|
Trợ giúp |
|
|
|
|
Thủ lĩnh nông dân đi tiên phong bằng vườn cây 300 triệu |
Ngày: 21/04/2015 |
|
Khi được nhận vai trò “thủ lĩnh”, ông nhận thấy để hội viên nông dân (ND) thoát nghèo, thay đổi tư duy làm ăn, cần phải có người đi tiên phong hiệu quả, ND thấy hay mới học tập, làm theo.
|
Ông Hảo kiểm tra sâu bệnh trên cây. Ảnh: Bảo Yến |
|
|
Sinh ra trong gia đình thuần nông, lớn lên ông Nguyễn Như Hảo đi bộ đội. Xuất ngũ, ông về quê sinh sống và được UBND xã Cát Quế giao phụ trách tài chính xã. Năm 2005, ông được nông dân (ND) tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội ND xã Cát Quế (Hoài Đức, Hà Nội).
Lâu nay, người dân xã Cát Quế chủ yếu trồng táo trong vườn, năng suất thấp, thu nhập không cao. Ông Hảo đã quyết định chọn cách làm khác, đổi từ trồng táo sang trồng bưởi. Vào ngày nghỉ, ông khăn gói đi học hỏi nhiều nơi về kỹ thuật trồng bưởi và các loại cây ăn quả… Hễ nghe huyện, thành phố có lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả, ông Hảo lại tìm đến. Sau khi “tầm sư học đạo”, thu được vốn kiến thức kha khá, ông quyết định mở rộng diện tích trồng bưởi. Từ 50-70 cây bưởi xen kẽ vào 5 sào táo ban đầu, giờ đây ông Hảo đã có tới 2 mẫu. Các loại cây trong vườn được đa dạng hóa: Bưởi Diễn, bưởi Quế Dương, cam, chanh đào, ổi Đài Loan… “Bây giờ chỉ mới một nửa vườn cây cho thu hoạch nên nguồn thu vẫn còn hạn chế, khoảng 300 triệu đồng/năm. Ít năm nữa, khi tất cả các cây cho thu hoạch thì doanh thu của gia đình phải 500 - 600 triệu mỗi năm” – ông Hảo tự tin nói.
Không chỉ nêu gương làm kinh tế, ông Hảo thường xuyên trò chuyện, giúp đỡ hội viên ND kinh nghiệm làm vườn, giới thiệu mô hình làm ăn hiệu quả và tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật. Tâm huyết với bưởi Quế Dương, ông lại lặn lội đi học tìm cách bảo tồn, nhân giống, phát triển. Cứ có hội chợ nào ông lại cùng bà con mang sản phẩm của xã đi trưng bày, rồi mang đến giới thiệu ở các cửa hàng rau quả sạch, các siêu thị. Năm 2014, giống bưởi quý Quế Dương đã được công nhận thương hiệu. Ông Hảo đã cùng một số hộ dân khác sáng lập Hội Sản xuất và kinh doanh bưởi Quế Dương. Giờ đây bưởi Quế Dương bán tại vườn của hội viên có giá từ 30-35 ngàn đồng/kg, không ít hội viên trồng bưởi đã thoát nghèo.
Huyền Trang-Bảo Yến
|
|
|
|
|
|
|
|
Bỏ việc nhà nước, lập nghiệp với nghề thiết kế cây cảnh trong bình thủy tinh, đến nay sau 6 tháng kinh doanh xưởng cây của Kiều Oanh đã cho doanh thu 40 triệu đồng/tháng. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Chỉ sau khoảng 10 năm trồng rừng, không ít bà con nông dân địa phương nhiều tỉnh miền Trung đã trở thành những tỷ phú. Có nông dân giỏi còn được tổ chức quốc tế mời ra nước ngoài để dạy ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Bỏ công việc Nhà nước với đồng lương ít ỏi, anh Vũ Đình Khánh (Hải Dương) trở thành ông chủ quán lẩu với doanh thu hơn trăm triệu đồng một tháng. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Đổi 20kg sâm Ngọc Linh lấy một chiếc ôtô, bỏ ra 200 triệu đồng để học lấy bằng lái xe, nhưng mọi thứ phải gửi lại miền xuôi rồi leo dốc về làng hơn ba giờ đi bộ. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Thất bại với giống bồ câu sẻ, anh Sơn kiên trì tìm tòi thử nghiệm và áp dụng khoa học kỹ thuật để bén duyên với bồ câu Pháp. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Anh Nguyễn Tuấn Anh (SN 1988), ở thôn Mơ, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa được nhiều người coi là “chuyên gia” mộc nhĩ ở vùng miền núi này. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Trong khi loay hoay chưa tìm được công việc phù hợp với nghề đã học, Oanh tình cờ bị cuốn hút bởi sản phẩm terrarium (trồng cây xanh trong bình thủy tinh). |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Trước khi trở thành nông dân giỏi với mô hình kinh tế trang trại, anh Nguyễn Văn Phú (xã Hồng Phong, Ninh Giang, Hải Dương) từng học trung cấp nghề điện và là công nhân nhà máy điện ở Hòa |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Michelle Phan từng dùng công nghệ trang điểm để biến thành Bạch Tuyết hay công chúa Jasmine, nhưng câu chuyện của triệu phú YouTube 28 tuổi này thực sự lại giống Cô bé Lọ Lem. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Anh Vũ Văn Thơ (thôn Phương Tảo 2, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, Thái Bình) vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu chính đáng nhờ nuôi chim bồ câu và trở thành địa chỉ tin cậy để cho nhiều nông ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Đang có thu nhập 10 triệu đồng/tháng với nghề kỹ thuật cơ khí ở TP.HCM, nhưng anh Nguyễn Tiến (SN 1988) quyết định nghỉ việc về quê nhà - thôn Khanh Ninh, xã Đức Nhân, huyện Đức Thọ, Hà ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Sinh ra và lớn lên trong gia cảnh nghèo khó, sống bằng tiền trợ cấp phúc lợi xã hội, nhưng cô gái gốc Việt vẫn mạnh mẽ vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng, trở thành một trong những tỉ ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Áp dụng kiến thức học được, ông Tiền đã mạnh dạn sử dụng giống mới, chất lượng cao, áp dụng theo quy trình “3 giảm – 3 tăng”, “1 phải – 5 giảm” cho năng suất, chất lượng, bán được giá |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Nuôi cá không hiệu quả, ông Hương quyết định đầu tư vào ba ba trên đất rừng và hiện thu lãi 200–250 triệu đồng mỗi năm. |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
Bất chấp nguy hiểm và những lời can ngăn từ phía gia đình, chàng thanh niên Bùi Hải Minh (21 tuổi) trú thôn Tây, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) vẫn quyết định khởi nghiệp ... |
|
Xem thêm |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|