BachHoa24.com
Tìm nâng cao      
  Ðăng nhập | Tạo tài khoản  
Trợ giúp
Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt » Chi tiết tin

"Vua tôm" Việt Nam và đường lên ngôi số 1

  Ngày: 22/12/2011
Tham vọng của “vua tôm” Lê Văn Quang có lẽ chưa dừng lại ở vị trí dẫn đầu thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam, khi ông đã và đang hoạch định những chiến lược lâu dài hơn.


"Vua tôm" Việt Nam và đường lên ngôi số 1

Giữa năm 2009, khi tình hình kinh tế còn đang quay cuồng bởi dư chấn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì vẫn có những ông chủ doanh nghiệp đã lên kế hoạch phát triển cho thời hậu khủng hoảng. Một trong những nhân vật đó là Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ Phần Thủy sản Minh Phú, mà người dân Cà Mau vẫn quen gọi là Quang “Sú”, cái tên gắn liền với nghề chế biến tôm sú của ông.

Tháng 8.2009, một nhà máy chế biến tôm, được xem là lớn nhất trong ngành với vốn đầu tư lên đến 405 tỉ đồng, đã được khởi công ở Khu Công nghiệp Sông Hậu, huyện Châu Thành, Hậu Giang. Đó là nhà máy chế biến tôm sú thứ tư của Công ty Minh phú, nơi ông Quang và gia đình nắm giữ đến 80% cổ phần. Lúc đó, ông Quang cho rằng, việc mở rộng đầu tư nhà máy là hợp lý. Khi nhà máy này đi vào hoạt động vào năm 2011, kinh tế thế giới chắc đã phát triển ổn định trở lại và nhu cầu nhập khẩu cũng sẽ tăng.

Thế nhưng, kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, dù năm 2011 đã sắp trôi qua. Dự đoán của ông Quang về thời điểm kinh tế phục hồi có thể chưa đúng, nhưng tầm nhìn chiến lược của ông thì khó có thể phủ nhận. Dù chỉ mới đi vào hoạt động bước đầu từ tháng 7 vừa qua và chưa mang lại lợi nhuận trong năm nay vì phải trả lãi vay vốn đầu tư, nhưng nhà máy Minh Phú Hậu Giang cũng mang lại 50 triệu USD kim ngạch xuất khẩu. “Năm 2012, nhà máy sẽ mang lại không dưới 300 triệu USD kim ngạch xuất khẩu và 500 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế”, ông Quang cho biết.

Đường đến ngôi số 1

Xuất thân là kỹ sư nuôi tôm làm trong doanh nghiệp nhà nước, nhưng với những cơ chế còn nhiều ràng buộc, Lê Văn Quang quyết định rẽ sang con đường riêng: làm đại lý thu mua tôm cho một doanh nghiệp tư nhân. Đó là vào năm 1988.

Thời điểm đó, phần lớn doanh nghiệp nhà nước đều phải mua tôm theo giá quy định của Bộ Thủy sản. Chẳng hạn, tôm thẻ loại từ 41-90 con/kg mua đồng giá 8.000 đồng/kg. Ông nhận ra rằng từ loại tôm nguyên liệu này có thể chế biến tôm thành phẩm (còn vỏ, bỏ đầu) với 5 cỡ khác nhau, mỗi cỡ giá bán chênh nhau 1 USD. Vậy là ông quyết định chỉ mua tôm cỡ 41-60 con/kg với giá 10.000 đồng/kg. Người dân vui vẻ lựa tôm cỡ này bán cho ông, phần còn lại (từ 61-90 con/kg) họ mang bán cho công ty quốc doanh. Đương nhiên khi ra thành phẩm, cỡ tôm của ông bán cao hơn mấy USD/kg. Và Lê Văn Quang đi lên từ những kinh nghiệm thương trường như vậy.

Đến năm 1992, Xí nghiệp Chế biến Cung ứng hàng xuất khẩu Thủy hải sản Minh Phú đã được thành lập với số vốn khởi điểm 120 triệu đồng, với hoạt động chính là thu mua, chế biến thủy hải sản cung cấp cho các đơn vị trong tỉnh.

Cũng từ đó, Minh Phú đã không ngừng gia tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ năm 1998 đến năm 2000, Minh Phú đã tăng vốn liên tục, nâng vốn điều lệ từ 120 triệu đồng lên 79,6 tỉ đồng; tốc độ tăng vốn, theo ông Quang, là thuộc hàng kỷ lục khi đó. Hiện nay vốn điều lệ của Minh Phú đã là 700 tỉ đồng.

Điều đặc biệt của Minh Phú là tăng vốn từ nguồn vốn tự có, từ lợi nhuận được giữ lại. Ông Quang kể lại, trong thời gian này tiền nhàn rỗi của Minh Phú rất dồi dào. Công ty dùng số tiền này gửi tiết kiệm và dùng chính sổ tiết kiệm đó để thế chấp ngân hàng vay vốn lưu động. Minh Phú vừa được hưởng lãi suất tiết kiệm, vừa được hưởng lãi suất vay ưu đãi. Thậm chí lãi suất của khoản vay này thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm tới 2 điểm phần trăm/năm.

Năm 2006 cũng đánh dấu nhiều bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của Minh Phú. Đó là năm đầu tiên Minh Phú thực hiện quy trình nuôi trồng và sản xuất khép kín, đạt kim ngạch xuất khẩu gần 133 triệu USD, lợi nhuận sau thuế gần 109 tỉ đồng, dẫn đầu về xuất khẩu tôm cả nước. Cuối năm đó, Minh Phú chính thức lên sàn chứng khoán và cổ phiếu MPC của Minh Phú nhanh chóng được giới đầu tư nhắm đến. Giá cổ phiếu của MPC cuối năm 2006 đã lên đến hơn 72.000 đồng/cổ phiếu.

Từ thất bại của vua tôm…

Với 247 triệu USD kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch gần 2,1 tỉ USD của Việt Nam năm 2010, tương đương gần 12% thị phần, chưa có doanh nghiệp nào thay thế được vị trí dẫn đầu của Minh Phú trên thị trường vốn khá phân tán này. Ông chủ Lê Văn Quang, được mệnh danh “vua tôm”, cũng là người giàu thứ 38 trên sàn chứng khoán Việt Nam với tài sản trên 477 tỉ đồng. Mới đây, ông Quang là 1 trong 5 doanh nhân lọt vào vòng cuối cùng của Giải thưởng Ernst & Young - Bản lĩnh Doanh nhân Lập nghiệp 2011, một giải thưởng quốc tế được tổ chức tại hơn 50 quốc gia.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ông Quang chưa từng thất bại. Giống như nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác trong thời hưng thịnh của chứng khoán năm 2006, 2007, ông cũng bị sa vào những phi vụ đầu tư tài chính. Thế nhưng, cơn bão tài chính toàn cầu đã làm khối tài sản của nhiều doanh nghiệp bốc hơi và trong đó có Minh Phú.

Một sai lầm khác của ông Quang là khoản đầu tư 200 tỉ đồng vào Quỹ Tầm Nhìn SSI, quỹ đầu tư chứng khoán do SSI quản lý. Khoản đầu tư này, theo ông Quang, là chưa thu được đồng lãi nào nhưng mỗi năm phải trích lập dự phòng tài chính lên đến hơn 50 tỉ đồng. Và ông đang tìm cách thoát ra sao cho ít thiệt hại nhất.

Sai lầm đó, ông Quang cho biết, là do áp lực từ nhiều phía nói rằng làm tôm không bao giờ giàu nhanh, chỉ có đầu tư tài chính mới có thể gia tăng tài sản lên nhiều lần. “Làm công việc mình không thích và bị chi phối bởi phong trào, đó là sai lầm lớn nhất trong đời tôi. Tôi đã học được một bài học quý: không nên làm những gì mình không thích, không hiểu sâu sắc”, ông nói.

… đến chiến lược phát triển bền vững


Lê Văn Quang hiểu rõ con tôm nhất, do đó hiện tại ông chỉ tập trung cho con tôm. Và không chỉ phát triển đơn thuần, chiến lược của ông là phải phát triển một cách bền vững. Điều này thể hiện trong hầu hết các lĩnh vực từ nhân sự, nguồn nguyên liệu cho đến công nghệ chế biến.

Thiếu nguyên liệu là căn bệnh trầm kha của nhiều doanh nghiệp chế biến tôm. Tuy nhiên, điều này dường như không xảy ra với Minh Phú khi công ty này phải thường xuyên tăng ca.

Vì sao Minh Phú làm được điều này? “Minh Phú luôn mua tôm theo giá thị trường, không cao hơn, không thấp hơn. Văn hóa này đã tạo dựng được trong mười mấy năm qua. Điều này đã tạo cho những người nuôi tôm hay thương lái suy nghĩ giá của Minh Phú là giá thị trường. Do đó, nguồn tôm nguyên liệu luôn được bán cho Minh Phú”, ông Quang cho biết.

Không chỉ tạo ra một chính sách thu mua ổn định, kể từ năm 2006, Minh Phú thử nghiệm tự nuôi tôm theo công nghệ mới và dần dần tự xây dựng một quy trình công nghệ hiện đại. Minh Phú là doanh nghiệp thủy sản đầu tiên trong nước được công nhận tiêu chuẩn Global GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu) về nuôi và chế biến tôm xuất khẩu. Hiện tại, Minh Phú đã chủ động được 20% nguồn nguyên liệu. Chiến lược trong 5 năm tới của Minh Phú là phát triển lên khoảng 5.000 ha nuôi tôm, đáp ứng 70% nhu cầu tôm của Minh Phú. “Minh Phú có thể vươn đến chủ động hoàn toàn nguồn nguyên liệu, nhưng quan điểm của tôi là không phát triển quá nóng, mà tăng trưởng phải kiểm soát được”, ông nói.

Ngoài nguồn nguyên liệu, vị trí dẫn đầu thị trường tôm xuất khẩu của Minh Phú còn đến từ công nghệ chế biến. Cụ thể là nhà máy thứ tư của Minh Phú tại Hậu Giang. Với công nghệ tiên tiến, nhà máy mới đã giảm thiểu được hao hụt nguyên liệu và tăng năng suất. Sau hơn 1 tháng chạy thử, hiệu quả của nhà máy Minh Phú Hậu Giang hơn hẳn nhà máy Minh Phú Cà Mau, lợi nhuận tăng thêm 5.000-10.000 đồng/kg tôm thành phẩm. Nhà máy này cũng tiết kiệm được 40% năng lượng điện, tiết kiệm được nhân công.

Nhân công cũng chính là bài toán khó đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, do tình trạng “nhảy việc” rất phổ biến. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra với Minh Phú, bởi ông chủ Lê Văn Quang có những chính sách giữ nhân công mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.

Đầu tiên là lương bổng. Hiện tại, mặt bằng lương ở Cà Mau, Cần Thơ chỉ khoảng 2 triệu đồng/tháng. Nhưng ở Minh Phú lương thử việc 2 tháng đầu tiên đã là 2,5 triệu đồng/tháng; từ tháng thứ ba trở đi ăn lương sản phẩm trên 3 triệu/tháng, người làm giỏi có thể đạt tới 4,5-5,5 triệu.

Chính sách thứ hai là nhà ở cho công nhân. Cụ thể, hai vợ chồng công nhân sẽ được cấp một căn hộ 30-50 m2; quản đốc, tổ trưởng được cấp căn hộ 50-100 m2; từ phó giám đốc trở lên thì nhà có diện tích 100 -200 m2; phó tổng giám đốc là biệt thự.

Chính sách thứ ba là đào tạo nguồn nhân lực kế thừa. Con em của cán bộ công nhân viên học giỏi, có cam kết làm lâu dài tại Minh Phú sẽ được chi trả toàn phần hoặc bán phần, kể cả học trong nước lẫn nước ngoài.

Và nhân lực cũng sẽ là vấn đề Minh Phú phải đầu tư mạnh nhất, khi nhà máy Minh Phú Hậu Giang sắp hoạt động chính thức. Nếu hoạt động hết công suất, Minh Phú có thể cung cấp 70.000 tấn tôm thành phẩm/năm, nhưng cũng chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu thị trường.

“Chỉ khi người Mỹ không ăn tôm nữa thì mới không mua sản phẩm của Minh Phú. Mà kể cả khi người Mỹ không mua tôm của Minh Phú đi nữa thì các thị trường còn lại sẽ tiêu thụ hết”. Và có lẽ ông Quang cũng nhận ra rằng, chơi với con tôm tuy không giàu nhanh, nhưng đó là làm giàu bền vững.

“Minh Phú luôn mua tôm theo giá thị trường, không cao hơn, không thấp hơn. Điều này đã tạo cho những người nuôi tôm hay thương lái suy nghĩ giá của Minh Phú là giá thị trường. Do đó, nguồn tôm nguyên liệu luôn được bán cho Minh Phú”.

Theo NCĐT

Nguồn:  DDDN
Các bài đăng trước cùng danh mục   Doanh nhân Việt
Làm giàu từ cá - 21/12/2011
Làm giàu từ cá NEWS9161
Sinh ra ở miền biển nên chẳng có tấc ruộng cắm dùi, lại không được học hành nhiều, chàng trai Lê Văn Lâm quyết chí làm giàu bằng ngón nghề mà cư dân trong vùng không hề xa lạ. Đó là nghề ...
Xem thêm
Vừa nuôi trồng vừa xới thuê, thu 370 triệu đồng/năm - 21/12/2011
Vừa nuôi trồng vừa xới thuê, thu 370 triệu đồng/năm NEWS9161
Hiện với diện tích đất 4,5ha, anh Khánh dành 3ha trồng lúa, 1,5ha trồng đậu phộng. Xung quanh nhà, anh xây chuồng nuôi heo và bò. Tổng cộng các nguồn thu của gia đình anh trên 370 triệu
Xem thêm
Nuôi chồn để “sản xuất” cà phê thượng hạng - 20/12/2011
Nuôi chồn để “sản xuất” cà phê thượng hạng NEWS9161
Cho 6/50 con chồn đang nuôi ăn hạt cà phê tươi, để thải ra 28 kg cà phê hạt thượng hạng, “đút túi” nhiều chục triệu đồng lợi nhuận; anh Hồ Duy Trung (35 tuổi), ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành ...
Xem thêm
Từ cậu bé sơn xe trở thành 'ông trùm' tỷ phú điện thoại - 19/12/2011
Từ cậu bé sơn xe trở thành 'ông trùm' tỷ phú điện thoại NEWS9161
22 tuổi, lập công ty riêng với số vốn vay mượn, 15 năm sau, anh trở thành ông chủ một trong những tập đoàn phân phối điện thoại hàng đầu Việt Nam với số tài sản lớn hơn ban đầu đến hàng ...
Xem thêm
Tôi muốn tiếp tục là người dẫn đầu - 18/12/2011
Tôi muốn tiếp tục là người dẫn đầu NEWS9161
Đang ở đỉnh cao trong lĩnh vực kinh doanh thời trang, áo cưới và nhà hàng, một năm trước, chị Đặng Thanh Hằng - Chủ tịch Hội Đồng quản trị Thanh Hằng Corporation quyết định đầu tư sang ...
Xem thêm
Sắm ca nô, câu cá lớn - 17/12/2011
Sắm ca nô, câu cá lớn NEWS9161
Mười năm, ba lần phá sản, một lần phải cầm cố giấy tờ nhà của cha mẹ để có thể tồn tại, với Mai Triều Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Di động Mai Nguyên, cái nhận được từ thương ...
Xem thêm
Nuôi ếch xây nhà lầu tiền tỷ - 16/12/2011
Nuôi ếch xây nhà lầu tiền tỷ NEWS9161
Khi ông vững kiến thức cũng là lúc những chú ếch thi nhau sinh sản, lớn nhanh như thổi và số tiền lãi hàng chục triệu, rồi trăm triệu đã đến với ông.
Xem thêm
Bí mật của người phụ nữ đứng đầu 9 KCN phía Bắc - 14/12/2011
Bí mật của người phụ nữ đứng đầu 9 KCN phía Bắc NEWS9161
Tốt nghiệp ngành Ngữ văn tại ĐH Tổng hợp Matxcơva, chị trở về Việt Nam, rồi bén duyên với kinh doanh và thành người đứng đầu 9 khu công nghiệp.
Xem thêm
Người chèo lái "con thuyền" Nam Dược - 14/12/2011
Người chèo lái "con thuyền" Nam Dược NEWS9161
Vượt qua thách thức là một trải nghiệm rất thú vị. Nhưng để vượt qua được nó vẫn cần một tinh thần tích cực, một niềm tin kiên định. Đó là lý do giúp CEO của Công ty Nam Dược từng bước vực ...
Xem thêm
Những đại gia Việt 'dựng cờ' từ Đông Âu - 13/12/2011
Những đại gia Việt 'dựng cờ' từ Đông Âu NEWS9161
Khá nhiều doanh nhân nổi tiếng hiện tại đã gây dựng cơ nghiệp tại các nước Đông Âu như ông Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Cảnh Sơn...
Xem thêm
Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Du lịch và Thương mại Hải Bình: Vươn lên từ gian khó - 13/12/2011
Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Du lịch và Thương mại Hải Bình: Vươn lên từ gian khó NEWS9161
Vượt qua những cơ cực tuổi thơ nghèo khó chị trở thành một trong những doanh nhân thành đạt nhất trên mảnh đất Thái Bình. Nghị lực, ý chí của Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Cổ phần Du lịch và ...
Xem thêm
Nữ giám đốc làm giàu từ cát nổi tiếng nhất Việt Nam - 11/12/2011
Nữ giám đốc làm giàu từ cát nổi tiếng nhất Việt Nam NEWS9161
Mặc dù được nhận kỷ lục “Người tìm ra nhiều màu cát tự nhiên nhất Việt Nam” song Trần Thị Hoàng Lan vẫn không thôi khắc khoải đi tìm thêm nhiều hơn 81 màu cát để phá kỷ lục của chính mình.
Xem thêm
Người đưa thương hiệu tre Việt lên một tầm cao mới - 08/12/2011
Người đưa thương hiệu tre Việt lên một tầm cao mới NEWS9161
Bằng sự yêu nghề và tài năng trạm trổ điêu luyện, tinh xảo của bản thân, anh đã tạo ra hàng trăm sản phẩm từ cây tre quen thuộc.
Xem thêm
Quyết không quá ba ngày, làm không quá ba tuần - 08/12/2011
Quyết không quá ba ngày, làm không quá ba tuần NEWS9161
Làm việc ở ngành viễn thông từ năm 1996, tính tới nay, ông Nguyễn Đức Thành đã theo nghề được hơn 15 năm. Kế từ đó, cuộc sống của ông gắn liền với chiếc điện thoại luôn để đầu giường sẵn ...
Xem thêm
Làm nên sự nghiệp từ 5 triệu đồng - 05/12/2011
Làm nên sự nghiệp từ 5 triệu đồng NEWS9161
Ở đội 7, xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, Thanh Hóa, ai cũng nể phục nghị lực vươn lên của anh Quách Văn Thanh. Năm 1996, anh đã từng dính vào vòng lao lý, khi nhỡ nghịch súng nổ chết người. ...
Xem thêm
Xem thêm :  Sưu tầm » Doanh nhân » Doanh nhân Việt
Tìm liên quan » "Vua tôm" Việt Nam và đường lên ngôi số 1
Đang xem » "Vua tôm" Việt Nam và đường lên ngôi số 1