|
Trợ giúp |
|
|
|
|
Người truyền lửa cho đồng bào Vân Kiều |
Ngày: 29/09/2012 |
|
"Mình là cán bộ, không thể chỉ vận động bằng lời nói, mà phải bắt tay vào làm để bà con làm theo..." - anh Hồ Văn Sơn - Phó Chủ tịch Hội ND xã Hướng Hiệp, huyện Đăkrông, Quảng Trị, bộc bạch.
|
Không chỉ làm giàu cho mình, anh Hồ Văn Sơn còn tận tình truyền kinh nghiệm chăn nuôi cho bà con. |
|
|
Với bà con Vân Kiều ở xã Hướng Hiệp, anh Hồ Văn Sơn (sinh năm 1982) không chỉ là tấm gương làm kinh tế giỏi mà còn sẵn sàng giúp đỡ bà con phát triển kinh tế.
Làm trước
Hỏi về những việc anh làm cho bà con, Sơn tâm sự: “Với tư duy bao đời của đồng bào vùng cao thì chỉ có cầm tay chỉ việc, phải làm trước cho bà con thấy hiệu quả để đồng bào tin rồi từ đó làm theo. Đất triền núi nghèo chất khoáng nên chỉ thích hợp với trồng rừng. Vì vậy, cùng với trồng rừng mình chăn nuôi lợn. Không một đồng vốn dắt lưng, vợ chồng mình ban đầu chỉ mua được một cặp lợn giống rồi dần dà lấy ngắn nuôi dài. Năm 2007, vợ chồng mình vay được 30 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ ND, mình quyết định chuyển sang chăn nuôi lợn tập trung".
Sơn cho biết thêm, ngày mới nuôi lợn, do chưa có kinh nghiệm, anh gặp không ít khó khăn. Nhưng nhờ tích cực tham gia các lớp tập huấn phòng, chữa bệnh và chăm sóc gia súc do Hội ND, ngành khuyến nông tổ chức, anh đã tự tin mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện, đàn lợn của anh lúc nào cũng duy trì 30 con. Mỗi năm xuất 3 lứa.
Ngoài 4ha rừng tràm, 5 sào lúa nước và trang trại lợn, vợ chồng anh còn kinh doanh dịch vụ vật tư chăn nuôi. Nhờ đó, mỗi năm, trừ chi phí gia đình anh lãi 60 triệu đồng.
Vận động bà con cùng làm
Thành công với mô hình của mình, Hồ Văn Sơn bắt tay vào vận động bà con bỏ đốt rừng làm rẫy để phát triển kinh tế bền vững. Nhưng việc vận động người dân chẳng hề dễ như anh nghĩ. "Tập quán này đã ăn sâu vào tiềm thức bà con rồi, giờ theo phương thức mới ai cũng ngại. Khi mình đem cả vốn lẫn kinh nghiệm, kỹ thuật ra hướng dẫn bà con, rồi bà con nhìn thấy mình làm thành công họ mới tin và làm theo"- Sơn tâm sự.
“Đối với đồng bào thiểu số ở miền núi, việc thay đổi nhận thức là cả một quá trình vận động, ăn cùng, ở cùng và cả làm trước cho bà con thấy. Gian nan vất vả lắm nhưng anh Sơn đã làm được điều đó".
Ông Hồ Văn Sáu
|
Nhờ năng động đi đầu trong phong trào phát triển sản xuất, từ cán bộ Đoàn, Hồ Văn Sơn được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội ND xã Hướng Hiệp, Bí thư chi bộ thôn Kreng. Ở cương vị nào anh cũng tích cực hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, trồng trọt cũng như giới thiệu những giống lúa mới để bà con chuyển đổi nhằm nâng cao thu nhập.
Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của anh về cả vốn lẫn kinh nghiệm, nhiều hộ nghèo trong thôn đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế và thoát nghèo. Riêng Sơn, nhiều năm liền anh được bình bầu là nông dân điển hình về làm kinh tế giỏi.
Nhận xét về Hồ Văn Sơn, ông Hồ Văn Sáu-Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Hiệp, không ngần ngại nói: "Anh Sơn đã có đóng góp lớn trong việc hỗ trợ bà con xã nhà phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững”.
Uyên Minh
|
|
|
|
|
|
|
|
Anh Trần Đình Vường là một trong những người đầu tiên ở thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình nuôi rắn. Giờ đây, mỗi năm rắn đem về cho gia đình anh tiền tỷ. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Chồng mất cách đây 10 năm, một mình bươn chải nuôi con, chị Hương đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi, với thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
43 tuổi, anh Phạm Hồng Giang ở xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, Yên Bái đã có một cơ ngơi mà bao nhiêu người mơ ước: Chủ một trang trại tổng hợp gần 20ha với thu nhập 500 triệu đồng/năm sau khi ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Tự nhận mình là người có tính thận trọng, phương cách mà ông Nguyễn Xuân Hàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Maseco, đưa ra để giành chỗ đứng trên thị trường đơn giản chỉ là triết lý ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
"Cây cà phê không chỉ giúp tôi cải thiện cuộc sống gia đình mà đã trở thành cây xoá nghèo chủ lực của bà con trong xã"- anh Cà Văn Liên - Chủ tịch Hội ND xã Chiềng Đen, TP.Sơn La, tỉnh Sơn ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Trong tình hình khó khăn hiện nay, khi hàng loạt DN ngành nhựa phá sản thì Cty CP bao bì Tín Thành (Batico) vẫn đạt mức tăng trưởng ngoạn mục : trên 30%/năm và cho ra đời những dòng sản ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Nói về "bí quyết" thành công của mình, anh Ngọc bộc bạch: "Muốn làm ăn lớn, cùng với áp dụng tiến bộ kỹ thuật cũng phải có chút máu liều". |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Từ số tiền dành dụm sau khi đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc trở về, anh Thanh đã đầu tư nuôi chim bồ câu nhốt chuồng, thu lợi 7-9 triệu đồng/tháng, tạo được công ăn việc làm cho nhiều ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Là thương binh nặng 2/4, mất 61% sức khỏe, nhưng ông Lữ Xuân Toàn (ở xã Thạch Giám, huyện Tương Dương Nghệ An) vẫn bám trụ trồng rừng trên những đồi núi cằn cỗi... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Với trang trại rộng hơn 4.000m2, anh Huỳnh Chí Công (xã Phước Vĩnh An, Củ Chi, TP.HCM) đã thu hàng tỉ đồng từ nghề nuôi rắn, kỳ đà và rùa để xuất khẩu. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Từ chỗ phải lặn lội đi bán mắm để kiếm sống, đến nay chị Trần Thị Hồng (SN 1965), ở xã Bình Minh (huyện Thăng Bình - Quảng Nam) đã thành lập một doanh nghiệp với 3 cơ sở chế biến và gia ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn và một thị trường đang giảm mạnh sức mua, người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng chi tiêu, thậm chí “quay lưng” với một số mặt hàng cao cấp, thì vẫn có ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Ở độ tuổi 50- 60, sau khi học nghề nuôi thỏ xuất khẩu, nhiều nông dân mới bắt đầu khởi nghiệp làm giàu. Đó là chuyện của 40 học viên ở xã Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang). |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Tham gia Ban Giám khảo của cuộc thi Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can, ông Nguyễn Trọng Quân khuyên các thí sinh: “Nguyên tắc để kinh doanh thành công là phải đi từng bước, khi việc này ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Ông bà chủ của cửa hàng sách tư nhân nổi tiếng nhất Hà Nội - người khởi sự cho nghề kinh doanh sách ở phố sách Đinh Lễ. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|