Có con bị dị ứng thực phẩm nặng nên Jennifer Herskowitz mất không ít thời gian lọ mọ ở các cửa hàng thưc phẩm, săm soi nhãn mác từng sản phẩm một để chọn những sản phẩm an toàn cho con. Mơ ước của cô là tìm được một cửa hàng bày bán riêng các sản phẩm không chứa chất gây di ứng có nhãn mác rõ ràng.
Năm 2007, cô nghĩ ra một cách để giải quyết nhu cầu của mình đồng thời giúp những bà mẹ có cùng hoàn cảnh.
Bỏ nghề luật sư, Herskowitz đứng ra mở cửa hàng thực phẩm không gây dị ứng của chính mình. Và từ khi khai trương cho đến nay, cửa hàng Allergy-Free Shop của cô làm ăn ngày một phát đạt, doanh thu mỗi năm lại tăng thêm.
Còn với Michael Ziman, từ khi còn nhỏ, anh đã mắc chứng khó đọc. Anh không thể tiếp thu được các bài học dưới dạng chữ viết mà phải có ai đó đọc cho mình nghe thì mới hiểu. Để theo kịp bạn bè, anh đã phải ghi âm lại các bài giảng để nghe lại khi về nhà. “Chiến thuật” này đã được Ziman áp dụng cho đến cả khi anh học quản trị kinh doanh ở trường đại học Michigan.
Sau này, khi đã ra trường, Ziman mới phát hiện ra nhiều người khác cũng rơi vào hoàn cảnh giống mình. Anh quyết định làm gì đó để giúp họ.
Năm 2008, anh cho ra đời trang web ReadTheWords.com. Tại đây, người dùng có thể đưa một văn bản vào và nhận lại là bài đọc với giọng rất thật.
Ziman cho biết, ngoài những người bị chứng khó đọc, trang web của anh còn hướng đến những người dùng yêu công nghệ cao muốn chuyển văn bản thành file âm thanh và lưu vào iPod của họ.
|
Mike Lee |
ReadTheWords.com cung cấp tài khoản truy cập miễn phí cho những người mới dùng và sau đó nâng cấp lên thành gói có phí với mức đóng 20 USD hoặc 50 USD/năm. Chưa đầy một năm sau, trang web bắt đầu hoàn vốn và có lãi.
Ziman bật mí: "Nếu bạn có nhu cầu nào đó, ai đó cũng sẽ có nhu cầu giống hệt. Cung sẽ gặp cầu khi bạn nghiên cứu, tìm ra thị trường còn bỏ ngỏ và tạo ra sản phẩm chưa từng có với giá cả cạnh tranh”.
Mike Lee lại khác. Anh và vợ bị mức chứng bệnh celiac – dị ứng với chất gluten trong thực phẩm - và để tồn tại, họ phải thuộc làu những món ăn, sản phẩm và quán ăn có dính đến gluten.
Năm 2008, Lee nảy ra ý tưởng làm một trang web để giúp những người bị bệnh celiac tự chế biến những món ăn không có gluten.
Chưa cần tìm hiểu Lee cũng đã biết đây là sẽ là website đầu tiên vì ngay cả vợ anh - là một cao thủ lướt web đồng thời là một y tá có nghề - cũng không thể tìm ra được những nội dung này trên mạng.
Theo Lee, có rất nhiều trang web đưa ra những lời khuyên bổ ích dành cho những người bị bệnh celiac. Thế nhưng những trang web đó chỉ dừng lại ở những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn chứ không hướng dẫn người bệnh cách chế biến món ăn không có gluten.
Tháng 9/2008, Lee khai trương trang web Gling.com với các công thức chế biến món ăn dành cho những người ăn kiêng gluten và danh sách các sản phẩm, cửa hàng, siêu thị… cho đối tượng này.
Để đảm bảo trang web thành công ngay từ bước đầu, Lee đã phải nghiêm túc tìm hiểu nhu cầu của những người bị celiac và trao đổi với những bloggers ăn kiêng gluten. Có lúc, anh tưởng chừng phải từ bỏ những ý tưởng yêu thích của mình khi thấy chúng không khả thi về mặt kinh tế.
Lee tiết lộ: “Công việc kinh doanh tốt nhất là khi cá nhân bạn biết rõ về nó và đam mê nó. Nhiều khi mọi người vô tình không nhận ra rằng chính những sở thích và đam mê của mình lại có thể làm nên một cơ hội kinh doanh”.
Còn theo Herskowitz, hàng của cô không phải là xa xỉ phẩm vì ngay cả ít tiền, người ta vẫn cần phải ăn.
Còn để thành công như hiện nay, đó là vì cô đã hướng đến nhu cầu của khách hàng. Có lần, một khách hàng hỏi đến một loại bánh sô cô la không chứa sữa hay đậu nành nằm ngoài 2.000 sản phẩm bày bán trong cửa hàng của Herskowitz. Cô liền liên lạc với các nhà sản xuất từ Ý, Úc để tìm ra bằng được sản phẩm đúng yêu cầu của khách hàng đó.
Cô tâm sự: “Nếu bạn lập công ty để phục vụ nhóm khách hàng nào đó, bạn luôn phải quan tâm đến những khách hàng đó. Có thể tôi sẽ không lãi nếu nhập hàng từ tận Ý hoặc Úc nhưng vì khách hàng, tôi vẫn cứ làm.”
Nguồn hoclamgiau.vn