BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

Nghiệp kinh doanh lận đận của chồng ca sĩ Trang Nhung

  Ngày: 06/06/2014
Khởi nghiệp từ việc cho thuê chiếu, bán nước chè ở ga tàu, từng trải qua tù tội... nhưng ông Ngô Nhật Phương đã vượt qua nhiều thử thách để gây dựng khối tài sản cả nghìn tỷ đồng.


Nghiệp kinh doanh lận đận của chồng ca sĩ Trang Nhung
Doanh nhân Ngô Nhật Phương bên vợ và 4 con. Ảnh: NP.

Khác với người vợ nổi tiếng trong giới nghệ sĩ, ông Phương là một người khá kín tiếng. Trong ngôi nhà sang trọng trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình (TP HCM) được đồn thổi trị giá lên tới 100 tỷ đồng, ông Phương nhìn giản dị với bộ quần áo không cầu kỳ. Người đàn ông này chia sẻ thẳng thắn về cuộc sống và nghiệp kinh doanh đầy thăng trầm của mình.

Xuất thân từ một gia đình nghèo, đông anh em và là anh cả ở vùng quê Bắc Ninh, ông Ngô Nhật Phương vào ngành công an theo ý nguyện của gia đình. Tuy nhiên, sự thôi thúc thử thách mình đã khiến ông quyết tâm bỏ công việc ổn định để đến với niềm đam mê kinh doanh.

Cái duyên đưa đẩy ông dấn thân vào kinh doanh rất đặc biệt, bắt đầu từ việc cho thuê chiếu, bán nước chè, đến bán cuống vé tàu… 

Ông kể, có lần ngồi chờ tàu ở Ga Bình Triệu (TP HCM) cả đêm, vì mệt mỏi ông đành phải mua manh chiếu trải nằm. Thấy nhiều người xung quanh cùng cảnh ngộ nên ông cho ngồi nhờ. Từ việc làm đơn giản này, ông bỗng nảy ra ý tưởng cho thuê chiếu, bán nước chè kiêm kể chuyện phim chưởng hằng đêm tại Ga Bình Triệu.

Kinh doanh dịch vụ này được hơn một năm, dành dụm được một chút tiền ông tiếp tục mua 3-4 xe đẩy bánh mì, xe cơm, xe hủ tiếu, rồi thuê người bán. Ông tâm sự: “Làm công việc này người ta phải bỏ đi cái máu sĩ diện, không kể sang hèn thì mới làm được”. Tuy nhiên, lợi nhuận kiếm được cũng không đáng là bao nên ông chuyển sang kinh doanh thuốc lá.

Ông Phương cho hay, lúc đó ông và Công ty AIT Hong Kong kết hợp với Công ty Dịch vụ thương mại hàng không sân bay quốc tế Nội Bài, cùng Ban đặc nhiệm Trung ương tiến hành thu mua thuốc lá ngoại nhập lậu bị bắt để tái xuất.

“Kinh doanh không được bao lâu thì tôi bị các cơ quan chức năng điều tra về vụ tái xuất thuốc lá, gần 10 người trong đó có tôi phải vào tù. Riêng tôi sau đó bị toà tuyên án tổng cộng 20 năm về tội danh buôn bán hàng cấm (thuốc lá). May mắn sau đó những đồng nghiệp cũ, chuyên gia tại các đơn vị nghiệp vụ đã từng làm việc chia sẻ, tạo điều kiện để cho tôi lập công và chỉ sau 3 năm tôi được Chủ tịch nước ký lệnh ân xá”, ông kể.

Sau khi ra tù, cảm thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam chưa phù hợp với một người vừa trải qua tù tội, ông Phương quyết định sang Campuchia kinh doanh vào năm 1986. Ban đầu, ông thuê một căn nhà 3 tầng để làm nhà hộ sinh, mời một số bác sĩ quân đội về làm. Thời bấy giờ, họ là bộ đội phục viên nên cũng không quá câu nệ về vấn đề tiền bạc. Sau 7 tháng kinh doanh, ông kiếm được 60.000 USD. Sang tháng thứ 8, Campuchia được các tổ chức của Liên Hợp Quốc viện trợ, các hệ thống y tế nơi đây được cải tiến, vì vậy hoạt động kinh doanh của nhà hộ sinh khó hơn, ông đã quyết định sang nhượng cho người khác.

Với số tiền kiếm được từ kinh doanh nhà hộ sinh, ông bắt đầu mở cửa hàng miễn thuế đầu tiên tại Cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Cửa khẩu Vĩnh Xương (An Giang) với hàng trăm mặt hàng từ thuốc lá, rượu, bia cho tới các sản phẩm tiêu dùng. Thời kỳ này, lợi nhuận từ cửa hàng miễn thuế rất cao. Thấy công việc thuận lợi, ông tiếp tục dùng số tiền kiếm được mở thêm nhiều hệ thống khác và đến nay nắm trong tay hơn 23 cửa hàng miễn thuế và các kho ngoại quan dọc biên giới Lào, Capuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar. Ông nói: “Bây giờ việc kinh doanh loại hình này đã bắt đầu khó khăn vì có quá nhiều doanh nghiệp làm như tôi, lợi nhuận cả năm không bằng một tháng của những năm trước đó”.

Mặc dù khó khăn vẫn đầy rẫy, kinh doanh cửa hàng miễn thuế không còn thuận lợi như trước, không dừng lại ở đây, với số vốn dành dụm được ông Phương tiếp tục nghĩ đến con đường làm nông nghiệp. Sau khi được chính quyền Campuchia và Lào cấp đất rừng, khai thác gỗ để chuyển đổi sang trồng cao su, ông tuyển những người ở miền quê nghèo khó và các tù nhân đã mãn hạn đến làm việc. Số đất rừng đã khai thác, ông chuyển sang trồng hồ tiêu, cao su, con giống thuốc lá và thuốc lá. Hiện ông có 8.700 ha cao su, hồ tiêu, mía, nguyên liệu thuốc lá… trong đó 700 ha cao su và hơn 100 ha hồ tiêu đã được thu hoạch. 5 năm đầu, lợi nhuận từ cao su dường như là con số không nhưng ông không nản chí, vẫn tiếp tục lấy lợi nhuận từ hồ tiêu để đầu tư, sang đến năm thứ 6 thì cao su bắt đầu có lãi.

Chỉ mới nhen nhóm niềm vui được 2 năm thì năm vừa qua, trong trận mưa lớn cây cao su chết hàng loạt, khiến ông thiệt hại cả trăm tỷ đồng. Thêm vào đó, mủ cao su xuống giá vì Trung Quốc giảm thu mua, thậm chí có đợt ngừng thu mua khiến cho ông càng khó khăn.

"Lần này tuy lỗ nặng nhưng không vì thế mà tôi từ bỏ cây cao su, tôi vẫn còn hồ tiêu để cứu cánh. Tôi tin 'trời sẽ không phụ lòng người' nếu làm hết sức mình. Mặt khác, nếu tìm được thị trường mới, tôi nghĩ sản phẩm cao su sẽ không lo mất giá", ông nói.

Chia sẻ về chuyện làm ăn, ông Phương cho biết để quản lý gần chục hạng mục kinh doanh, ông luôn đặt quyền lợi của người lao động song hành với quyền lợi của mình. Chẳng hạn như cao su, khi làm hợp đồng với người lao động, ông cung cấp cây giống, đất và khoán cho người lao động chăm sóc, xây nhà lưu trú để họ sống và làm việc. 5 năm đầu ông cho công nhân vay tiền bằng cách cấp lương hàng tháng, bình quân 4 triệu đồng một người. Khi cao su đến thời điểm thu hoạch, ông cho họ hưởng 35% sản phẩm, còn ông 65%. Các năm tiếp theo sản lượng tăng, người lao động sẽ hưởng khoảng 40-45%.

“Nhờ chính sách này, nên chưa có người lao động nào bỏ tôi mà đi, thậm chí họ còn muốn nhận thêm diện tích để chăm sóc”, ông Phương bộc bạch.

Ngoài cao su và hồ tiêu, ông còn mở hệ thống thu mua và phân loại ve chai, kinh doanh xăng dầu, thuốc lá, nội thất, khách sạn. Gần đây nhất là mở nhà máy chiếu xạ thanh long và công ty về cơ điện lạnh.

Kể về hệ thống thu mua ve chai, ông Phương cho hay, 3 năm đầu lỗ tiền tỷ. Sau đó, ông tìm cách phân loại ra từng nhóm khác nhau và tái chế thì bắt đầu có lãi. Hiện ông có 80 vựa ve chai trải dài từ Việt Nam cho đến Lào, Campuchia. “Lợi nhuận kiếm được từ hạng mục kinh doanh này là ổn định nhất”, ông nói.

Riêng về công ty cơ điện lạnh, đây là lĩnh vực kinh doanh khá khó khăn. Ban đầu các nhà cung cấp sản phẩm điện lạnh ở Nhật không mảy may quan tâm đề nghị phân phối sản phẩm của ông vì công ty chưa có tiếng trên thị trường. Để đảm bảo không làm ăn "chụp giật", nhà cung ứng Nhật yêu cầu công ty phải có bảo lãnh của ngân hàng. Sau khi làm đầy đủ thủ tục phía Nhật yêu cầu, ông bắt đầu nhập hàng về nước.

Vì là một ngành cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên 3 năm đầu ông lỗ gần 100 tỷ đồng. Không chịu thua, ông tìm hướng có lời bằng cách bán cho các đại lý với giá gốc, yêu cầu họ trả tiền trước, số tiền đó ông đem đi gửi ngân hàng để lấy lãi. Đến kỳ 6 tháng phải thanh toán với nhà sản xuất, ông mới lấy tiền gốc ra trả và lãi vẫn để trong ngân hàng để tiếp tục sinh lời. Những năm gần đây, dù kinh kế khó khăn nhưng công ty điện lạnh của ông vẫn luôn làm ăn có lãi.

Đúc rút kinh nghiệm làm ăn ông Phương cho hay, ông không có bí quyết gì nhưng theo ông muốn kinh doanh được phải có niềm đam mê, tìm tòi và am hiểu về những lĩnh vực mà mình kinh doanh, quy luật cung cầu và dòng chảy thị trường, các tác động vĩ mô, vi mô và những yếu tố khách quan rủi ro nhất có thể ập đến. Đôi khi người kinh doanh phải biết liều lĩnh, táo bạo, hành động quyết đoán theo cảm quan của mình, nhưng phải tuyệt đối am hiểu pháp luật nếu không rất dễ thất bại hoặc có nguy cơ vào tù.

"Ban đầu vất vả lắm, thất bại nối đuôi nhau nhưng tôi vẫn quyết tâm làm để bảo vệ đam mê của mình. Phải mất gần 7 năm đào tạo, sàng lọc tôi mới xây dựng được một bộ khung của các tổ đội trên mọi miền", ông nói thêm.

Chia sẻ về hướng kinh doanh trong thời gian tới, ông Phương cho hay, trước mắt cao su đang lỗ nhưng ông xem mặt hàng này, cùng với hồ tiêu, thanh long hay ve chai vẫn là những hạng mục kinh doanh tốt. Bởi lẽ, đó là những hạng mục có yếu tố bền vững cao, mang lại việc làm chính đáng cho người lao động.

Ông Ngô Nhật Phương sinh năm 1960, quê Bắc Ninh. Hiện ông nắm giữ trong tay 8.700ha cao su, mía, hồ tiêu, thuốc lá; 80 vựa ve chai lớn với 1.000 điểm thu mua trải dài từ Việt Nam cho đến Lào, Campuchia; Nhà máy chiếu xạ thanh long; Công ty cơ điện lạnh tại TP HCM; 23 cửa hàng miễn thuế dọc biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia. Ngoài ra, ông đang có ý định đầu tư khu nghỉ dưỡng...

Hồng Châu


Nguồn:  VnExpress
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Thực hiện ước mơ với 4.000 USD - 04/06/2014
Thực hiện ước mơ với 4.000 USD NEWS19209
Dù chỉ tích cóp được 4.000 USD nhưng Nguyễn Mạnh Dũng vẫn quyết tâm thực hiện giấc mơ thay đổi chính mình.
Xem thêm
Thu tiền triệu mỗi ngày nhờ đổi nghề bán bóng bay - 03/06/2014
Thu tiền triệu mỗi ngày nhờ đổi nghề bán bóng bay NEWS19209
Từ một tạp vụ, chị Duyến bỏ ra một triệu đồng học nghề, sau đó có thể kiếm được một triệu đồng mỗi ngày từ công việc tạo hình bóng bay nghệ thuật.
Xem thêm
Niềm vui với nghề truyền thống - 22/05/2014
Niềm vui với nghề truyền thống NEWS19209
Từ bỏ cơ hội thăng tiến cùng mức lương cao, anh Phạm Quốc Hùng (39 tuổi, xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, Nam Định) về quê chăm sóc bố mẹ già yếu và mở xưởng mộc, với doanh thu hơn 5 tỷ đồng/năm.
Xem thêm
Chàng trai IT khởi nghiệp với trái nhàu rừng - 21/05/2014
Chàng trai IT khởi nghiệp với trái nhàu rừng NEWS19209
Học ngành không liên quan gì đến công việc nhưng chàng trai ở xứ cao nguyên Nguyễn Bách Việt đã đưa công nghệ sinh học vào sản xuất chế biến thức uống từ trái nhàu rừng. Thú vị hơn, Việt ...
Xem thêm
Nông dân nuôi lươn lãi trên trăm triệu - 21/05/2014
Nông dân nuôi lươn lãi trên trăm triệu NEWS19209
Mỗi tấn lươn thương phẩm, người nông dân lãi trung bình 30 triệu đồng, mang về thu nhập mỗi lứa thả nuôi hàng trăm triệu đồng.
Xem thêm
Ông chủ của 4 trang trại chim tiền tỷ - 20/05/2014
Ông chủ của 4 trang trại chim tiền tỷ NEWS19209
Từng thua lỗ và tay trắng trên thương trường, anh Giáp tái khởi nghiệp với 40 triệu đồng vay mượn và khu vườn 200m2 để nuôi chim trĩ đỏ.
Xem thêm
Thoát nghèo từ nấm bào ngư - 18/05/2014
Thoát nghèo từ nấm bào ngư NEWS19209
Anh Nguyễn Sĩ Luận, sinh năm 1982, ấp Bình An I, xã An Hòa, Châu Thành (An Giang) đã tự mày mò học tập mô hình trồng nấm bào ngư đưa lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho thanh niên ...
Xem thêm
“Vua cá sấu” kiếm tiền tỉ ở Hà Nội - 17/05/2014
“Vua cá sấu” kiếm tiền tỉ ở Hà Nội NEWS19209
Là người đầu tiên đưa cá sấu về nuôi ở Đan Phượng (Hà Nội), đến nay anh Hiển đã trở thành một tỉ phú và được nhiều người gọi với cái tên “Vua cá sấu” Hà Thành.
Xem thêm
Việt kiều Mỹ kinh doanh xe ôm áo dài - 16/05/2014
Việt kiều Mỹ kinh doanh xe ôm áo dài NEWS19209
Được trang tư vấn du lịch trực tuyến uy tín hàng đầu thế giới Tripadvisor (Mỹ) xếp thứ nhất trong 191 hoạt động du lịch ở TP HCM, XO Tours là công ty đầu tiên ở Việt Nam khai thác tour xe ...
Xem thêm
Lãi khoảng 800 triệu đồng mỗi năm từ trồng rong nho - 15/05/2014
Lãi khoảng 800 triệu đồng mỗi năm từ trồng rong nho NEWS19209
Từng hoạt động trong lĩnh vực marketing nhưng anh Trần Hùng vẫn quyết định "rời phố" về quê tìm địa điểm trồng rong nho, mỗi năm thu lãi khoảng 800 triệu đồng.
Xem thêm
"Chủ soái" Him Lam - 12/05/2014
"Chủ soái" Him Lam NEWS19209
Nếu xếp theo vốn điều lệ, Him Lam nằm trong top doanh nghiệp bất động sản lớn nhất với 6.500 tỉ đồng. Chiến lược kinh doanh và quản trị của ông chủ Tập đoàn Him Lam Dương Công Minh gói gọn ...
Xem thêm
Ngọc Trinh kiếm tiền tỷ nhờ kinh doanh - 09/05/2014
Ngọc Trinh kiếm tiền tỷ nhờ kinh doanh NEWS19209
Chuyện kinh doanh được người mẫu Ngọc Trinh tiến hành một cách đơn giản như suy nghĩ và lối sống của cô lâu nay, nhưng hiệu quả đem lại khá bất ngờ.
Xem thêm
Từ gầm cầu thang tập thể tới doanh nghiệp triệu USD - 09/05/2014
Từ gầm cầu thang tập thể tới doanh nghiệp triệu USD NEWS19209
Khởi nghiệp từ năm 19 tuổi với nghề bán bánh gối, rồi vật liệu xây dựng, sau hơn 20 năm, chị Bùi Thị Én trở thành chủ một doanh nghiệp có tổng tài sản hàng chục tỷ đồng.
Xem thêm
Trang trại nhỏ, doanh thu không nhỏ - 08/05/2014
Trang trại nhỏ, doanh thu không nhỏ NEWS19209
Khu vực chăn nuôi theo mô hình khép kín bằng công nghệ sinh học của Hợp tác xã (HTX) Quý Long, xã Thái Long, TP.Tuyên Quang (Tuyên Quang) chỉ vỏn vẹn 400m2, nhưng doanh thu đạt gần 5 tỷ
Xem thêm
Nuôi rắn ri voi lãi trăm triệu mỗi năm - 08/05/2014
Nuôi rắn ri voi lãi trăm triệu mỗi năm NEWS19209
Mỗi năm, anh Bằng xuất bán 5.000-6.000 rắn con. Với giá 60.000-200.000 đồng/con, trừ chi phí, nông dân này thu lãi 250-300 triệu đồng.
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » Nghiệp kinh doanh lận đận của chồng ca sĩ Trang Nhung
Đang xem » Nghiệp kinh doanh lận đận của chồng ca sĩ Trang Nhung