BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

Từ bụi đời đến ngôi vị ‘vua đồ cổ’

  Ngày: 12/07/2014
Vất vả mưu sinh từ lúc 10 tuổi để rồi sau hơn 45 năm, ông Hoàng Văn Cường sở hữu một lượng đồ cổ được định giá tới 70 triệu USD.


Từ bụi đời đến ngôi vị ‘vua đồ cổ’
Ông Hoàng Văn Cường bên các cổ vật của mình

Ông được mệnh danh là “vua đồ cổ” Sài thành do sở hữu hơn 2.000 cổ vật được trưng bày tại ba căn nhà “bảo tàng tư nhân” ở TP HCM. Năm 2000, Tổng thống Bill Clinton và phu nhân đã ghé thăm và tỏ ra rất thích thú.

Nhưng người đàn ông sinh năm 1949 này đang được quan tâm hơn bao giờ hết sau tuyên bố hiến tặng 70% giá trị cổ vật để góp vào quỹ quốc phòng và giúp ngư dân bám biển. Nghe Mặt trận Tổ quốc TP HCM phát động chương trình vì biển đảo quê hương, ông Cường quyết định sẽ bán đấu giá toàn bộ số đồ cổ sưu tập hơn 45 năm qua để ủng hộ 70% tổng giá trị, 30% còn lại chia cho con cái, dòng họ. Trong buổi làm việc với đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch mới đây, ông còn đề nghị cơ quan chức năng tổ chức trưng bày tất cả các cổ vật để phục vụ cho công chúng, du khách tham quan miễn phí.

Ông Cường chơi đồ cổ phong phú, nhiều thể loại từ những cổ vật niên đại trăm năm thời vua chúa Nguyễn, thời Tây Sơn... cho đến những cổ vật niên đại cả nghìn năm từ thời Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo... Những cổ vật giá trị tiêu biểu như 9 chiếc long sàng của vua Chiêm Thành tặng vua Gia Long, vua Dục Đức, Hoàng Thái hậu Từ Dũ...; đồ ngự dùng của triều đình nhà Nguyễn, đặc biệt là “Thiên hạ vô đối” chiếc sập ba thành làm bằng gỗ Lệ Chi hơn 300 năm dùng để hút thuốc của một viên quan triều Huế giá khoảng 40 tỷ đồng. Tạp chí uy tín Asia Life đã đánh giá kho đồ cổ của ông Cường lên tới 70 triệu USD, riêng ông cho rằng khi bán đấu giá, giá trị kho đồ cổ sẽ vượt ngưỡng con số đó.

Trên tầng 3 ngôi nhà ngổn ngang đồ cổ ở đường Đông Du, quận 1, ông Cường chia sẻ về con đường mưu sinh và gian truân của mình. Gia đình khó khăn, từ Huế, cậu bé Cường 10 tuổi đã vào Đà Nẵng, Sài Gòn kiếm sống. Ban ngày Cường bập bẹ tiếng bồi bán báo, đánh giày cho lính Mỹ để dành tiền ban đêm học lớp thí điểm xóa mù chữ Bình dân học vụ. Thấy Cường lanh lợi, một đại úy Mỹ đem cậu bé vào căn cứ cho học tiếng Anh, quay phim chụp ảnh.

16 tuổi, Cường cầm máy ảnh và làm phóng viên ảnh cho hãng thông tấn UPI. Rất nhiều tấm ảnh về chiến tranh Việt Nam được nhiều báo chí nước ngoài mua với giá cao. Trong đó, có bức ảnh chấn động dư luận thế giới chụp về cuộc di tản khỏi Nha Trang đầu tháng 4/1975 ghi nhận khoảnh khắc một viên chức Mỹ đấm vào mặt một thanh niên Việt Nam đang cố bám vào máy bay trực thăng chuẩn bị cất cánh.

Bên cạnh công việc của một kí giả, ông Cường còn làm thầu phế liệu, thu gom sắt vụn của bom đạn, xe tăng thiết giáp bị hư hỏng về buôn bán. Tận dụng lợi thế Anh ngữ, ông làm nhiều dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của giới khá giả trong và ngoài nước. Nhờ đó, ông Cường đã trở thành triệu phú đô la khi mới ngoài 20 tuổi.

Dòng máu gia đình 3 đời sưu tầm đồ cổ dẫn dắt ông bén duyên với cái nghề . Lúc làm thầu phế liệu, ông nhận ra và chắt lọc được nhiều cổ vật trong đống sắt vụn bỏ đi. Khi làm phóng viên đi khắp mọi tỉnh thành đất nước, ông cũng tích cóp mua lại những cổ vật còn sót lại. “Cha làm thầy chả lẽ con đốt sách? Những cổ vật hàng nghìn năm mà cha ông để lại, nếu mình không trân trọng giữ gìn thì vô tình phản bội tổ tiên. Không thể để những con buôn hay người nước ngoài mang đi những vốn quý của dân tộc”, ông Cường chia sẻ.

Kể từ đó, ông đổ tiền mua cổ vật khắp mọi nơi, kể cả sang Nhật và những nước Đông Dương để đấu giá tìm cách mua về. Buổi đầu không tránh khỏi bị lừa, thẩm định sai cổ vật giả, ông rút ra nhiều kinh nghiệm và tự học. Ông đi nhiều nơi, tham dự những buổi đấu giá, giao lưu học hỏi với những chuyên gia, người đi trước để đúc rút kinh nghiệm trong việc xác định niên đại và thẩm định cổ vật.

Ngay giữa thời kỳ chiến tranh ác liệt, ông Cường vẫn kiên trì theo đuổi “sứ mệnh” tưởng chừng điên rồ của mình: mua cổ vật và quyết bảo quản giữ gìn đến cùng. Hơn 45 năm mua đồ cổ, nhưng ông chưa lần nào bán lại cho ai. Thậm chí, có một người khách Nhật năn nỉ ông bán 25 cây súng Nhật có báng súng ngà voi được chế tạo từ năm 1600 bằng cách lấy một tờ séc trắng, rồi bảo ông ghi giá bao nhiêu cũng được, nhưng ông Cường quyết không bán bất kì thứ gì, dù là nhỏ nhất.

Ông Cường chia sẻ, sở dĩ ông có thể mua cổ vật mà không hề bán lại là nhờ tự chủ nguồn tài chính. Ngoài thu nhập cho thuê mặt bằng của căn nhà trên đường Đông Du, quận 1, ông còn kiếm được vài nghìn USD mỗi tháng nhờ dịch vụ du lịch như tổ chức những chuyến tham quan (mỗi đoàn du lịch 50 người thì chi phí tham quan là 100 USD, ăn uống 50 USD). Chính ông Cường cũng kiêm luôn làm hướng dẫn viên thuyết minh về hai chủ đề: đồ cổ và những hình ảnh chiến tranh lịch sử tại Việt Nam. Ngoài ra, ông còn xây dựng những chương trình homestay cho khách du lịch tại ba căn nhà của mình. Ông hướng dẫn họ tìm hiểu đồ cổ, tranh ảnh lịch sử, uống trà đạo phong cách Việt Nam, học nấu ăn những món dân dã... “Tôi tìm mọi cách làm sao để hấp dẫn du khách và họ rất thích thú. Họ muốn gặp tôi, vừa là chứng nhân lịch sử vừa là ‘ông vua đồ cổ’ biết nói tiếng Anh”, ông chia sẻ.

Một người buôn đồ cổ có tiếng ở TP HCM cho biết, bộ sưu tập đồ cổ của ông Cường ở TP HCM có lẽ được coi là giá trị nhất hiện nay. “Ông ấy có nhiều món đồ mà ai cũng thèm muốn. Nhiều khách sưu tập đồ cổ cũng nhờ chúng tôi hỏi mua giúp nhưng ông Cường không bán bao giờ”, vị này cho biết.

Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc bảo tàng Lịch sử TP HCM, để đấu giá được những cổ vật này, ông Cường sẽ phải làm các thủ tục với những ngành có liên quan như văn hóa, tài chính, thuế và cần phải có ý kiến từ Cục Di sản Văn hóa.

Trần Bé

Nguồn:  VnExpress
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Lão nông 70 tuổi kể chuyện làm doanh nhân, giới trẻ "bái phục" - 11/07/2014
Lão nông 70 tuổi kể chuyện làm doanh nhân, giới trẻ "bái phục" NEWS19560
Ông già 70 tuổi với áo sơmi bạc màu, quần tây xắn tới mắt cá chân ngồi trên chiếc cub 50 treo lỉnh kỉnh túi, chạy vòng vòng từ Củ Chi qua tới quận 7 để gặp khách hàng. Bằng câu chuyện khởi ...
Xem thêm
Nuôi lươn không bùn xuất ngoại, ngồi thu ngoại tệ - 10/07/2014
Nuôi lươn không bùn xuất ngoại, ngồi thu ngoại tệ NEWS19560
Anh Đoàn Kim Sơn (SN 1983) là giảng viên Trường Đại học Nông lâm TP.HCM và là chủ trang trại Sơn Ca (xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn).
Xem thêm
Kinh doanh phòng gym theo cách của Phạm Văn Mách - 10/07/2014
Kinh doanh phòng gym theo cách của Phạm Văn Mách NEWS19560
Đầu tư một phòng tập như của Mách không dưới 2 tỷ đồng, nhưng quan trọng nhất vẫn là địa điểm và đội ngũ huấn luyện viên, nhân viên phục vụ.
Xem thêm
Quán đậu phụ lãi vài chục triệu mỗi tháng ở Sài Gòn - 07/07/2014
Quán đậu phụ lãi vài chục triệu mỗi tháng ở Sài Gòn NEWS19560
Với số lượng bán ra 150 kg đậu một ngày, lãi thu về mỗi tháng của quán anh Hưng là 30 triệu đồng, trong khi vốn đầu tư ban đầu khoảng 200 triệu.
Xem thêm
Bí quyết thành công của đại gia sắm 100 tàu và 2 trực thăng bám biển - 04/07/2014
Bí quyết thành công của đại gia sắm 100 tàu và 2 trực thăng bám biển NEWS19560
Từng ngồi tù, nhưng hiện tại, doanh nhân sắm 100 tàu và 2 trực thăng bám biển đang là chủ nhân của 20 công ty với tổng tài sản hàng ngàn tỷ đồng.
Xem thêm
Tỷ phú mom sông - 03/07/2014
Tỷ phú mom sông NEWS19560
Ở xứ biển Hố Gùi, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn (tỉnh Cà Mau), ông Hai Ánh (Phạm Ngọc Ánh, sinh năm 1947) được người dân trong vùng ưu ái gọi bằng cái tên “tỷ phú mom sông”. Điều thú vị ...
Xem thêm
"Không có đường cùng, chỉ có con đường muốn đi mãi..." - 03/07/2014
"Không có đường cùng, chỉ có con đường muốn đi mãi..." NEWS19560
Trong đường cùng của bệnh tật, bà trở thành lương y. Trong ước mơ thoát nghèo, bà thành lập công ty với nhà máy tiêu chuẩn GMP, công suất 43 triệu tấn sản phẩm/năm. Dù không ít lần nghĩ ...
Xem thêm
Từ 5 triệu đồng đi vay tới vườn cà phê bạc tỷ của một cựu chiến binh - 02/07/2014
Từ 5 triệu đồng đi vay tới vườn cà phê bạc tỷ của một cựu chiến binh NEWS19560
Trở về từ chiến trường Campuchia, rời quê hương vào vùng đất Đăk Djrăng (Mang Yang, Gia Lai) với hai bàn tay trắng, nhờ vốn vay của Ngân hàng CSXH, cựu chiến binh Phạm Văn Ninh không chỉ ...
Xem thêm
Trồng rau thơm thu tiền tỷ - 29/06/2014
Trồng rau thơm thu tiền tỷ NEWS19560
Là người tiên phong đưa các giống rau thơm Tây từ Pháp về trồng, hiện mỗi năm gia đình bà Phạm Thị Thu Cúc (Lâm Đồng) thu về gần 1,2 tỷ đồng từ những loại cây này.
Xem thêm
Bỏ học thạc sĩ đi bán vé xe online - 23/06/2014
Bỏ học thạc sĩ đi bán vé xe online NEWS19560
Từ một cậu bé có hoàn cảnh khó khăn, Trần Nguyễn Lê Văn đã vươn lên để chạm tay đến giấc mơ du học Mỹ và lập trang bán vé xe online với hơn 24 triệu lượt truy cập.
Xem thêm
Bỏ máy tính về làm nông - 22/06/2014
Bỏ máy tính về làm nông NEWS19560
Bí quyết thành công của chàng kỹ sư trẻ là tình yêu đối với quê hương, sự đam mê và quyết tâm thực hiện ước mơ đến cùng…
Xem thêm
Dạy chim hót ở thủ đô, đút túi tiền tỷ - 20/06/2014
Dạy chim hót ở thủ đô, đút túi tiền tỷ NEWS19560
Trong 36 thứ nghề được coi là nghề “độc”, có lẽ vẫn thiếu một nghề nữa, đó là dạy chim hót. Nghề cực khó này mang về cho các “thầy” dạy chim tiền tỷ mỗi năm. Anh Nguyễn Văn Phúc, 27 tuổi, ...
Xem thêm
Trồng măng tre Thái hấp dẫn, thu bạc triệu - 17/06/2014
Trồng măng tre Thái hấp dẫn, thu bạc triệu NEWS19560
Không đòi hỏi nhiều công chăm sóc như một số loại cây trồng khác, nhưng lợi nhuận từ trồng măng tre Thái Lan mang lại hấp dẫn, 3-4 triệu đồng/tháng.
Xem thêm
Canh bạc du lịch của kỹ sư hàng hải - 14/06/2014
Canh bạc du lịch của kỹ sư hàng hải NEWS19560
Tốt nghiệp ngành hàng hải, gần chục năm công tác trong ngành hải quan, kinh doanh riêng, nhưng Trịnh Bá Dũng quyết định bỏ ngang để lên Đà Lạt làm du lịch.
Xem thêm
Làm kem chống muỗi từ cây sả - 13/06/2014
Làm kem chống muỗi từ cây sả NEWS19560
Chiết xuất tinh dầu từ cây sả dùng để diệt muỗi thay cho các loại bình xịt hóa học đang bán trên thị trường, ý tưởng này của Trương Ngọc Bảo Trân (Đại học Công nghệ TP.HCM) đã đoạt giải ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » Từ bụi đời đến ngôi vị ‘vua đồ cổ’
Đang xem » Từ bụi đời đến ngôi vị ‘vua đồ cổ’