành chào hàng ra thị trường, mức giá ông đưa ra từ 300.000- 350.000 một kg bước đầu đã có những khách hàng chấp nhận.

Để mở rộng đầu tư, ông Lộc đang có kế hoạch liên kết với bà con nông dân để chuyển giao công nghệ trồng, chăm sóc. "Hy vọng trong tương lai trái hồng Đà Lạt sẽ bớt lao đao mỗi khi vào vụ và sản phẩm hồng sấy khô này sẽ sớm được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận", ông Lộc kỳ vọng.

Quốc Dũng


Nguồn:  VnExpress
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Bà chủ cơm kẹp chia sẻ bí quyết thành công - 12/12/2014
Bà chủ cơm kẹp chia sẻ bí quyết thành công NEWS20804
Từ bỏ công việc thu nhập cao, Tôn Nữ Xuân Quyên - một du học sinh Mỹ đã dám đối mặt với thử thách, thất bại, để xây dựng mô hình cơm ăn liền ở quê nhà.
Xem thêm
Tỷ phú cây giống đất miền Tây - 12/12/2014
Tỷ phú cây giống đất miền Tây NEWS20804
Từ một thanh niên nghèo khó, nhưng với niềm đam mê cây giống, anh Lê Ngọc Khương (ở ấp Đông Bình, xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đã vươn lên làm giàu, hàng năm cung cấp ...
Xem thêm
Cựu tù quyết trả nợ quê hương bằng mô hình trang trại tổng hợp tiền tỷ - 11/12/2014
Cựu tù quyết trả nợ quê hương bằng mô hình trang trại tổng hợp tiền tỷ NEWS20804
Từng là kỹ sư công nghệ thông tin, đang thăng tiến tốt trong công việc thì Nguyễn Thanh Tuấn phạm sai lầm, phải ăn “cơm cân” trong tù. Ngày được trả tự do, nơi đầu tiên anh nghĩ đến là quê ...
Xem thêm
Cha đẻ Flappy Bird vào danh sách triệu phú làm giàu từ số 0 - 11/12/2014
Cha đẻ Flappy Bird vào danh sách triệu phú làm giàu từ số 0 NEWS20804
Dù trò chơi Flappy Bird đã bị gỡ khỏi kho ứng dụng App Stores từ lâu, tên tuổi người khai sinh ra nó - Nguyễn Hà Đông vẫn chưa bao giờ nguội.
Xem thêm
Chuyện “bà Hồng VietGAP” và "vườn rau 4 tấn" - 10/12/2014
Chuyện “bà Hồng VietGAP” và "vườn rau 4 tấn" NEWS20804
Mái tóc đốm bạc, cũng đã bước qua phía bên kia dốc của đời người, ấy thế mà bà Lê Thị Hồng vẫn được nhiều người dân ở ấp 4 xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP.HCM biết đến vì sản xuất giỏi.
Xem thêm
‘Robinson’ miền Tây làm giàu từ đầm hoang - 09/12/2014
‘Robinson’ miền Tây làm giàu từ đầm hoang NEWS20804
Tiên phong khai khẩn, làm kinh tế giỏi nhất khu đầm Thị Tường (Cà Mau), ông Hai Hùng được cư dân tại đây ưu ái gọi bằng cái tên “Robinson” giữa đầm hoang.
Xem thêm
Tài xế xe tải thu nhập gần tỷ đồng nhờ chăn nuôi tổng hợp - 07/12/2014
Tài xế xe tải thu nhập gần tỷ đồng nhờ chăn nuôi tổng hợp NEWS20804
Từ một tài xế lái xe chở keo thuê cho các nhà máy chế biến dăm gỗ, anh Tình mạnh dạn thuê đất chuyển sang mở trang trại chăn nuôi bò, heo và nhím thu hoạch hơn 700 triệu đồng mỗi năm.
Xem thêm
Đổi đời từ nuôi chó Phú Quốc - 06/12/2014
Đổi đời từ nuôi chó Phú Quốc NEWS20804
Anh Tưởng Văn Quý (28 tuổi), chủ cơ sở nuôi và bảo tồn giống chó quý hiếm Hoàng Hà, ở P.Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM mỗi năm thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng từ nuôi chó.
Xem thêm
Trồng rau ngót thu 300 triệu đồng/năm - 04/12/2014
Trồng rau ngót thu 300 triệu đồng/năm NEWS20804
Nông dân Nguyễn Xuân Thủy (SN 1981) quê ở xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ, Hà Nội mỗi năm thu tới 300 triệu đồng từ rau ngót, chưa kể nguồn thu từ các loại rau và cây ăn quả khác.
Xem thêm
Bộ đội phục viên trở thành triệu phú cam sành đất Ngọc - 28/11/2014
Bộ đội phục viên trở thành triệu phú cam sành đất Ngọc NEWS20804
Với bản tính cần cù, chăm chỉ, anh Tạ Quang Bảo, ở thôn 6, xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên, Yên Bái đã biến những mảnh đồi đầy lau, sậy thành những đồi cam sành cho thu nhập hàng trăm triệu ...
Xem thêm
Trồng nấm linh chi không khó, thu cả trăm triệu đồng - 26/11/2014
Trồng nấm linh chi không khó, thu cả trăm triệu đồng NEWS20804
Ông Huỳnh Công Phượng (SN 1962, ở thôn Tú Cẩm, xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất trồng nấm linh chi và đã thu về 120 triệu đồng/năm.
Xem thêm
Lão nông miền Tây kiếm tiền tỷ nhờ nuôi cá nước ngọt ở cửa biển - 26/11/2014
Lão nông miền Tây kiếm tiền tỷ nhờ nuôi cá nước ngọt ở cửa biển NEWS20804
Bằng đôi tay cần mẫn và nghị lực của mình, ông Hai Ánh đã biến vùng đất hoang, nhiễm phèn mặn ở ngã ba sông Hố Gùi thành những ao cá, vuông tôm trị giá bạc tỷ.
Xem thêm
Gà rừng, chim trĩ - làm chơi ăn thật - 24/11/2014
Gà rừng, chim trĩ - làm chơi ăn thật NEWS20804
Nhiều nhà hàng, quán ăn đã thu hút thực khách với món gà rừng, chim trĩ. Cứ ngỡ chúng được bắt từ rừng về, nhưng thật ra chúng đều được nuôi từ những nhà vườn.
Xem thêm
Lên núi trồng rừng, nuôi bò mà thành triệu phú - 23/11/2014
Lên núi trồng rừng, nuôi bò mà thành triệu phú NEWS20804
Từ cuộc sống cực khổ, ăn bữa nay lo bữa mai, nhưng nhờ trồng rừng, nuôi bò, anh Hoàng Văn Tánh đã thoát nghèo trở thành triệu phú vùng gò đồi thôn Trung Long (xã Triệu Ái, huyện Triệu ...
Xem thêm
Từ tha phương cầu thực tới ông chủ “lò“ngọc trai Phú Quốc - 19/11/2014
Từ tha phương cầu thực tới ông chủ “lò“ngọc trai Phú Quốc NEWS20804
Bỏ lặn biển săn bắt cá - một trong những nghề nguy hiểm bậc nhất - anh Hồ Phi Thủy đã trở thành ông chủ "lò"ngọc trai ở Phú Quốc, Kiên Giang, với số tài sản hàng chục tỷ đồng.
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » Làm giàu từ công nghệ Nhật và trái hồng Đà Lạt
Đang xem » Làm giàu từ công nghệ Nhật và trái hồng Đà Lạt